Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Cách giảm nhẹ bệnh

Nhiều người băn khoăn không biết tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không. câu trả lời cho câu hỏi này đó là có nếu người bệnh không được phát hiện sớm và kiểm soát đường huyết tốt. Tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân, các biến chứng có thể gặp và phương pháp điều trị trong bài viết sau!

Tổng quan về tiểu đường type 2

Tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường type 2 thường được chẩn đoán khi người bệnh có mức đường trong máu cao hơn bình thường. Trong khi đó, nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2 đó là do cơ thể kháng insulin và giảm bài tiết insulin – một loại hormone chuyển hóa carbohydrate thành đường, chuyển mô mỡ và gan thành dạng năng lượng ATP cho cơ thể.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời

Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao, nếu để tình trạng diễn ra trong một thời gian dài thì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng khác cho các cơ quan chức năng bên trong cơ thể như tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.

Bệnh tiểu đường type 2 thường gặp nhất ở người trung niên, người bị béo phì hoặc người có người thân từng bị tiểu đường với các dấu hiệu là khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân,… Các biến chứng tiểu đường nhìn chung rất khó để nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khi phát hiện được thì bệnh thường đã trở nặng.

Vì vậy mà việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như tầm toán tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát tiểu đường
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát tiểu đường

Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2 

Như đã đề cập, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đó chính là hormone insulin bị suy giảm do cơ thể kháng insulin và giảm bài tiết, dẫn đến tình trạng tích tụ và tăng nồng độ glucose trong máu.

Trong đó, những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng này có thể kể đến bao gồm:

  • Gia đình đã từng có người bị tiểu đường.
  • Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
  • Không thường xuyên vận động.
  • Người lớn tuổi.
  • Người đang mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose.
Bệnh nhân mắc bệnh lý béo phì có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 khá cao
Bệnh nhân mắc bệnh lý béo phì có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 khá cao

Nếu đang thuộc 1 hoặc cùng một lúc nhiều trường hợp trên thì nhất thiết bạn cần phải đi xét nghiệm, đo nồng độ đường huyết để xác định giai đoạn bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi đã được phát hiện tiểu đường tuýp 2, người bệnh nhất thiết phải tuân theo các lưu ý trong việc kiểm soát đường huyết. Nếu không thì nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi.

Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được chia làm 2 loại chính đó là biến chứng mạn tính và biến chứng cấp tính.

Biến chứng mạn tính

  • Biến chứng về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường thường đi kèm với cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến hoặc tử vong.
  • Biến chứng về thận: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ ở tận, khiến cơ quan này bị giảm chức năng, lâu dần trở nên suy thận.
  • Biến chứng thần kinh: Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây biến chứng hệ thần kinh trong trường hợp nồng độ glucose trong máu hoặc huyết áp quá cao với biểu hiện thường gặp nhất là tê bì, mất cảm giác, rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mí, liệt mặt,…
  • Biến chứng tiểu đường ở chân
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất nguy hiểm
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất nguy hiểm
  • Biến chứng về thị giác: Huyết áp cao do nồng độ glucose và cholesterol trong máu cao chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về mắt đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Tiểu đường tuýp 2 chính là “thủ phạm” gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến vết thương lâu lành hơn và dễ hình thành các vết loét, nhiễm trùng, hoại tử,…
  • Biến chứng trong thời kỳ mang thai: Hàm lượng glucose của người mẹ quá cao chính là nguyên nhân gây thai to, trẻ bị quá cân, làm tăng nguy cơ tai biến sản khoa. Trẻ khi sinh ra cũng có thể gặp phải nguy cơ hạ đường huyết đột ngột sau sinh, phơi nhiễm glucose thai kỳ.

Biến chứng cấp tính

  • Hạ đường huyết: Xảy ra trong trường hợp đo đường huyết chỉ còn 3,6 mmol/l (người bình thường là dao động từ 5 đến 8,3 mmol/l ở các thời điểm đói, sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này thường là không dùng thuốc kiểm soát đường huyết đúng thời điểm, kiêng khem quá mức, bỏ bữa, luyện tập thể dục quá sức hoặc uống nhiều rượu bia.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của tiểu đường tuýp 2
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của tiểu đường tuýp 2
  • Hôn mê: Đây là biểu hiện của tình trạng tăng áp lực thẩm thấu khi nồng độ đường huyết quá cao, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
  • Nhiễm toan ceton: Sự thiếu hụt insulin trong cơ thể dẫn đến việc chuyển hóa carbohydrate bị dang dở, đồng thời làm tăng nồng độ axit và gây ra hiện tượng nhiễm độc máu do toan hóa.

Một số cách điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả giúp giảm nhẹ bệnh

Có thể thấy, câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không đó là có với những biến chứng vô cùng nguy hiểm kể trên. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể ngăn ngừa các biến chứng này bằng cách tuân thủ hướng dẫn điều trị, kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Sau đây là một số lưu ý giúp giảm nhẹ biến chứng tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.

Sử dụng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết là điều vô cùng quan trọng mà bệnh nhân đái tháo đường không được bỏ qua.

Sử dụng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân đái tháo đường cần sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến như:

  • Metformin (glucophage, glucophage XR, glucofast, Panfor,..).
  • Thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone).
  • Sulfonylureas (glimepiride, glipizide và glyburide).
  • Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (liraglutide, semaglutide, exenatide).
  • Thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 (sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin và linagliptin).

Chế độ dinh dưỡng

Câu hỏi bị tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không sẽ không còn là vấn đề quá lớn nếu người bệnh tuân thủ các hướng dẫn trong việc xây dựng chế độ ăn uống. Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh nhân tiểu đường phải kiêng khem rất nghiêm ngặt nếu không nói là khổ sở.

Sử dụng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, trên thực tế, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 vẫn có thể ăn uống như người bình thường, nhưng vẫn lưu ý loại bỏ các nhóm thực phẩm có thể gây tăng đường huyết đột ngột như đường mía, nước ngọt đóng chai, bánh ngọt, hoa quả chín ngọt,…

Bệnh nhân đái tháo đường cũng cần loại bỏ nhóm tinh bột như cơm trắng, bún, phở,… ra khỏi thực đơn hằng ngày bởi đây chính là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết trong máu.

Thực đơn ăn uống hằng ngày có thể đa dạng với thịt, cá, trứng, sữa. Chỉ sử dụng chất béo từ thực vật như các loại hạt thay cho chất béo động vật.

Trong mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần tăng cường rau xanh, bởi hàm lượng chất xơ càng cao thì khả năng cản trở hấp thu glucose vào máu càng tốt. Chất xơ còn giúp kéo dài cảm giác no và giảm sự thèm ăn – điều này rất phù hợp cho các bệnh nhân béo phì, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và bệnh nhân bị mỡ nội tạng.

Cần tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể
Cần tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể

Tham khảo thêm:

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Chế độ tập luyện

Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy mà các bác sĩ cũng thường khuyến cáo bệnh nhân của mình dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sự bền bỉ, dẻo dai của cơ tim và toàn bộ cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường cần xây dựng cho mình một chuỗi các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Không nên luyện tập quá sức vì sẽ rất dễ bị hạ đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chế độ tập luyện đóng vai trò quan trọng 
Chế độ tập luyện đóng vai trò quan trọng

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt lành mạnh bao gồm ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không bỏ cữ thuốc, không dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

Ngoài ra, bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 cũng cần giữ cho mình một tâm trạng tốt, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài vì đây cũng là nguyên nhân gây tăng đường huyết.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm hơn so với tuýp 1 và tuýp 3?

Nhiều người băn khoăn không biết tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm hơn so với tiểu đường tuýp 1 và 3. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là 3 phân loại đái tháo đường dựa trên nguyên nhân chứ hoàn toàn không đánh giá loại nào nguy hiểm hơn.

Nếu tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân là do cơ thể kháng insulin trong khi tuyến tụy vẫn hoạt động sản sinh hormone này bình thường thì tiểu đường tuýp 1 lại ngược lại. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 do tuyến tụy không có khả năng sản sinh insulin hoặc sản sinh không đủ so với mức cơ thể cần.

Tiểu đường tuýp 3 thì còn được hiểu là tiểu đường não bộ, tức là não bộ bị mất đi khả năng tổng hợp insulin và đi kèm với bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer ở người già. Bệnh tiểu đường tuýp 3 thường xuất hiện khi người bệnh có tiền sử tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ

Cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm

Nước tiểu của người bị tiểu đường

Không có phân loại tiểu đường nào nguy hiểm hơn
Không có phân loại tiểu đường nào nguy hiểm hơn

Sử dụng sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet

Bên cạnh việc băn khoăn không biết tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không thì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng cần được theo dõi sát sao. Song, bệnh nhân tiểu đường dù nặng hay nhẹ đều sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến bỏ bữa. Điều này khiến người bệnh dễ bị hạ đường huyết, gây nhiều biến chứng khó lường.

Đây chính là thời điểm sữa tiểu đường Gluzabet phát huy tác dụng. Sữa có thành phần sữa hạtsữa non kháng thể cùng 32 loại vitamin, khoáng chất. Đặc biệt còn được sản xuất dựa trên công nghệ chiết sinh học hiện đại hàng đầu hiện nay. Sữa Gluzabet xứng đáng trở thành người bạn đồng hành của bệnh nhân tiểu đường. Qua đó giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn, bổ sung dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

Sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet
Sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet

Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên uống 2 ly sữa Gluzabet, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục cũng như sử dụng thuốc để tăng cường sức khỏe ngăn ngừa biến chứng.

Tham khảo thêm: Top loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay

Vậy, với những thông tin được đề cập trong bài viết, tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không đã không còn là vấn đề quá lớn mà bạn cần quan tâm. Điều quan trọng cần quan tâm đó chính là làm thế nào để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Bởi vể bản chất, tiểu đường không nguy hiểm nhưng biến chứng mới đáng sợ. Chúc bạn luôn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan để vượt qua mọi khó khăn của bệnh tiểu đường nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi