Tiểu đường ăn bánh mì được không? Nên chọn loại bánh nào?

Nhiều người thắc mắc rằng Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không. Bởi vì, trong bánh mì chứa khá nhiều carbohydrate nên có thể làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Đây là điều mà người bệnh tiểu đường bắt buộc phải tránh để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Bị tiểu đường ăn bánh mì được không?

Vậy, cụ thể thì tiểu đường ăn bánh mì được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Gluzabet.

Dinh dưỡng và bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể của bạn không có khả năng tạo ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc chức năng của insulin không hiệu quả như bình thường. Điều này khiến cho lượng đường trong máu bị tăng đột biến.

Bên cạnh đó, khi bị đái tháo đường, mức cholesterol và chất béo trung tính cũng tăng cao. Thế nên, người bệnh đái tháo đường phải kiểm soát chặt chẽ lượng đường và chất béo nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường và chất béo nạp vào cơ thể
Cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường và chất béo nạp vào cơ thể

Trong các chất dinh dưỡng chính, cần thiết cho cơ thể, carbohydrate là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhóm chất có tác động lớn đến chỉ số đường huyết. Bởi khi đi vào cơ thể, chúng sẽ bị phân hủy thành glucose và làm lượng đường trong máu tăng cao.

Do đó, để có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả, nhất thiết phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học, tiêu thụ thực phẩm chứa carbohydrate chất lượng, GI thấp hoặc trung bình, lối sống lành mạnh và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân đái tháo đường.

Giải đáp: Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao, có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Như vậy thì bị tiểu đường ăn bánh mì được không? Theo như lời khuyên từ bác sĩ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bánh mì. Song, điều này không có nghĩa là người bệnh sẽ ăn được tất cả các loại bánh.

Bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bánh mì
Bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bánh mì

Bởi, ngoài việc chứa nhiều tinh bột, trong bánh mì còn có các loại vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, chất béo tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bánh mì. Tuy nhiên phải tìm hiểu kỹ về thành phần dinh dưỡng và lựa chọn loại bánh mì phù hợp. Tránh các loại bánh mì có chỉ số GI cao, làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ kháng insulin.

Loại bánh mì nào là phù hợp với người bệnh tiểu đường?

Ngoài việc quan tâm đến bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không, bạn còn phải lựa chọn loại bánh mì phù hợp để sử dụng.

Một trong những sự lựa chọn tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường đó chính là các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung thêm các thành phần giàu chất xơ, protein và chất béo có lợi như yến mạch, cám lúa mì, hạt chia,… Những loại bánh mì này thường có chỉ số GI thấp, ít gây tác động xấu lên lượng đường trong máu.

Trong khi đó, các loại bánh mì trắng được sản xuất thương mại hầu hết đều có chỉ số GI cao, không có chất xơ và dễ khiến chỉ số đường huyết bị tăng cao.

Nên ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh các loại bánh mì trắng
Nên ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh các loại bánh mì trắng

Gợi ý một số loại bánh mì tốt cho người tiểu đường

Sau đây, Gluzabet sẽ bật mí một số loại bánh mì tốt cho người bệnh tiểu đường để bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bị tiểu đường có ăn được bánh mì không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Bởi, các loại bánh mì có bổ sung thêm các thành phần chứa chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn.

Lý do là vì chất xơ là loại carbohydrate không thể tiêu hóa, có tác dụng làm tăng nhu động ruột và làm cơ thể cảm thấy nhanh no. Bên cạnh đó, các chất xơ hòa tan còn giúp giảm tốc độ tiêu hóa và làm chậm khả năng gia tăng đường huyết.

Do đó, việc bổ sung chất xơ sẽ giúp giảm chỉ số GI của bánh mì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt vẫn chứa hàm lượng carbohydrate nhất định. Bạn cần ăn một cách điều độ để tránh nạp vào cơ thể quá nhiều carbohydrate nhé!

Bị tiểu đường có thể ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bị tiểu đường có thể ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Thành phần dinh dưỡng có trong một lát bánh mì ngũ cốc mỏng (33 gram) như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Calo 92
Chất béo 2 gram
Carbs 17 gram
Chất đạm 3 gram
Chất xơ 2 gram
Thiamine 7% RDI
Folate 5% RDI
Natri 5% RDI
Mangan 31% RDI
Selen 18% RDI
Riboflavin (vitamin B2) 4% RDI
Niacin 7% RDI
Sắt 6% RDI

Tham khảo thêm:

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không

Ngũ cốc dành cho người tiểu đường

Bánh mì sandwich nhiều hạt

Bánh mì sandwich đa hạt cũng là sự lựa chọn phù hợp dành cho người bệnh tiểu đường. Mặc dù, trong các loại bánh mì này vẫn chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng chứa nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế, hàm lượng chất xơ tự nhiên cao. Nhờ vậy mà giảm được tác động của carbohydrate lên chỉ số đường huyết sau khi ăn.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn bánh mì có thành phần ngũ cốc nguyên hạt là yến mạch, quinoa, gạo lức, cám lúa mạch,… Vì các loại hạt này có chỉ số GI thấp, lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, vitamin, kẽm,…

Bánh mì sandwich nhiều hạt là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Bánh mì sandwich nhiều hạt là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Bánh mì đen

Người bệnh tiểu đường cũng có thể thêm bánh mì đen vào danh sách các loại bánh mì ăn được. Liều lượng mỗi ngày là khoảng 3 – 4 lát, tương đương với 80 – 100 gram.

Thành phần dinh dưỡng có trong một lát bánh mì đen lúa mạch (32 gram) như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Calo 83
Chất béo 1,1 gram
Carbs 15,5 gram
Chất đạm 2,7 gram
Chất xơ 1,9 gram
Thiamine 11,6% DV
Folate 8,8% DV
Đồng 6.6% DV
Mangan 11.5% DV
Selen 18% DV
Riboflavin (vitamin B2) 8,2% DV
Niacin 7,6% DV
Sắt 5% DV

So với các loại bánh mì khác thì bánh mì đen lúa mạch chứa hàm lượng chất xơ hòa tan tương đối cao. Bên cạnh đó còn cung cấp khá nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Việc ăn bánh mì đen còn giúp bạn cảm thấy nhanh no, ngăn chặn cơn thèm ăn và ít làm tăng đường huyết so với bánh mì trắng.

Bánh mì lúa mạch đen chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì trắng
Bánh mì lúa mạch đen chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì trắng

Bánh mì hạt lanh, hạt chia

Hạt lanh, hạt chia đều là những loại hạt giàu dưỡng chất, chứa nhiều chất xơ, protein, axit béo omega-3. Do đó, 2 loại hạt này đều tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ bị béo phì, kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy với insulin, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các loại bánh mì có thành phần hạt chia, hạt lanh trong bữa ăn của mình. Liều lượng nên từ 80 – 100 gram và sử dụng vào buổi sáng hoặc bữa phụ.

Bánh Tortillas ít carbohydrate

Bị tiểu đường ăn bánh mì được không? Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bánh mì Tortillas – một loại bánh mì dẹt chứa ít carbohydrate, có bổ sung thêm chất xơ để giảm lượng carbohydrate. Ngoài ra, một số loại bánh còn được bổ sung thêm whey và bột protein đậu nành vào thành phần – những nguyên liệu ít carbohydrate.

Bánh mì Ezekiel (bánh mì nảy mầm)

Bánh mì Ezekiel là một trong những gợi ý tốt dành cho người bệnh tiểu đường. Loại bánh này được làm từ ngũ cốc nguyên hạt đang nảy mầm, chưa qua tinh chế, rất tốt trong việc làm giảm phản ứng với đường huyết.

Bên cạnh đó, bánh mì Ezekiel còn được làm ra với vị ngọt tự nhiên không chứa phụ gia tạo ngọt làm tăng đường huyết. Chỉ số GI của bánh cũng khá thấp, chỉ khoảng 36. Do đó, người bị tiểu đường có thể sử dụng loại bánh mì này mỗi ngày với liều lượng khoảng 80 gram.

Bánh mì Ezekiel được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê và hạt đậu
Bánh mì Ezekiel được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê và hạt đậu

Bánh mì yến mạch

Không thể phủ nhận về lợi ích của bánh mì yến mạch đối với sức khỏe nói riêng và người bệnh tiểu đường nói chung. Trong thành phần của loại bánh này chứa hàm lượng chất xơ hòa tan beta-glucan tương đối cao nhưng lại ít calo. Nhờ vậy mà bạn không phải lo lắng về vấn đề béo phì khi sử dụng. Đồng thời còn tạo được cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, giảm đường huyết.

Bên cạnh đó, thành phần yến mạch có trong bánh mì còn giúp giảm huyết áp cao, hạ mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm khả năng mắc các bệnh ung thư,…

Thành phần dinh dưỡng có trong 48 gram bánh mì yến mạch như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 130 calo
Chất đạm 6 gram
Chất béo 1,5 gram
Chất xơ 4 gram

Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 3 – 4 lát bánh mì yến mạch, tương đường với 80 – 100 gram.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh mì yến mạch
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh mì yến mạch

Bị tiểu đường ăn bánh mì cần lưu ý gì?

Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Do đó, việc ăn hay không ăn bánh mì, ăn như thế nào là điều được rất nhiều người quan tâm.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh mì, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong bánh không đủ cho cơ thể. Vì vậy không nên quá lạm dụng bánh mì mà bỏ qua các thực phẩm khác. Người bệnh cần được xây dựng một chế độ ăn khoa học, đảm bảo cân đối giữa các nhóm dưỡng chất, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu protein,…

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề tiểu đường ăn bánh mì được không, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách điều trị tiểu đường. Đồng thời sử dụng các thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, bảo vệ sức khỏe.

Sữa tiểu đường Gluzabet là một trong những loại sữa hạt dinh dưỡng, được chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Sữa được sản xuất dựa trên công thức ALA độc quyền enzym siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ, chứng nhận FDA, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết và đặt mua sản phẩm tại đây: https://gluzabet.com.vn/sua-gluzabet-chinh-hang/

Sữa tiểu đường Gluzabet chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Sữa tiểu đường Gluzabet chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Tham khảo thêm: Top loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường

Như vậy có thể thấy, việc tiểu đường ăn bánh mì được không sẽ còn phụ thuộc vào loại bánh mì mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, dù là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thì vẫn chứa nhiều carbohydrate. Do đó cần ăn có điều độ và chừng mực để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tăng đường huyết.

Hy vọng với những chia sẻ về tiểu đường ăn bánh mì được không ở trên đã có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cách chọn bánh mì phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website gluzabet.com.vn hoặc số hotline 19003421 để được hỗ trợ tận tình nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi