Bị bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Bí đỏ là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên lại có chỉ số đường huyết ở mức cao. Vậy, những người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? Khi ăn cần chú ý đến những vấn đề gì? Cùng Gluzabet giải đáp vấn đề trên thông qua bài viết này nhé!

Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không
Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không

Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ

Thành phần dinh dưỡng có trong 120g bí đỏ nấu chín như sau:

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Calo

50

Chất đạm

2

Chất béo

0

Carbohydrate

11

Chất xơ

3

Đường

4

Sắt

4% DV

Canxi

4% DV

Vitamin A

280% DV

Vitamin C

8% DV

Có thể thấy, trong bí đỏ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ít calo, không chứa chất béo. Đặc biệt còn có chứa chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa và kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu.

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng chỉ số đường huyết GI cũng ở mức cao, vậy bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không? Có thể thấy, bí đỏ có tốt cho người tiểu đường, mặc dù chỉ số GI là 75 nhưng chỉ số GL chỉ là 3 nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bí đỏ.

Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến đường huyết thì cần đặc biệt chú ý đến liều lượng khi ăn. Có nghĩa là, nếu người bị tiểu đường ăn bí đỏ với lượng vừa phải sẽ không làm tăng đường huyết, đồng thời bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nếu ăn quá nhiều thì có thể làm đường huyết tăng quá mức, kéo theo nguy cơ gặp các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bí đỏ nhưng cần kiểm soát liều lượng
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bí đỏ nhưng cần kiểm soát liều lượng

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường ăn dưa hấu được không

Tiểu đường ăn bắp được không 

Tiểu đường có ăn được củ đậu không

Tác động của bí đỏ đến sức khỏe người tiểu đường

Theo một số kết quả nghiên cứu trên động vật, bí đỏ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bệnh tiểu đường.

Giúp cơ thể tăng cường sản xuất Insulin

Theo một số nghiên cứu, bí đỏ có khả năng kích thích sự sản sinh hormon insulin của tuyến tụy. Vì vậy mà người bệnh tiểu đường khi ăn bí đỏ sẽ có thể giảm bớt nhu cầu nạp insulin từ bên ngoài. Đồng thời góp phần ngăn ngừa sự phát triển xấu của bệnh.

Bảo vệ thị lực

Bí đỏ chứa một lượng cực lớn vitamin A, kết hợp với Lutein và Zeaxanthin, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Bí đỏ giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến mắt
Bí đỏ giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến mắt

Cung cấp năng lượng và dưỡng chất

Trong bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho người bệnh tiểu đường.

Bổ sung nước và điện giải

Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy khát nước và đi vệ sinh nhiều. Nguyên nhân là do lượng đường tích trữ trong máu quá nhiều, vượt quá khả năng hấp thu của thận. Vì vậy mà cơ thể phải loại bỏ chất lỏng thông qua đường tiểu để thải bớt lượng đường dư thừa. Điều này cũng vô tình là cơ thể bị mất nước và điện giải.

Trong bí đỏ có hơn 90% là nước và các chất điện giải, ăn bí đỏ có thể giúp cơ thể cải thiện tình trạng mất nước và điện giải.

Làm chậm tiêu hóa, no lâu

Bí đỏ là thực phẩm có thể sử dụng cho chế độ ăn kiêng, kiểm soát cân nặng vì trong bí đỏ chứa nhiều chất xơ nhưng ít calo. Bên cạnh đó còn có chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, giảm bớt cơn thèm ăn. Từ đó hỗ trợ cho quá trình kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì cho bệnh nhân tiểu đường.

Bí đỏ hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Bí đỏ hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Vitamin A, vitamin E, beta – carotene, sắt, folate cùng nhiều dưỡng chất khác có trong bí đỏ giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn có vitamin C giúp kích thích sự sản sinh bạch cầu, làm tăng hiệu quả làm việc của hệ miễn dịch, giảm bớt nguy cơ mắc các biến chứng nhiễm trùng do tiểu đường.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Trong thành phần của bí đỏ cũng có chứa carotenoid. Đây là chất có tác dụng vô hiệu quá các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư, điểm hình như ung thư dạ dày, ung thư vú,…

Ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Bí đỏ có tác dụng ngăn ngừa tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Điều này có được là nhờ trong thành phần của bí đỏ có chứa lượng lớn vitamin C, chất xơ, kali và chất chống oxy hóa.

Ngăn ngừa biến chứng tim mạch nhờ các chất dinh dưỡng, chất oxy hóa có trong bí đỏ
Ngăn ngừa biến chứng tim mạch nhờ các chất dinh dưỡng, chất oxy hóa có trong bí đỏ

Người tiểu đường nên ăn bí đỏ thế nào cho đúng?

Ăn bí đỏ không đúng cách có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn để sau để đảm bảo bí đỏ mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe.

Không nên ăn bí đỏ quá thường xuyên

Nguyên nhân là do trong bí đỏ chứa nhiều vitamin A nhưng là loại chỉ tan trong dầu, không tan trong nước. Do đó, nếu tích trữ quá nhiều ở gan có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng vàng da. Bí đỏ cũng là loại thực phẩm khá khó tiêu, gây đầy hơi. Lượng tinh bột cao của bí đỏ dễ gây tăng lượng đường trong máu. Vì vậy chỉ nên lên thực đơn có chứa bí đỏ cho người bệnh tiểu đường khoảng 2 -3 bữa/tuần.

Nên ăn bí đỏ dạng nguyên chất

Cách chế biến cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hàm lượng carbs có trong món ăn. Điển hình như các món bánh nướng, bánh ngọt, đồ uống,… được làm từ bí đỏ sẽ có chỉ số GI khá cao. Bởi vì những món ăn này thường phải cho thêm đường và ngũ cốc tinh chế khi chế biến. Điều này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết mà còn không hấp thu được nhiều dưỡng chất.

Nên ăn bí đỏ dạng nguyên chất vì chỉ số GI sẽ thấp hơn
Nên ăn bí đỏ dạng nguyên chất vì chỉ số GI sẽ thấp hơn

Không nên kết hợp bí đỏ với đường

Bản thân bí đỏ đã có sẵn vị ngọt, khi cho thêm đường vào sẽ khiến món ăn ngọt hơn, đồng thời làm tăng chỉ số đường huyết. Do đó, không nên kết hợp bí đỏ và đường khi chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường.

Không cho ớt vào bí đỏ

Trong ớt có chứa vitamin C có khả năng làm phá vỡ enzym phân giải của bí đỏ. Vì vậy không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.

Chọn bí đỏ chín, không quá non hay quá già

Khi chọn bí đỏ để chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường, bạn nên chọn những quả chín vừa, tránh chọn quả quá non hay quá già. Bởi, bí đỏ quá non sẽ chứa ít chất xơ, còn bí đỏ quá già sẽ không có nhiều dưỡng chất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn mua bí đỏ ở những cửa hàng có uy tín, đảm bảo nguồn gốc của bí, không chứa chất bảo quản, thuốc tăng trưởng,… để đảm bảo sức khỏe khi ăn.

Nên lựa chọn các trái bí chín vừa
Nên lựa chọn các trái bí chín vừa

Không chế biến bí đỏ bằng nhiều dầu mỡ

Để đảm bảo bí đỏ mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế bớt dầu mỡ khi chế biến món ăn từ bí đỏ. Người bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều dầu mỡ rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch vành,…

Sữa tiểu đường Gluzabet có chứa thành phần bí đỏ

Sữa gluzabet chính hãng là dòng sữa hạt dinh dưỡng, được sản xuất theo công thức ALA độc quyền. Sữa có thành phần là các loại hạt đều được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đảm bảo thơm ngon, dễ uống, không béo, hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định ở 5 – 6 mmol/l. Đặc biệt, trong thành phần của sữa còn có 40g bí đỏ (trên định lượng là 400g/hũ).

Sữa Gluzabet được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam
Sữa Gluzabet được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam

Những lợi ích cho sức khỏe mà sữa tiểu đường Gluzabet mang lại:

  • Bổ sung nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp người bệnh tiểu đường giảm bớt “gánh nặng” do kiêng khem trong ăn uống.
  • Hỗ trợ làm giảm nồng độ đường trong máu, cung cấp omega-3, omega-6, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch,…
  • Công thức ALA độc quyền enzym siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ, giúp đẩy nhanh hiệu quả của sữa.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày, cung cấp canxi cho xương chắc khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Top danh sách sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề bị tiểu đường có ăn được bí đỏ không. Mặc dù, đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường ăn bí đỏ được không? là CÓ nhưng không phải cứ ăn càng nhiều là càng tốt. Bạn cần kiểm soát lượng bí đỏ, cũng như những thực phẩm khác trong thực đơn để không làm tăng đường huyết quá mức sau khi ăn. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh tiểu đường, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Gluzabet để được tư vấn nhanh nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi