[GÓC TƯ VẤN] Bị tiểu đường ăn chuối được không?

Chuối có chứa hàm lượng carb và đường cao, có thể làm tăng đường huyết. Nhưng chuối cũng rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C, kali,… tốt cho người bệnh tiểu đường. Vậy thì bị tiểu đường ăn chuối được không? Cùng Gluzabet giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Người bị bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Người bị bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối và tác dụng

Chuối là một trong những loại trái cây vô cùng quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, vì đây là loại trái cây ngọt, chứa nhiều carbs và đường nên nhiều bệnh nhân tiểu đường thường ngần ngại khi ăn. Vậy, trên thực tế thì các thành phần dinh dưỡng có tác động như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Chuối chứa nhiều carbs, làm tăng nồng độ đường trong máu

Hàm lượng carbs có trong thực phẩm là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong chế độ ăn của người tiểu đường. Bởi, đây là một trong những yếu tố có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu cao hơn so với nhiều loại dinh dưỡng khác. Đồng nghĩa với việc sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường.

Trung bình, có khoảng 93% lượng calo mà chuối tạo ra là đến từ carb. Bên cạnh đó còn có khoảng 14 gram đường và 6 gram tinh bột ở trong một quả chuối cỡ vừa. Như vậy, việc ăn chuối quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số đường trong máu.

Chuối cũng chứa chất xơ, giúp làm giảm lượng đường trong máu

Trong thành phần của chuối cũng chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao. Trung bình, trong một quả chuối cỡ vừa sẽ có khoảng 3 gram là chất xơ. Hàm lượng chất xơ này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Qua đó giúp làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết.

Chuối chứa chất xơ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Chuối chứa chất xơ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Bên cạnh đó, chỉ số GI của chuối cũng ở mức thấp và trung bình (khoảng 42 – 62 tùy theo độ chín của quả). Do đó sẽ không làm tăng đường đột ngột sau khi ăn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.

Chuối xanh chứa tinh bột kháng

Bạn biết không, trong chuối xanh có chứa tinh bột kháng và ít đường. Hàm lượng này là cao hơn so với chuối chín. Tác dụng của tinh bột kháng gần giống như chất xơ, đó chính là “kháng” tiêu hóa ở phần trên của hệ tiêu hóa. Điều này cũng có nghĩa là sẽ không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Bên cạnh đó còn có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường khi bổ sung tinh bột kháng sẽ kiểm soát đường huyết tốt hơn những bệnh nhân không dùng thuốc trong thời gian khoảng 2 tháng.

Ngoải ra, tinh bột kháng cũng được chứng minh là có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thì tác dụng của chuỗi glucose dài này chưa thực sự rõ ràng.

Vậy tiểu đường có ăn được chuối luộc không? Chuối xanh luộc chín là một trong những cách chế biến quen thuộc, có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Món ăn này giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và giảm bớt lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó còn hỗ trợ làm giảm hiện tượng tăng đường huyết, giảm viêm loét dạ dày và tá tràng, phòng ngừa đột quỵ,…

Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột kháng
Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột kháng

Tác dụng của chuối đối với lượng đường trong máu phụ thuộc vào độ chín

Trong chuối chín chứa nhiều đường, ít tinh bột kháng hơn so với chuối xanh. Đồng nghĩa với việc chuối chín có chỉ số GI cao hơn và có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn nhanh hơn so với chuối xanh.

Độ chín không phải là yếu tố duy nhất khi nói đến lượng đường có trong chuối

Kích thước của chuối cũng là yếu tố mà bạn cần quan tâm. Vì đây cũng là tác nhân có ảnh hưởng đến hàm lượng đường có trong quả và ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Những quả chuối có kích thước càng lớn thì sẽ chứa càng nhiều carbs và gây ra càng nhiều ảnh hưởng đến mức đường trong máu.

Cụ thể, hàm lượng carbs của chuối tương ứng với từng kích thước như sau:

  • Quả chuối có kích thước rất nhỏ (dưới 6 inch): 18,5g carbs.
  • Quả chuối cỡ nhỏ (từ 6 đến 6,9 inch): 23g carbs.
  • Quả chuối có kích thước trung bình (từ 7 đến 7,9 inch): 27g carbs.
  • Quả chuối cỡ lớn (từ 8 đến 8,9 inch): 31g carbs.
  • Quả chuối có kích thước cực lớn (trên 9 inch): 35g carbs.

Vậy bệnh nhân tiểu đường ăn chuối được không?

Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều được khuyên nên xây dựng chế độ ăn khoa học với nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng. Bởi vì, trong những thực phẩm này, bao gồm cả chuối chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối

Cụ thể, trong 100 gram chuối có chứa những thành phần dinh dưỡng chính sau đây:

Thành phần dinh dưỡng

Định lượng

Năng lượng

112 calo

Nước

94,4 gram

Chất đạm

1,37 gram

Carb

28,7 gram

Đường

15,4 gram

Chất xơ

3,28 gram

Kali

451 miligram

Vitamin B6

0,462 miligram

Vitamin C

11 miligram

Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?” đó là có. Chuối sẽ là một trong những sự lựa chọn phù hợp đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu đang trong chế độ ăn kiêng để kiểm soát đường huyết thì phải tính toán kỹ càng, nhất là về độ chín và kích thước của chuối. Bởi, đôi khi chỉ với một lượng nhỏ (khoảng 22 gram carbs) cũng là quá mức cho phép đối với bệnh nhân ăn kiêng.

Tham khảo thêm:

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì

Tiểu đường ăn nho được không

Tiểu đường ăn bơ được không

Tiểu đường ăn táo được không

Cách ăn chuối đúng với người bệnh tiểu đường

Mặc dù, để trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn chuối được không” thì đáp án sẽ là có. Trong chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể ăn chuối một cách thoải mái. Ăn nhiều và sai cách có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao quá mức và gây nguy hiểm cho bạn.

Ăn chuối đúng cách, đúng lượng
Ăn chuối đúng cách, đúng lượng

Vậy, cách ăn chuối cho người bệnh tiểu đường như thế nào là đúng?

  • Liều lượng: Trung bình mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 quả chuối.
  • Thời điểm ăn: Thời điểm ăn chuối và các loại trái cây khác nên được trải đều trong ngày, số lượng ăn cũng vậy để không khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều đường và gây rối loạn đường huyết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn chuối cách xa bữa chính khoảng 2 tiếng để không khiến lượng carbs nạp vào sau bữa chính tăng quá cao.
  • Ăn chuối cùng các thực phẩm khác: Kết hợp chuối và một số thực phẩm khác như sữa chua, ngũ cốc,… khi ăn để làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường của cơ thể. Không nên ăn chuối với những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, trái cây ngọt khác.
  • Không nên uống sinh tố chuối vì loại thức uống này chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.

Cách chọn chuối an toàn cho người tiểu đường

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu các tác động của chuối đến lượng đường trong máu, bạn cần quan tâm một vài điều khi chọn chuối như sau:

Hướng dẫn cách chọn chuối cho người bệnh tiểu đường
Hướng dẫn cách chọn chuối cho người bệnh tiểu đường
  • Kích thước chuối: Lựa chọn những quả chuối có kích thước nhỏ để giảm lượng đường mà cơ thể hấp thụ sau khi ăn. Bởi, những quả chuối có kích thước càng nhỏ thì lượng carbs sẽ càng thấp.
  • Độ chín của chuối: Chọn những quả chuối chắc tay, gần chín, không nên chọn những quả chuối quá chín vì lượng đường sẽ cao hơn. Chuối chín vừa có chỉ số GI chỉ khoảng 40, trong khi chuối chín có chỉ số GI lên đến 60. Bên cạnh đó, chuối chín vừa cũng chứa nhiều tinh bột kháng hơn chuối chín, giúp cho việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Nên chọn chuối tươi, không nên ăn chuối

Giải đáp một số thắc mắc liên quan khác

Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?

Nếu đang mang thai và bị tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể ăn được chuối. Bởi, trong thành phần của chuối sẽ có một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như tinh bột kháng giúp tăng độ nhạy với insulin, nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, kali giúp ổn định huyết áp, phòng đột quỵ,…

Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến đường huyết sau khi ăn chuối, bạn chỉ nên ăn 1 quả chuối và chia thành 2 bữa nhỏ, thời gian ăn tốt nhất là sau bữa sáng và bữa trưa khoảng 2 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn chuối tươi, chín vừa thay vì chuối chín hay chế biến thành sinh tố, sấy khô,…

Người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn chuối
Người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn chuối

Người bệnh tiểu đường nào không nên ăn chuối?

Nếu đang gặp những vấn đề dưới đây, bạn cần tránh ăn chuối:

  • Bị biến chứng ở thận hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali: Trong chuối có hàm lượng kali, natri cao nên sẽ làm tăng nồng độ các chất này, gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Bị tiêu chảy, táo bón: Chuối có tác dụng nhuận tràng, không tốt cho người đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
  • Bị đau đầu: Trong chuối có chứa tyramine gây giãn mạch máu, khiến cho người bệnh bị đau đầu nặng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Gluzabet, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi “Bị tiểu đường ăn chuối được không?”. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn nào, bạn hãy truy cập vào website https://gluzabet.com.vn để theo dõi các bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Gluzabet để được giải đáp nhé!

Tham khảo thêm top các sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường gồm có sữa gluzabet, sữa Abbott Glucerna Úc 850g, Glucerna Shake, Ensure Diabetes Care,. Trong đó, sữa gluzabet là loại sữa dành riêng cho người tiểu đường, được nghiên cứu và sáng chế bởi các chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên ứng dụng công nghệ Enzyme hoạt hóa.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi