Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát đường huyết?

Người bị tiểu đường được khuyên nên hạn chế ăn cơm bởi đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều glucose, khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm tiểu đường ăn gì thay cơm để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân. Hiểu được vấn đề này, GLUZABET đã tổng hợp một số loại thực phẩm qua bài viết sau, nhằm giúp người bệnh đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn mà vẫn hạn chế được lượng đường huyết trong cơ thể.

1. Cơm trắng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Tại sao ngày càng nhiều người quan tâm tiểu đường ăn gì thay cơm? Theo nghiên cứu tại Đại học Y tế công cộng Harvard thì ăn một chén cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy, tại sao cơm trắng lại ảnh hưởng xấu đến người bệnh tiểu đường?

Trong cơm trắng có chứa rất nhiều chất bột đường nên dễ dàng làm tăng chỉ số đường huyết lên cao. Vì thế mà người bị tiểu đường khi hấp thụ tinh bột trong cơm trắng sẽ dẫn đến tăng huyết áp, gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc ăn nhiều tinh bột chỉ là một phần của nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Cơm là thực phẩm giúp cung cấp nhiều năng lượng, vì thế, nếu ăn cơm nhưng lười vận động thì sẽ dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây hại cho tình trạng tiểu đường của bệnh nhân.

Cơm trắng ảnh hưởng đến người tiểu đường như thế nào?
Cơm trắng chứa nhiều tinh bột có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh tiểu đường

2. Người bị tiểu đường được ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày?

Khi bị mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không cần loại bỏ hoàn toàn cơm trắng khỏi thực đơn hàng ngày  nhưng cần giảm bớt lượng thức ăn giàu tinh bột này so với người bình thường.

Người bệnh tiểu đường nên điều chỉnh lượng cơm ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Theo từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất chế độ ăn và điều trị thích hợp. Thường, người mắc tiểu đường nên hạn chế nạp vào cơ thể khoảng 45-60g tinh bột mỗi bữa ăn, tương đương với một bát cơm trắng.

Đồng thời, trong bữa ăn người bệnh cần ăn kèm protein từ thực vật, chất béo lành mạnh và đặc biệt là chất xơ. Ăn rau trước khi ăn cơm có thể giảm tốc độ hấp thu đường trong máu, ngăn chặn tình trạng tăng huyết tăng đột ngột sau khi ăn.

Có thể bạn quan tâm:

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Tiền tiểu đường nên ăn gì

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

3. Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?

Vậy, để hạn chế tối đa chất đường bột có trong mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm là tốt nhất?

3.1 Gạo lứt

Đây là loại gạo chỉ được xay bỏ vỏ trấu, chưa bỏ lớp cám gạo nên còn giữ được rất nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Phần cám trên hạt gạo sẽ giúp insulin trong cơ thể được tổng hợp một cách hiệu quả hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong gạo lứt còn có chứa các chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin nhóm B, vitamin E, chất xơ và các khoáng chất khác giúp hạn chế các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và kiểm soát được cân nặng. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa táo bón, giúp nhuận tràng và làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu.

3.2 Yến mạch

Ngoài gạo lứt thì yến mạch cũng là một thực phẩm có thể được sử dụng thay cơm bởi sở hữu chỉ số đường thấp, nhiều chất xơ. Ăn yến mạch giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường bởi trong thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ cao và chỉ số đường huyết thấp.

Những người bị mắc bệnh đái tháo đường thường dễ đi kèm với các biến chứng về bệnh tim. Vì thế, hàm lượng chất xơ có trong yến mạch sẽ làm giảm cholesterol, thúc đẩy sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa biến chứng về bệnh tim ở người bị đái tháo đường.

Theo phân tích của Bộ nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, trong ½ chén yến mạch có chứa:

  • Lượng calo: 304
  • Chất xơ: 8g
  • Chất đạm: 13g
  • Chất béo: 5g
  • Carbohydrate: 52g
  • Magie: 138mg
  • Phospho: 408mg
Tiểu đường ăn gì thay cơm? - Yến mạch là thực phẩm có thể được ăn để thay thế cơm
Tiểu đường ăn gì thay cơm? – Yến mạch là thực phẩm có thể được ăn để thay thế cơm

3.3 Các loại hạt chia, hạt lanh

Hạt chia và hạt lanh cũng là phương pháp ăn thay thế hợp lý cho những ai thắc mắc tiểu đường nên ăn gì thay cơm. Hạt chia và hạt lanh còn là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan, vitamin K và khoáng chất như sắt, phot-pho,… rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Hạt chia, hạt lạnh có thể được sử dụng để pha cùng với nước và uống vào buổi sáng trước khi ăn cơm hoặc ăn cùng sữa chua (không đường), trái cây, rau trộn,…

Lượng hạt chia người tiểu đường nên sử dụng:

Người mắc tiểu đường nên hạn chế việc sử dụng 2-3 thìa hạt chia mỗi ngày, tương đương với khoảng dưới 15 gram giúp giảm đáng kể lượng đường huyết và duy trì sức khỏe ổn định.

3.4 Khoai lang

Lượng đường trong khoai lang là ít hơn so với cơm trắng, do đó, đây cũng là một lựa chọn hợp lý để thay thế cơm trong mỗi bữa ăn. Mặc dù trong khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng tinh bột và đường có trong thực phẩm này thấp hơn so với cơm trắng. Đồng thời, trong khoai lang cũng có chứa nhiều chất xơ giúp người bệnh no lâu, giảm lượng thức ăn cần nạp để tránh tình trạng béo phì.

Tuy nhiên, do trong khoai lang vẫn có chứa tinh bột nên nếu ăn quá nhiều cũng không tốt. Trong mỗi bữa, thay vì ăn cơm thì người bệnh chỉ nên ăn khoảng 200g khoai lang (tương đương một nắm tay). Ngoài ra, người bệnh chỉ nên ăn khoai luộc, hấp và hạn chế ăn khoai lang chiên hoặc nướng.

3.5 Đậu đỗ

Một nghiên cứu từ Costa Rica đã tuyên bố rằng ăn nhiều đậu hơn và ít cơm hơn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo trang web của Tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabes.co.uk. Lý do là bởi trong đậu có nhiều chất xơ và protein hơn gạo. Ngoài ra, đậu còn có chỉ số đường thấp nên sẽ không gây tăng đường huyết đột ngột. 

Để thay thế cơm trong bữa ăn, bạn có thể dùng ⅓ chén đậu cho một bữa ăn hằng ngày. Nếu ăn chưa quen, bạn cũng có thể trộn thêm một ít cơm trắng cùng đậu để dễ ăn hơn.

Sử dụng các loại đậu để ăn thay cơm sẽ hạn chế được bệnh tiểu đường
Sử dụng các loại đậu để ăn thay cơm sẽ hạn chế được bệnh tiểu đường

3.6 Súp lơ/bông cải xanh

Súp lơ hay bông cải xanh có thể tạo ra hợp chất sulforaphane, mang lại nhiều tác dụng tốt cho người bị tiểu đường type 2. Hợp chất trên có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin giúp cơ thể dễ dàng hấp thu glucose từ máu.

Để súp lơ phát huy hết tác dụng, bạn nên nấu chín thực phẩm bằng cách hấp, luộc và ăn kèm với mù tạt. Súp lơ trắng chứa nhiều dinh dưỡng, cụ thể trong 107g súp lơ trắng có chứa:

  • Lượng calo: 29
  • Chất béo: 0,3g
  • Chất xơ: 2,1g
  • Carbohydrate: 3,22g
  • Chất đạm: 2,05g
  • Vitamin C: 73% RDI
  • Vitamin K: 19% RDI

3.7 Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch có thể làm chậm quá trình oxy hóa nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể sử dụng hạt diêm mạch để nấu cháo thay cho gạo trắng. Ngoài ra, hạt diêm mạch chỉ có chỉ số GI khoảng 53, đây chính là mức khuyến cáo dành cho người tiểu đường. (1)

4. Lưu ý ăn cơm trắng đúng cách, không làm tăng đường huyết

Sau khi đã tìm hiểu tiểu đường ăn gì thay cơm, chắc chắn sẽ có nhiều người cảm thấy các thực phẩm thay thế không hợp khẩu vị và khó để bản thân ăn thay cho cơm. Bởi, đối với người Việt Nam thì cơm là thực phẩm khó có thể thiếu. Do đó, gluzabet sẽ gợi ý cho bạn một số lưu ý khi ăn cơm trắng để hạn chế tình trạng tăng đường huyết ở người bị tiểu đường.

  • Ăn trái cây trước bữa cơm, sau đó ăn rau, ăn thịt rồi mới ăn cơm. Bằng cách này, chất xơ có trong rau, quả sẽ giúp quá trình hấp thu glucose diễn ra chậm hơn, giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
  • Nên kết hợp ăn cơm với các món canh nấu từ thịt, uống thêm sữa đậu nành hoặc trà xanh để axit amin trong chúng giúp làm giảm mức đường huyết của gạo.
  • Bạn nên ăn cơm với canh nấu từ thịt, uống sữa đậu nành hoặc trà xanh, vì protein hoặc axit amin trong chúng có khả năng giảm GI của gạo.
Nên ăn cơm với các loại canh rau để tránh tình trạng tiểu đường
Nên ăn cơm với các loại canh rau để tránh tình trạng tiểu đường

5. Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet – Hỗ trợ ổn định đường huyết nhanh chóng

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày thì thức uống dành cho người tiểu đường cũng là sản phẩm mà nhiều người quan tâm. Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải tuân theo một chế độ ăn uống kiêng khem, do đó, họ có thể thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến sụt cân. Tuy nhiên, với sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet, người bị tiểu đường có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

tiểu đường ăn gì thay cơm
Gluzabet giúp tăng cường miễn dịch, ổn định đường huyết

Với hương vị dễ uống, cách sử dụng đơn giản, Gluzabet giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động linh hoạt.
  • Giúp ổn định đường huyết.
  • Cân bằng các yếu tố vi lượng bên trong cơ thể nhờ 32 loại vitamin và khoáng chất có trong sữa.

Sữa Gluzabet có chứa các thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu từ nhiều loại hạt như: hạt óc chó, đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, táo đỏ Mỹ, bí đỏ,… Tại thị trường Việt Nam, Gluzabet được đánh giá rất cao bởi người dùng, các nghệ sĩ nổi tiếng và cũng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng.

Có thể bạn quan tâm:Top sữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

Mong rằng những chia sẻ trên đây của GLUZABET sẽ giúp bạn quyết định được tiểu đường ăn gì thay cơm và những dưỡng chất quan trọng cần có của người bị tiểu đường. Ngoài ra, đừng quên bổ sung chất dinh dưỡng qua thức uống hằng ngày với sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi