Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì” là thắc mắc của rất nhiều người bị tiểu đường hay có người thân bị tiểu đường. Bởi, chế độ ăn uống hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân. Một thực đơn khoa học, đảm bảo cân bằng cả về dinh dưỡng và đường huyết sẽ giúp người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

Trong bài viết hôm nay, Gluzabet sẽ bật mí cho bạn những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn, cũng như kiêng ăn. Hãy tham khảo ngay để có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý cho mình và người thân nhé!

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Về cơ bản, chế độ ăn của bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ cần hạn chế tối đa các chất đường bột. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa khả năng chỉ số đường huyết bị tăng cao, rối loạn đường huyết do các axit béo bão hòa mà cơ thể hấp thụ.

Song, việc xây dựng thực đơn vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, bổ sung một lượng đường vừa đủ cho cơ thể. Từ đó giúp người bệnh được khỏe mạnh, không bị thiếu chất, suy nhược, tăng hay hạ đường huyết. (1)

Vậy, cụ thể thì người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là tốt nhất? Xem ngay nội dung ngay sau đây của bài viết để được giải đáp!

Ăn nhiều rau xanh

Theo BS.CKII TRẦN THÙY NGÂN – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cũng nên chọn những cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, ăn sống, salad,…

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, cải thìa, cần tay, rau mùi, cà rốt, bí đỏ, củ cải đường,… chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, ít calo, ít đường. Bạn có thể lựa chọn những thực phẩm này cho bữa ăn hằng ngày của mình nhé!

Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tiểu đường ăn bí đỏ được không

Chất béo tốt

Một trong những lời khuyên cho người bệnh tiểu đường nên ăn gì đó chính là lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Trong đó, những loại thực phẩm được ưu tiên trong thực đơn đó là dầu olive, dầu cá, dầu đậu nành,…

Chất béo không bão hòa sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hỗ trợ mô thần kinh, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin A, D, E, K dễ dàng hơn,… Vì vậy rất tốt cho những bệnh nhân bị đái tháo đường.

Dầu olive nguyên chất chứa nhiều acid oleic - một loại chất béo không bão hòa đơn tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2
Dầu olive nguyên chất chứa nhiều acid oleic – một loại chất béo không bão hòa đơn tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2

Thường xuyên ăn cá béo

Cá béo là các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,… Đây là loại cá chứa nhiều omega-3 (DHA và EPA) tốt cho tim mạch. Vì vậy, những bệnh nhân bị tiểu đường kèm tim mạch nên ăn cá béo để bổ sung thêm dưỡng chất, bảo vệ tim mạch, cải thiện chức năng của động mạch, tăng cường trao đổi chất,…

Về cách chế biến, bạn nên lựa chọn các phương pháp đơn giản như hấp, luộc, áp chảo để có thể giữ được dinh dưỡng cho món ăn. Đồng thời giúp loại bỏ bớt mỡ có trong cá.

Chọn thịt trắng

Các loại thịt trắng như thịt gà bỏ da, cá biển, ếch,… là những thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường và tim mạch. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm này cho thực đơn hằng ngày của người bệnh tiểu đường.

Có thể dùng ức gà trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường
Có thể dùng ức gà trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường

Các loại hạt

Bạn có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết tốt hơn bằng cách bổ sung các loại hạt dinh dưỡng vào khẩu phần ăn. Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ có nêu, việc bổ sung các loại hạt có thể ngang với việc tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Chưa kể, nếu bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ăn các loại hạt thường xuyên thì có thể giảm đến 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm 34% nguy cơ tử vong do tim mạch, giảm 20% bệnh mạch vành.

Những loại hạt tốt cho bệnh tiểu đường mà bạn có thể lựa chọn như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ, quả hồ trăn,…

Quế

Quế được xem là một trong những thực phẩm không nên thiếu trong danh sách “Người bệnh tiểu đường nên ăn gì”. Bởi, loại thực phẩm này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, nhất là trong việc giảm đường huyết, cholesterol và triglyceride. Do đó mà quế rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên dùng thường xuyên thực phẩm này trong thực đơn nhé!

Quế là thực phẩm được khuyến khích nên dùng
Quế là thực phẩm được khuyến khích nên dùng

Cacao

Mặc dù cacao nguyên chất có vị ngọt nhưng người bị tiểu đường vẫn có thể uống. Bởi vì, trong cacao chứa Polyphenol, Theobromine – những chất có thể giúp bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy các chất có tác dụng kích thích tổng hợp glycogen và hấp thu glucose để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, cacao nguyên chất còn có khả năng khôi phục độ nhạy của insulin.

Mỗi ngày, bạn có thể uống 2 ly cacao, tương đương với khoảng 40gr mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống vào bữa tối hoặc sắp đi ngủ. Cùng không nên cho đường, sữa vào cacao.

Sữa Gluzabet cho người tiểu đường

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại sữa dành cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, có một số dòng sữa là sữa đạm bò, gây cảm giác ngấy, táo bón, khó uống, tăng cân nhanh và không kiểm soát được đường huyết lâu dài. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua sữa tiểu đường.

Sữa Gluzabet tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Sữa Gluzabet tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Là thương hiệu sữa hạt hàng đầu cho người tiểu đường, sữa tiểu đường gluzabet chính hãng đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó còn không gây ngấy, không táo bón, không đi ngoài khi sử dụng. Hương vị trái cây của sữa cũng rất thơm ngon, dễ uống.

David Ford người Mỹ – Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng hơn 15 năm đã phân tích rõ những công dụng có trong từng thành phần Gluzabet.

  • Táo đỏ mỹ: Có chứa phlorizin giúp ức chế sản sinh GLT2 có trong tuyến tụy, ổn định đường huyết trong máu cho người bệnh.
  • Hạt sen: Giúp ngủ ngon, sâu giấc. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gam) cung cấp khoảng 5 gam protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với người mắc tiểu đường.
  • Bí đỏ: Giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, giúp ngủ ngon và tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Hạt óc chó: tốt cho hệ tim mạch, ổn định đường huyết, ngoài ra, hạt óc chó có khả năng tạo ra insulin (loại chất mà những người mắc bệnh tiểu đường không có).

Chưa kể, các loại hạt được dùng để sản xuất sữa Gluzabet là đều được nhập khẩu Hoa Kỳ có chất lượng cao, không béo, kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định 5 – 6mmol. Vì vậy, đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những bệnh nhân tiểu đường.

2. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Như vậy, bạn đã biết người bệnh tiểu đường nên ăn gì rồi đúng không nào? Tiếp ngay sau đây, Gluzabet sẽ bật mí cho bạn danh sách người bệnh tiểu đường không nên ăn gì. Bạn có thể tham khảo và hạn chế sử dụng những thực phẩm này nhé!

Gạo trắng 

Có thể nói, gạo trắng là thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm gia đình của người Việt. Tuy nhiên, bạn biết không, trong gạo trắng chứa rất nhiều carbohydrate với chỉ số đường huyết cao. Nếu ăn nhiều cơm nấu từ gạo trắng, bạn có thể gặp nguy cơ chỉ số đường huyết tăng đột biến. (2)

Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng gạo trắng. Thay vào đó có thể dùng gạo lứt cho thực đơn ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn so với gạo trắng nên bạn có thể dùng hằng ngày.

Dùng gạo lứt thay cho gạo trắng
Dùng gạo lứt thay cho gạo trắng

Tham khảo thêm:

Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Tiền tiểu đường nên ăn gì

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Các loại trái cây sấy, phơi khô

Mặc dù, trái cây chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đã trải qua công đoạn sấy khô thì không còn tốt cho bệnh nhân tiểu đường nữa.

Bởi, lúc này trái cây đã bị mất đi nước và khoáng chất tự nhiên, chỉ còn đường vẫn được giữ lại. Thế nên, việc ăn trái cây sấy, phơi khô có thể làm tăng chỉ số đường huyết của người bệnh đái tháo đường.

Thức ăn nhanh

Rất nhiều người có sở thích ăn các loại thức ăn nhanh bởi vì vị ngon và sự tiện lợi. Tuy nhiên, họ lại không biết răng, đó chính là những “khắc tinh” của bệnh tiểu đường.

Bởi, hầu như các loại thức ăn nhanh hiện nay đều chứa hàm lượng chất béo và chất bảo quản rất cao. Mà đây lại là những chất có thể khiến cho tế bào không còn đủ sức sản sinh insulin để kiểm soát chỉ số đường huyết. Từ đó khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng.

Tránh xa các loại thức ăn nhanh
Tránh xa các loại thức ăn nhanh

Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol như nội tạng, phomat, mỡ,… nên hạn chế trong khẩu phần ăn của người tiểu đường. Bởi, đó là những chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch.

Chuối

Hàm lượng đường có trong chuối khá cao nên không phù hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Bạn có thể thay thế chuối bằng các loại trái cây ít ngọt như bưởi, cam, lê, táo,… để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.

Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tiểu đường ăn chuối được không

Bánh mì

Trong bánh mì chứa nhiều tinh bột và carbohydrate. Đặc biệt, những chất này đã được chia nhỏ nên di chuyển rất nhanh trong đường tiêu hóa, dễ chuyển hóa vào máu. Bên cạnh đó còn làm chậm quá trình hấp thụ các dưỡng chất. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều bánh mì nếu bị tiểu đường.

Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tiểu đường ăn bánh mì được không

Sữa tươi có đường

Trong thực đơn ăn uống của bệnh nhân tiểu đường không nên có sữa tươi có đường và sữa béo. Bởi các loại sữa này có thể khiến đường huyết của bạn tăng đột biến do chứa nhiều đường.

Không nên uống sữa tươi có đường
Không nên uống sữa tươi có đường

Thực phẩm ngọt

Bánh kẹo, nước ngọt,… là những thực phẩm mà người bị đái tháo đường tuyệt đối không nên ăn. Vì chúng chứa rất nhiều đường, sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Do đó, hãy loại bỏ những loại thực phẩm này ngay để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… tiềm ẩn nhiều nguy hại cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Vì trong thịt đỏ chứa khá nhiều chất béo không tốt cho người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, nếu qua quá trình chế biến ở nhiệt độ cao thì sẽ sản sinh ra các chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đặc biệt, với những món thịt đỏ đã qua chế biến đã chế biến thành xúc xích, thịt xông khói,… sẽ chứa khá nhiều chất bảo quản có nitrate. Đây là chất gây kháng insulin.

Tuy nhiên, không phải người bệnh tiểu đường bắt buộc kiêng hoàn toàn thịt đỏ. Bởi trong thịt đỏ rất giàu đạm, sắt, vitamin B12,… tốt cho bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp để thực phẩm này mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo chi tiết qua bài viết: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không

Người bị tiểu đường không nên ăn nhiều thịt đỏ
Người bị tiểu đường không nên ăn nhiều thịt đỏ

Mật ong 

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mật ong mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, với bệnh nhân đái tháo đường thì lại không nên dùng. Vì trong mật ong có hàm lượng sucrose rất lớn nên có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.

Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tiểu đường có uống được mật ong không

Khoai tây

Trong khoai tây có nhiều Glycemic index gây tác động xấu đến chỉ số đường huyết trong máu. Chưa kể việc tiêu thụ quá nhiều còn ảnh hưởng đến tế bào của tuyến tụy. Từ đó làm suy giảm chức năng sản sinh hormone insulin để chuyển hóa glucose.

3. Ghi nhớ một số nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Trên thực tế, việc người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì còn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra còn phải tuân thủ các nguyên tắc chung để không làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Việc xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Cụ thể, các nguyên tắc trong ăn uống đối với bệnh nhân bị tiểu đường đó là:

  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày (tối ưu nhất là 5 bữa/ngày) để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao sau khi ăn.
  • Ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và đúng khẩu phần, không nên để quá đói hoặc ăn quá no.
  • Việc thay đổi thực đơn cho bệnh nhân cần được thực hiện từ từ, không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Không nên quá kiêng khem trong ăn uống mà phải đảm bảo cung cấp đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng là protein, lipid, carbohydrate. Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều chất xơ và rau củ trong khẩu phần ăn.
  • Kết hợp vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường.

4. 4 Sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Nhiều người có quan niệm cần kiêng khem nhiều thứ để không làm tăng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, điều này vô tình lại tác động ngược, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Việc hiểu sai về chế độ dinh dưỡng có thể gây ra nhiều tai hại cho sức khỏe của người bệnh
Việc hiểu sai về chế độ dinh dưỡng có thể gây ra nhiều tai hại cho sức khỏe của người bệnh

Sau đây là 4 sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên ghi nhớ và tránh lặp lại những sai lầm này nhé!

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm chứa tinh bột, trái cây ngọt

Việc cắt giảm hoàn toàn tinh bột và đường trong khẩu phần ăn là không nên thực hiện. Bởi, đây là những chất có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ăn càng nhiều thịt đỏ là càng tốt

Đây là suy nghĩ rất sai lầm nhé! Mặc dù, không thể phủ nhận những lợi ích về sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch mà thịt đỏ mang lại. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể hấp thụ quá mức cholesterol. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bỏ chất béo trong khẩu phần ăn

Theo khuyến khích của chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần ăn mà chất béo mang lại nên chiếm khoảng 25% (không quá 30%). Do đó, bạn không nên bỏ chất béo trong chế độ ăn. Thay vào đó, hãy chuyển sang các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. (3)

Hiểu sai về đường

Nhiều người thường nghĩ rằng đường (glucose) chỉ có trong những thực phẩm có vị ngọt. Tuy nhiên, trên thực tế, đường còn có ở rất nhiều thực phẩm khác như lúa mạch, cơm, bánh mì, tương cà, miến, đậu, khoai,…

Ăn uống khoa học kèm chế độ vận động hợp lý sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường
Ăn uống khoa học kèm chế độ vận động hợp lý sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường

Như vậy là Gluzabet đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?”. Hy vọng có thể giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức mới trong việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Nếu muốn xem thêm nhiều chia sẻ thú vị, bổ ích, đừng quên theo dõi website: https://gluzabet.com.vn nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi