Cảnh giác nguy hiểm khi bị biến chứng tiểu đường ở chân

Tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng tiểu đường ở chân trên toàn thế giới mỗi năm là 4 – 10%. Số bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi cũng ở mức cao. Bởi, tiểu đường có thể gây ra các tổn thương cho dây thần kinh khiến bệnh nhân không còn cảm giác đau và để bệnh tình tiến triển nghiêm trọng.

Dự báo trong tương lai, tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở bàn chân sẽ có xu hướng tăng và trở thành nỗi lo cho người bệnh. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về phòng ngừa, phát hiện và xử lý biến chứng cho cả bệnh nhân và người thân là điều rất cần thiết.

Nhận biết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân từ sớm để bệnh tình không trở nên nghiêm trọng
Nhận biết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân từ sớm để bệnh tình không trở nên nghiêm trọng

Biến chứng tiểu đường ở chân là gì?

Theo thuật ngữ y khoa, biến chứng tiểu đường ở bàn chân dùng để chỉ tình trạng tổn thương của các dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây ra. Từ đó gây ra các vết viêm loét, hoại tử da và tổ chức mô tại chân.

Tại sao đái tháo đường gây loét bàn chân?

Nguyên nhân khiến cho người bệnh đái tháo đường bị viêm loét bàn chân có thể kể đến như sau.

Tổn thương thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên của người bệnh đái tháo đường bị rối loạn chức năng. Điều này khiến cho bệnh nhân gần như bị mất cảm giác ở chân, không còn cảm thấy đau, khó chịu với các vết loét, nhiễm trùng, phồng rộp. Vì vậy mà họ thường không chú ý điều trị các vết loét ở chân từ sớm, để chúng trở nên nghiêm trọng, bị hoại tử, thậm chí là phải cắt bỏ chi.

Theo số liệu thống kê, nguy cơ bị biến chứng tiểu đường ở chân của bệnh nhân tiểu đường có kèm theo bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường cao gấp 7 lần so với những bệnh nhân không bị.

Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới cao hơn so với nữ giới và mắc nhiều ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

Bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây loét bàn chân
Bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây loét bàn chân

Bệnh mạch máu ngoại vi (PAD)

Bệnh mạch máu ngoại vi khiến cho bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn, không cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy cho các tế bào và khiến cấu trúc mô bị phá vỡ. Khi mắc bệnh đái tháo đường kèm theo bệnh PAD sẽ khiến cho tình trạng các vết loét ở chân của bệnh nhân rất lâu lành, nguy hiểm hơn là phải đoạn chi.

Nhiễm trùng

Nguy cơ bị nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn rất nhiều lần so với những người bình thường. Nguyên nhân là do hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân cao, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, lượng máu lưu thông đến chân ít cũng khiến cho vết thương lâu lành hơn, dễ loét và nhiễm trùng.

Nếu để cho chân bị nhiễm trùng, kèm theo trường hợp thiếu máu thì nguy cơ phải cắt bỏ chi là rất cao.

Vết thương của người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng
Vết thương của người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì người bệnh cũng có thể biến chứng tiểu đường ở chân nếu như lười vận động các khớp, tuổi tác cao, bị dị tật bàn chân, có vết loét hay đa bị cắt cụt chi từ trước, mất khả năng kiểm soát đường huyết, bệnh thận mạn tính,…

Tham khảo thêm:

Tiểu đường có di truyền không

Tiểu đường có lây không

Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Các triệu chứng của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng tiểu đường ở chân gây ra nhiều triệu chứng khác nhau cho bệnh nhân. Trong đó có các triệu chứng cơ bản như sau:

  • Bàn chân bị tê, ngứa ran, phồng rộp hoặc mất cảm giác.
  • Xuất hiện các vệt đỏ trên bàn chân, sắc tố da và nhiệt độ bàn chân thay đổi, có hoặc không chảy dịch tiết.
  • Khi các vết loét bị nhiễm trùng trên chân bị lan rộng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như ớn lạnh, sốt, chân tay tấy đỏ, khó kiểm soát chỉ số đường huyết,…

Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường còn có thể gặp các biến chứng tiểu đường ở chân nghiêm trọng hơn như:

  • Hoại tử, áp xe, nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương.
  • Chân bị biến dạng do sự dịch chuyển của xương và ngón chân, hoặc cũng có thể là do gãy xương.
  • Phải cắt cụt chân.
Bàn chân bị biến dạng của bệnh nhân tiểu đường
Bàn chân bị biến dạng của bệnh nhân tiểu đường

Cắt cụt chân – Hậu quả nguy hiểm của biến chứng tiểu đường ở chân

Không chỉ gây ra các khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc vận động, các biến chứng ở chân còn gây tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Nếu nghiêm trọng, các biến chứng này còn có thể dẫn đến hoại tử và bắt buộc phải đoạn chi để bảo vệ tính mạng.

Theo thống kê, có đến 5 – 7% bệnh nhân bị tiểu đường bị biến chứng bàn chân và nguy cơ phải cắt cụt chân ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 15 – 46 so với người bình thường.

Nguyên nhân là do các vết loét ở chân của bệnh nhân tiểu đường rất khó lành. Từ đó khiến cho vùng tổn thương bị thiếu dinh dưỡng và oxy. Đồng thời không đủ các tế bào máu để chống lại sự tấn công của vi khuẩn hay dọn dẹp những tế bào đã chết.

Chưa kể, vì nồng độ đường trong máu cao nên các tế bào bạch cầu bị ức chế, làm giảm hiệu quả phản ứng viêm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vì vậy, vết thương dễ bị lan rộng, hoại tử và bắt buộc phải cắt chi để bảo vệ tính mạng.

Trong một số trường hợp, tình trạng này khiến cho động mạch bị tắc nghẽn ở các đoạn cẳng chân hay đùi. Do đó, bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ đến trên đầu gối dù chỉ bị nhiễm trùng ở bàn chân.

Biến chứng tiểu đường ở chân nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải đoạn chi
Biến chứng tiểu đường ở chân nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải đoạn chi

Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ tổn thương nào trên chân, dù là vết thương nhỏ cũng phải đi khám ngay. Bởi, nếu chậm trễ, sai sót trong điều trị có thể khiến bệnh nhân phải cắt cụt chân.

Lời khuyên về cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường

Hầu hết các tổn thương khiến cho bàn chân người bệnh tiểu đường bị biến chứng đều có thể phòng ngừa nếu được chăm sóc đúng cách hay điều trị dự phòng trước khi biến chứng.

Trong bài viết này, Gluzabet sẽ hướng dẫn một số cách để chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể làm ngay tại nhà.

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem chân có bị thương, vết loét, mẩn đỏ, mụn nước hay các vết chai sạn hay không. Kiểm tra kỹ càng cả vùng kẽ móng, kẽ ngón chân.
  • Sờ xem chân có bị nóng, khô nứt hay căng hay không.
  • Kiểm tra xem móng chân mọc ra có dấu hiệu bất thường, bị quặp vào trong hay biến chứng tiểu đường ở chân không.
Kiểm tra bàn chân của bệnh nhân thường xuyên
Kiểm tra bàn chân của bệnh nhân thường xuyên

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ

  • Rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm (khoảng 37ºC) và xà phòng chăm sóc dịu nhẹ mỗi ngày, sau đó lau khô chân và các kẽ chân bằng khăn. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì bạn chỉ cần rửa sạch là được, không nên ngâm chân.
  • Nếu da chân bị khô, bạn có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm, nhất là phần gót chân, nhưng tránh thoa kem vào các kẽ ngón chân nhé.
  • Mỗi tuần, bạn nên kiểm tra và vệ sinh móng chân 1 lần. Cắt gọn móng chân, không nên cắt sâu vào khóe khiến chân bị tổn thương. Sau khi cắt xong thì dùng dũa để làm mịn móng.
  • Rửa và khử trùng các vết thương bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần mỗi ngày rồi lau khô nhẹ nhàng. Sau đó dùng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine để băng bó vết thương. Hạn chế rửa sạch vết thương bằng oxy già, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu các vết thương ở bàn chân có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu, mưng mủ, có các đốm đen hoại tử thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
  • Đối với các vết chai trên chân thì sau khi tắm xong, bạn dùng đá bọt hoặc bảng nhám để chà và làm mềm các vết chai.
Vệ sinh chân sạch sẽ cho bệnh nhân
Vệ sinh chân sạch sẽ cho bệnh nhân

Sử dụng giày và tất phù hợp để bảo vệ bàn chân

  • Nên lựa chọn những loại giày dép kín mũi và kín gót, mang vừa chân, tránh mang giày quá chật khiến da bị phồng rộp.
  • Đi thêm tất (vớ) được làm bằng chất liệu mềm, thoáng, dệt bằng sợi tự nhiên, không có đường may..
  • Luôn mang giày dép để tránh đạp vào các vật sắc nhọn khiến bàn chân bị thương.
  • Mang tất thường xuyên để bảo vệ và giữ ấm cho chân, thay mới tất sạch và khô mỗi ngày.
  • Kiểm tra giày dép cẩn thận trước khi mang để đảm bảo không có cát bụi, côn trùng hay bất kỳ vật nào nằm trong giày.
  • Không để chân bị ẩm ướt do mưa, tuyết.
Mang giày và tất để bảo vệ chân
Mang giày và tất để bảo vệ chân

Giữ cho mạch máu được lưu thông dễ dàng

  • Thường xuyên vận động chân mỗi ngày, tập cử động ngón chân và mắt cá chân 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
  • Hạn chế ngồi bắt chéo chân quá lâu khiến máu khó lưu thông xuống 2 bàn chân.
Không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu
Không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu

Xây dựng lối sống khoa học, tái khám định kỳ

  • Kiểm soát tốt bệnh tình bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, kết hợp với vận động và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định.
  • Không nên sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, ngay cả khi không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Uống sữa tiểu đường Gluzabet giúp bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức khỏe
Uống sữa tiểu đường Gluzabet giúp bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức khỏe

Có thể thấy, người bị tiểu đường biến chứng bàn chân là triệu chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường là điều bạn cần làm ngay để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ những thông tin biến chứng tiểu đường ở chân mà Gluzabet muốn gửi đến bạn. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc có nhu cầu đặt mua sữa Gluzabet chính hãng tốt cho người bệnh tiểu đường, hãy gọi ngay cho chúng tôi thông qua số hotline 19003421.

Tham khảo thêm: Danh sách các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi