Các biến chứng bệnh tiểu đường cực nguy hiểm bạn cần biết!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKI Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Biến chứng bệnh tiểu đường tác động rất nhiều đến tình trạng sức khỏe và có thể trở nên nguy hiểm cho người bệnh nếu không phát hiện kịp thời. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp cùng với lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó. Hãy cùng GLUZABET tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi (đái tháo đường) là bệnh lý do rối loạn đường huyết insulin trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể có rất ít hoặc không có insulin. Lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào thì lại tích lũy trong máu từ đó gây ra bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và các biến chứng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và các biến chứng bệnh tiểu đường

Các biến chứng bệnh tiểu đường gây nguy hiểm

Các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt của con người mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số biến chứng bệnh tiểu đường mà nhiều người thường gặp phải.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Là một trong những biến chứng phổ biến gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi các mạch máu nhỏ tổn thương, phình mao mạch võng mạc, gây tăng sinh mạch máu và phù hoàng điểm. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, các triệu chứng sẽ thấy rõ khi bệnh tiến triển nặng: nhìn mờ, bong thủy tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Để phòng ngừa người bệnh cần phải kiểm tra võng mạc thường xuyên hàng năm. Nếu biến chứng này được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ điều thành công cao, ngăn ngừa ảnh hưởng đến thị lực.

Biến chứng bệnh tiểu đường gây ra nguy hiểm đối với võng mạc
Biến chứng bệnh tiểu đường gây ra nguy hiểm đối với võng mạc

Bệnh thận đái tháo đường – Một trong những biến chứng bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra suy thận ở người bệnh tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi màng đáy ở cầu thận dày lên gây xơ cứng. Những thay đổi này làm tăng áp lực lên cầu thận và suy giảm dần mức lọc cầu thận. Nếu đi kèm tăng huyết áp đẩy nhanh tiến triển bệnh. Bệnh thường không có triệu chứng cho tới khi suy thận hoặc thận hư.

Biến chứng bệnh tiểu đường đối với thận
Biến chứng bệnh tiểu đường đối với thận

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Là hậu quả của biến chứng bệnh tiểu đường gây thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, do ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra một số dạng như sau:

  • Bệnh thần kinh ngoại biên: ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Có khoảng hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, mất cảm giác, ngứa bàn chân.
  • Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh thường có triệu chứng ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây ra hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay.

Tham khảo thêm:

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng của tiểu đường với thần kinh
Biến chứng của tiểu đường với thần kinh

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim đái tháo đường là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường gây nguy hiểm. Gây xơ vữa động mạch màng ngoài tim, tăng huyết áp, rối loạn chức năng nội mạc và tự động, béo phì và rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân bị suy tim do tình trạng giảm chức năng tâm thu và tâm trương thất trái và có nhiều khả năng gây suy tim và nhồi máu cơ tim.

Biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch
Biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch

Nhiễm trùng

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm do tác dụng của tăng đường huyết trên các tế bào bạch cầu và tế bào T. Biến chứng bệnh tiểu đường ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng còn tăng nhạy cảm với nhiễm nấm niêm mạc và nhiễm trùng bàn chân do vi khuẩn. Tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ cho các trường hợp nhiễm trùng phẫu thuật.

Nhiễm trùng vi khuẩn do bệnh tiểu đường
Nhiễm trùng vi khuẩn do bệnh tiểu đường

Bệnh gan nhiễm mỡ 

Biến chứng bệnh tiểu đường còn bao gồm tình trạng nhiễm mỡ gan. Bệnh gan nhiễm mỡ còn có tên gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD hoặc NASH). NAFLD xảy ra khi có ≥ 5% gan nhiễm mỡ, nhưng không có bằng chứng tổn thương tế bào gan. Ngược lại, NASH đòi hỏi cả gan nhiễm mỡ (≥ 5%) và viêm với tổn thương tế bào gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ

Biến chứng ở mắt

Những người bệnh tiểu đường cũng thường gặp phải các biến chứng về mắt. Nhiều trường hợp thị lực giảm do biến chứng bệnh tiểu đường nhưng điều trị muộn dẫn tới khả năng mù lòa.

Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, dẫn đến các mạch máu, vi mạch ở mắt bị tổn thương, gây ra các vấn đề về mắt.

Biến chứng tiểu đường ở mắt
Biến chứng tiểu đường ở mắt

Tình trạng huyết áp cao

Theo hiệp hội Blood Pressure UK của Anh quốc ước tính có khoảng 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 80% số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán huyết áp cao. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) chỉ ra rằng khoảng 60% người bị đái tháo đường mắc tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

Tham khảo thêm:

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không

Các biến chứng bệnh tiểu đường khác

  • Biến chứng thay đổi da, loét, nhiễm trùng là phổ biến và có thể do bệnh mạch máu, thần kinh, và liên quan tới ức chế miễn dịch.
  • Bệnh nhãn khoa không liên quan đến bệnh võng mạc tiểu đường (ví dụ: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, trầy xước giác mạc, bệnh thần kinh thị giác).
  • Bệnh về gan
  • Bệnh da liễu (ví dụ: nhiễm trùng nấm da, loét chi dưới, bệnh da do đái tháo đường, bệnh đái tháo đường lipoidica hoại tử).
  • Trầm cảm và sa sút trí tuệ
Biến chứng bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao
Biến chứng bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao

Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng bệnh tiểu đường?

Mặc dù không chắc chắn hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, chăm chỉ tập thể thao và sử dụng các loại sữa dành cho người tiểu đường thì sẽ hạn chế các biến chứng của bệnh một cách tốt nhất.

Duy trì thói quen ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên

Hoạt động thể thao thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhờ vào việc tập luyện thường xuyên có thể giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố làm giảm nguy cơ mắc và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Vận động cơ thể sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và giảm các biến chứng tiểu đường.

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe

Ăn uống lành mạnh

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo mục tiêu duy trì và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất, giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể bao gồm rau, củ, quả, các loại hạt, thịt nạc và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều chất béo hoặc đồ uống có đường. Kết hợp giữa việc ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể thao sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách đáng kể.

Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường

Sử dụng sữa non cho người tiểu đường Gluzabet

Gluzabet là sữa non phù hợp cho người tiểu đường, được nghiên cứu bởi sự kết hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ và Việt Nam. Sữa tiểu đường gluzabet có chứa các dinh dưỡng được dành riêng cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết, tăng sức đề kháng và ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Sữa dinh dưỡng Gluzabet có dạng bột với hương vị thơm ngon, dễ uống, có thể thay thế bữa ăn và góp phần bổ sung chất dinh dưỡng. Đóng gói nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình khi đi công tác, du lịch. Có 2 loại 800g và 400g giúp khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa hơn.

Gluzabet là sản phẩm sữa non giúp cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường
Gluzabet là sản phẩm sữa non giúp cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường

David Ford người Mỹ – Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng hơn 15 năm đã phân tích rõ những công dụng có trong từng thành phần Gluzabet.

Công dụng chính của Sữa Gluzabet là tăng cường hệ thống miễn dịch dẫn đến nâng cao sức khỏe, ổn định đường huyết. Ngoài ra sản phẩm còn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

Gluzabet bổ sung 32 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh. Bổ sung thêm thành phần sữa non, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiềm chế sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Sữa Gluzabet chứa nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khỏe
Sữa Gluzabet chứa nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khỏe

Lợi ích của sữa non dành cho người tiểu đường Gluzabet

Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, sữa non Gluzabet còn đem lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe người dùng như sau.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Sản phẩm sữa Gluzabet giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cơ thể. Sản phẩm có thành phần là sữa non nhập khẩu từ Mỹ, chứa nhiều kháng thể, chất chống oxy hóa kết hợp cùng 32 loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cung cấp đủ dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cho cơ thể. Thông thường, người bệnh tiểu đường có chế độ ăn uống rất khắt khe, dễ dẫn đến tình trạng bị thiếu chất dinh dưỡng, nên việc bổ sung năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, các dưỡng chất trên còn đóng vai trò làm tăng quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự duy trì và phát triển cho cơ thể.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Đây chính là công dụng chính của sữa tiểu đường Gluzabet. Nhờ vào công thức cải tiến, ứng dụng công nghệ enzym hoạt hóa vào trong sản phẩm. Ngoài ra với sự hỗ trợ của hoạt chất Phlorizin trong quả táo đỏ giúp ức chế sự tạo thành GLT2 ở tuyến tụy. Đặc biệt hơn là sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết có trong máu.

Giúp ổn định huyết áp

Sản phẩm chứa các chất dinh dưỡng làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng lưu thông máu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong Gluzabet chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch như Omega 3, chất béo không no. Tim mạch là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường có thể gây ra, nên sử dụng sản phẩm sẽ có thể phần nào ngăn ngừa, làm giảm bớt các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Sữa Gluzabet giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cho người sử dụng
Sữa Gluzabet giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cho người sử dụng

Thích hợp cho người đang giảm cân và ăn kiêng

Người thích ăn ngọt, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Theo nghiên cứu người mắc tiểu đường đại đa số là người béo phì. Đối với bệnh nhân tiểu đường việc có một chế độ ăn phù hợp là vô cùng cần thiết. Việc bổ sung các dưỡng chất từ sữa Gluzabet cũng là một phần không thể thiếu. Ngoài những công dụng điển hình trên thì Gluzabet còn có các công dụng khác, cụ thể như:

  • Cải thiện khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Cải thiện tình trạng giấc ngủ.
  • Tăng khả năng tuần hoàn máu, nâng cao sự tập trung.
  • Tăng cường sức khỏe, bổ sung dưỡng chất cho xương.

>> Chú ý:

  • Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các loại thuốc chữa bệnh.
  • Hiệu quả sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, không phải ai cũng giống nhau, mức độ hấp thụ nhanh chậm khác nhau.

Qua bài viết trên, GLUZABET mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về một số biến chứng bệnh tiểu đường gây hại cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thể ngăn ngừa và giữ gìn có một sức khỏe thật tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet, hãy liên hệ trực tiếp với GLUZABET qua website: gluzabet.com.vn để được giải đáp tốt nhất!

Tham khảo thêm các tài liệu tiếng Anh hữu ích,  lưu ý rằng V không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài liệu này:

  1. American Diabetes Association: Standards of Medical Care in Diabetes: provides comprehensive guidelines for clinicians
    Buse JB, Wexler DJ, Tsapas A, et al: 2019 Update to: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 43(2):487–493, 2020. doi: 10.2337/dci19-0066
  2. Davies MJ, D’Alessio DA, Fradkin J, et al: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 41(12): 2669–2701, 2018.
  3. Endocrine Society: Clinical Practice Guidelines: provides guidelines on evaluation and management of patients with diabetes as well as links to other information for clinicians
  4. Powers MA, Bardsley J, Cypress M, et al: Diabetes Self-management Education and Support in Type 2 Diabetes: A Joint Position Statement of the American Diabetes Association, the American Association of Diabetes Educators, and the Academy of Nutrition and Dietetics. Diabetes Care 38(7):1372–1382, 2015.
  5. US Preventive Services Task Force, Mangione CM, Barry MJ, et al: Statin Use for the Primary Prevention of Cardiovascular Disease in Adults: US Preventive Services Task Force Recommendation Statement. JAMA 328(8):746–753, 2022. doi:10.1001/jama.2022.13044
Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi