Chế độ ăn cho người tiểu đường Type 2

Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 hợp lý và cân bằng dinh dưỡng là một trong những điều quan trọng mà bạn cần thực hiện. Bởi, nếu để lượng đường huyết trong máu tăng không kiểm soát do chế độ ăn thiếu khoa học có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Vậy, chế độ ăn cho người bị tiểu đường type 2 như thế nào là hợp lý? Có thể áp dụng những cách xây dựng khẩu phần ăn nào thì đảm bảo hiệu quả và tốt cho sức khỏe? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Gluzabet nhé!

Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2
Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2?

Tiểu đường là bệnh rối loạn đường huyết không đồng nhất với biểu hiện là chỉ số đường huyết trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt về tiết insulin hay đề kháng với insulin hoặc cả hai.

Có thể chia bệnh tiểu đường thành 2 loại chính là type 1 và type 2. Trong đó, tiểu đường type 2 là bệnh không phụ thuộc vào insulin. Đây cũng là bệnh phổ biến nhất hiện nay, chiếm đến 90 – 95% tổng số ca mắc tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do chức năng của tế bào beta tuyến tụy bị giảm chức năng. Vì vậy mà insulin được tiết ra không có hoặc bị giảm khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Từ đó gây ra hiện tượng đường tích tụ, cho dù tuyến tụy sản sinh số lượng insulin như người bình thường.

Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ không thể tự chuyển hóa chất đường bột thành năng lượng. Về lâu về dài, lượng đường huyết có trong máu sẽ bị tích tụ ngày càng nhiều. Từ đó gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, thận,…

Vì vậy, để kiểm soát lượng đường huyết và cân nặng tốt, cũng như để bệnh không chuyển biến nặng, người bệnh cần được theo dõi lượng carbohydrate hấp thụ mỗi ngày một cách chặt chẽ. Đặc biệt là cần xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường hợp lý, kết hợp với tập luyện thể lực.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường huyết nhờ chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường huyết nhờ chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh

Nguyên tắc về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả:

Kiểm soát lượng carbohydrate

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường type 2, việc kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào là rất quan trọng.

  • Lựa chọn carbohydrate tốt: Ưu tiên các loại carbohydrate phức hợp chứa nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít đường.
  • Hạn chế carbohydrate đơn giản: Giảm thiểu việc sử dụng các loại carbohydrate đơn giản như đường trắng, nước ngọt, bánh kẹo, các loại tinh bột chế biến sẵn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2-3 bữa lớn giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả hơn.

Tăng cường lượng chất xơ

Chất xơ là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường type 2.

  • Chất xơ giúp giảm hấp thu đường: Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu đường chậm hơn, từ đó giúp ổn định lượng đường trong máu.
  • Cải thiện chức năng đường ruột: Chất xơ giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột.
  • Giảm cholesterol: Chất xơ có thể giúp giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chọn thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, nó giúp duy trì cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.

  • Ưu tiên nguồn protein tốt: Lựa chọn các loại protein nạc như thịt gà không da, cá, đậu.
  • Hạn chế protein từ thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, nên hạn chế sử dụng.

Hạn chế chất béo không tốt

Chất béo có vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng cần lựa chọn loại chất béo tốt:

  • Chất béo tốt: Dầu olive, dầu cá, các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Chất béo xấu: Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa.

Lưu ý chung

Khi bị tiểu đường, người bệnh thường phải kiêng khem nhiều thứ, tuân thủ chế độ ăn khắt khe. Đôi khi điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy e dè trong ăn uống. Từ đó dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể.

Song, về mặt nguyên tắc, không có thực phẩm nào là người bị bệnh tiểu đường type 2 tuyệt đối không được ăn. Họ chỉ cần hạn chế sử dụng một số loại thức ăn nhất định.

Chế độ ăn của người bị đái tháo đường type 2 cần giảm bớt lượng carbohydrate nhưng phải đảm bảo cân đối giữa carbohydrate, lipid và protein. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, cần xây dựng chế độ ăn uống, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

Đặc biệt, người bệnh phải ăn đúng giờ và đủ 3 bữa mỗi ngày, không được bỏ bữa. Trong một số trường hợp, có thể chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn.

Bệnh nhân có thể lựa chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất mà đường huyết thấp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó cần hạn chế ăn quá nhiều muối trong bữa cơm hằng ngày.

Bổ sung đầy đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn
Bổ sung đầy đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn

Ngoài ra cũng cần bổ sung những thực phẩm giàu chất béo có lợi, cả axit béo không bão hòa đơn và đa để hỗ trợ làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chế độ ăn uống phải phù hợp với thói quen ăn uống của người bệnh tiểu đường.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Sau đây là một số gợi ý về loại thực phẩm có thể đưa vào chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 để đảm bảo đầy đủ chất mà không làm tăng đường huyết.

Các loại cá giàu chất béo

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể lựa chọn cá loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá mòi, cá trích,… để bổ sung thêm nhiều omega-3 DHA và EPA. Đây là những chất rất tốt cho tim mạch.

Trứng

Việc sử dụng trứng với số lượng vừa phải (tối đa 1 quả/ngày, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng) mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Trứng không chỉ giúp tăng độ nhạy của cơ thể với insulin mà còn làm tăng chỉ số HDL cholesterol. Qua đó hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết, cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Trứng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Trứng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe

Các loại rau có lá màu xanh

Như đã đề cập ở phần trên, người bệnh tiểu đường rất nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số loại rau có thể lựa chọn như cải xoăn, bina,…

Các loại hạt

Ngoài rau xanh, các loại hạt như mắc ca, hạt dẻ, hạnh nhân,… cũng chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho việc cải thiện chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, các loại hạt này còn hỗ trợ rất nhiều trong việc kiểm soát cân nặng của người bệnh.

Dầu olive

Olive được xem là một trong những nguồn cung cấp chất béo cực tốt. Theo nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dầu olive còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó còn cung cấp các acid béo không bão hòa đơn và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Nên dùng dầu olive để chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường
Nên dùng dầu olive để chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, để mang lại lợi ích cao, bạn nên chọn những loại dầu olive nguyên chất nhé!

Sữa tiểu đường

Ngoài các loại thực phẩm rau, củ, trái cây,… bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại sữa dành cho người tiểu đường vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Ví dụ như các loại sữa hạt dinh dưỡng, sữa non, sữa không đường, chứa chất béo không bão hòa đơn,… phù hợp với sức khỏe của người bị tiểu đường.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thông tin thành phần in trên bao bì đầy đủ. Điều này giúp đảm bảo chất lượng, cũng như dễ dàng hơn cho bạn trong việc tính toán lượng carbohydrate có trong mỗi ly sữa.

Gợi ý các chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2

Hiện nay, có nhiều chế độ ăn kiêng dành cho người bị đái tháo đường type 2 giúp hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết, kiểm soát lượng đường trong thời gian dài. Tuy nhiên, không phải chế độ nào cũng giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau.

Vì vậy, hãy cùng gluzabet.com.vn tìm hiểu ngay một vài chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường. Qua đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu và thể trạng cơ thể nhé!

Chế độ ăn uống DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension)

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 đầu tiên trong danh sách mà Gluzabet muốn giới thiệu cho bạn đó chính là DASH. Đây là chế độ ăn có tác dụng hạn chế tình trạng tăng huyết áp, hướng đến việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Theo đó, có 4 tiêu chí cần tuân theo khi áp dụng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường DASH:

  • Bổ sung omega-3 từ ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá, các loại hạt.
  • Tăng cường sử dụng các loại rau củ, trái cây và thực phẩm chứa từ sữa có ít chất béo.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, đường, muối, các loại đồ ngọt.
  • Hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa.
Chế độ DASH hướng đến tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Chế độ DASH hướng đến tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Ban đầu, chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 DASH được xây dựng dành cho những bệnh nhân bị cao huyết áp. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, DASH còn có khả năng cải thiện đến 50% mức độ nhạy cảm với insulin.

Do đó, việc áp dụng chế độ ăn kiêng DASH mang đến nhiều lợi ích trong kiểm soát đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường. Cụ thể, DASH không chỉ là mô hình ăn uống bền vững, mà còn giúp giảm được tình trạng kháng insulin, hạn chế tăng chỉ số đường huyết và cholesterol trong máu. Ngoài ra còn hỗ trợ cho quá trình giảm cân.

Chế độ ăn chay (vegetarian) hoặc thuần chay (vegan)

Về cơ bản, chế độ ăn chay là chế độ ăn giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ra khỏi thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng các sản phẩm phụ từ động vật như trứng, sữa, phô mai. Còn với chế độ thuần chay, bệnh nhân sẽ chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Nhìn chung, việc áp dụng chế độ ăn chay thường tập trung vào việc tiêu thụ những thực phẩm giàu protein thực vật như đậu phụ, đậu lăng, các loại hạt, ngũ cốc,… Ngoài ra còn có nhiều loại rau, củ, quả khác nhau.

Có thể áp dụng chế độ ăn chay hoặc ăn thuần chay tùy theo thể trạng và thói quen ăn uống của người bệnh
Có thể áp dụng chế độ ăn chay hoặc ăn thuần chay tùy theo thể trạng và thói quen ăn uống của người bệnh

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn chay hay thuần chay đều có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet)

Địa Trung Hải (Mediterranean Diet) là một trong những chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 được áp dụng khá rộng rãi hiện nay. Tương tự như DASH, mô hình ăn uống này cũng tập trung vào việc sử dụng nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, hạn chế thịt đỏ và một phần nhỏ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường type 2 Địa Trung Hải được xây dựng nhằm mục đích giúp cho người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các loại chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra cũng cung cấp thêm một ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường bổ sung và cholesterol.

Theo một vài nghiên cứu, khi áp dụng chế độ ăn này, bệnh nhân đái tháo đường có thể giảm được khá nhiều chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng và cholesterol. Đặc biệt, khi tuân thủ trong thời gian dài, nguy cơ chuyển biến của bệnh tiểu đường có thể giảm đến 20 – 30%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 28 – 30%.

Chế độ ăn Địa Trung Hải mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn Địa Trung Hải mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn very low-carb (VLCD) và low-carb (LCD)

Very low-carb là chế độ ăn rất ít carbohydrate (khoảng 20 – 50g carbohydrate/ngày). Chế độ này có tác dụng làm giảm lượng huyết sắc tố A1C. Từ đó hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh đái tháo đường, hỗ trợ hạ huyết áp.

Khác với very low-carb, chế độ low-carb sẽ ít nghiêm ngặt hơn. Bệnh nhân tiểu đường sẽ được phép dùng khoảng 25 – 40% lượng carbohydrate hằng ngày. Chế độ ăn này cũng khá giống với DASH là chủ yếu sử dụng các loại rau không chứa tinh bột như súp lơ, bông cải xanh, bắp cải,…

Tuy nhiên, có một điểm trái ngược với DASH, đó là ngoài ủng hộ các loại chất béo từ thực vật, LCD còn cho phép sử dụng các chất béo từ động vật và protein từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng,…

Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn ít carbohydrate
Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn ít carbohydrate

Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Gluzabet – Sữa hạt chuyên biệt cho người bị tiểu đường

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại sữa dành riêng cho người bị tiểu đường. Trong đó, Gluzabet là một trong những sản phẩm được tin dùng với chất lượng và giá thành.

Gluzabet là sữa hạt dinh dưỡng được sản xuất bằng công thức ALA độc quyền enzym siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ, giúp đẩy nhanh hiệu quả của sữa. Chỉ với 1 – 2 tuần sử dụng, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Sữa tiểu đường gluzabet đã được chứng minh là rất tốt cho người bị tiểu đường, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Đồng thời giúp ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào, bổ sung dưỡng chất. Đặc biệt, sản phẩm cũng đã được chứng nhận FDA Hoa Kỳ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Sữa tiểu đường Gluzabet
Sữa tiểu đường Gluzabet

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức để chăm sóc người bệnh tiểu đường tốt hơn. Ngoài ra, nếu cần tư vấn về sữa Gluzabet, hãy gọi ngay vào số hotline để được hỗ trợ nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi