[BẠN CẦN BIẾT] Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết là thuật ngữ dùng để chỉ lượng đường có trong máu. Chỉ số đường huyết rất quan trọng bởi có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vậy, mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Hãy cùng GLUZABET tìm hiểu một số thông tin để có biện pháp duy trì chỉ số đường huyết phù hợp giúp ổn định sức khỏe!

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể người sẽ có sự chênh lệch không đáng kể tùy vào từng thời điểm trong ngày. Đối với một người khỏe mạnh thì chỉ số đường huyết an toàn sẽ nằm trong ngưỡng như sau:

  • Lúc đói (được tính từ ít nhất 8 tiếng đồng hồ kể từ lần ăn cuối cùng): Chỉ số đường huyết chuẩn nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (3,9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5,0 mmol/L).
  • Sau khi ăn (được tính trong thời điểm sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ): Chỉ số đường huyết cần dưới 140 mg/dL là tốt nhất.
  • Trước khi ngủ: Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn nằm trong mức từ 110 – 150 mg/dL.

Tóm lại, một người bình thường nên có chỉ số đường huyết trong khoảng từ 70 – 180 mg/dL. Trong trường hợp chỉ số đường huyết của bạn vượt khỏi các ngưỡng mức nêu trên thì có khả năng bạn đang ở trong nhóm người có nguy cơ đã mắc bệnh tiểu đường, cần thực hiện kiểm tra chuyên môn để có kết luận chính xác.

Chỉ số đường huyết của người bình thường
Chỉ số đường huyết của người bình thường

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Như những gì đã đề cập ở trên, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bình thường sẽ rơi vào khoảng từ 70 – 180 mg/dL. Một số trường hợp vượt khỏi ngưỡng này được xem là có huyết áp cao/thấp. Tuy nhiên, nếu huyết áp quá thấp hoặc quá cao thì sẽ là tình trạng đáng báo động về sức khỏe, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy, chỉ số đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết thấp hơn mức bình thường

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Khi chỉ số đường huyết xuống quá thấp hoặc trên quá cao so với bình thường thì được xem là nguy hiểm. Khi lượng đường trong máu chỉ còn dưới 70 mg/dL thì được xem là mức đường huyết thấp hơn bình thường. Tình trạng hạ đường huyết này cần phải được kịp thời cấp cứu để tránh nguy hiểm. Trong trường hợp mức đường huyết thấp dưới 50 mg/dL thì được xem là nguy hiểm báo động, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường

Một người có chỉ số đường huyết đo được từ trên 180 mg/dL thì được xem là đường huyết cao. Nếu mức đường huyết trên 250 mg/dL thì được xem là rất nguy hiểm, cần phải cấp cứu kịp thời. Theo công bố nghiên cứu của đại học Michigan (Hoa Kỳ), chỉ số đường huyết trên 300mg/dL được xem là rất nguy hại. Dấu hiệu này cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang quá cao, có nhiều khả năng dẫn đến hôn mê.

Chỉ số đường huyết cao trên 180 được xem là nguy hiểm - Giải đáp đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm
Chỉ số đường huyết cao trên 180 được xem là nguy hiểm – Giải đáp đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Tham khảo thêm:

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Rối loạn đường huyết

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không

Các biến chứng xảy ra khi đường huyết dao động không ổn định

Mức đường huyết nếu quá cao hoặc quá thấp đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bị hạ đường huyết xuống thấp sẽ dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong. Còn nếu mức đường huyết quá cao thì người bệnh còn có thể bị tổn thương nhiều bộ phận quan trọng bên trong cơ thể.

Biến chứng cấp tính

Khi mắc bệnh đường huyết, các biến chứng cấp tính xảy ra được xem là tương đối nghiêm trọng bởi chúng phát sinh nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vì vậy, bạn cần sớm nhận biết các biến chứng tiểu đường và có những biện pháp chăm sóc y tế kịp thời.

Khi mức đường huyết bị hạ sẽ kích hoạt giải phóng epinephrine (adrenaline) gây các triệu chứng như: tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, ngứa ngáy khắp người, cơ thể bồn chồn lo lắng, da tái nhợt, buồn nôn, tê các vùng lưỡi/môi/má,… Nguy hiểm hơn, nếu mức đường huyết tiếp tục giảm thì sẽ gây ra những biến chứng như mờ mắt, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn, nói lắp, buồn ngủ, thậm chí là gây co giật dẫn đến tử vong.

Tình trạng tăng đường huyết đột ngột cũng gây ra các biến chứng khát nước nhiều, buồn tiểu, mờ mắt, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và hôn mê.

Biến chứng cấp tính của bệnh đường huyết có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong
Biến chứng cấp tính của bệnh đường huyết có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong

Biến chứng mãn tính

Khi lượng đường huyết trong máu không ổn định kéo dài, bận có thể mắc phải một số bệnh mãn tính như sau:

  • Xơ cứng động mạch, tổn thương mạch vành gây ra các bệnh mãn tính như nhồi máu cơ tim, mạch máu ngoại biên,…
  • Bệnh võng mạc
  • Bệnh thận
  • Bệnh thần kinh ngoại vi
  • Một số bệnh nhiễm trùng khác

Tham khảo thêm:

Biến chứng tiểu đường ở chân

Tiểu đường có di truyền không

Tiểu đường có lây không

Cách xử lý khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Nếu nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu hạ đường huyết, bạn phải nhanh chóng sử dụng một số thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo hoặc một cốc nước đường. Sau đó, người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Sau 15 phút, nếu kiểm tra thấy lượng đường huyết vẫn còn thấp thì phải lặp lại việc ăn tương tự cho đến khi mức đường huyết được duy trì ổn định, bệnh nhân tỉnh táo trở lại.

Ngoài ra, nếu là một người có chuyên môn trong việc cấp cứu bệnh nhân bị hạ đường huyết thì bạn có thể thực hiện phương pháp sử dụng dung dịch glucose ưu trương 30%, liều lượng không quá 60ml. Truyền glucose sẽ giúp các dấu hiệu hạ đường huyết biến mất.

Ăn đồ ngọt sẽ giúp ích cho bệnh nhân bị hạ đường huyết
Ăn đồ ngọt sẽ giúp ích cho bệnh nhân bị hạ đường huyết

Nếu đường huyết đang ở mức cao, bạn cần uống nhiều nước để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu. Ngoài ra, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng và thực hiện các bài tập tốt cho sức khỏe để kiểm soát đường huyết.

Người bị tăng đường huyết cần uống thật nhiều nước lọc để loại bỏ lượng đường thừa thông qua nước tiểu
Người bị tăng đường huyết cần uống thật nhiều nước lọc để loại bỏ lượng đường thừa thông qua nước tiểu

Cách giữ chỉ số đường huyết người tiểu đường ở “mức bình thường”

Để có một sức khỏe tốt, bạn cần giữ mức đường huyết của bản thân luôn bình thường. Việc này không chỉ giúp hạn chế một số tình trạng bệnh lý có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp tăng tuổi thọ. Vậy, làm cách nào để giữ mức đường huyết bình thường để có sức khỏe tốt?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ bao gồm các món ăn cung cấp đầy đủ chất, lượng carbohydrate phù hợp cùng với thực phẩm giàu protein, tốt cho sức khỏe.

Kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ trong mỗi bữa ăn

Các thực phẩm chứa nhiều carbs (carbohydrate) sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao cần lưu ý hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate.

Lượng carbohydrate giới hạn cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể chất và nhu cầu dinh dưỡng của từng người. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm lành mạnh, chứa ít carbohydrate để áp dụng cho bữa ăn sau: rau xanh, trái cây, thịt nhạc, hải sản và các loại ngũ cốc.

Lựa chọn nguồn carbohydrate tốt cho sức khỏe

Nguồn carbohydrate mà con người tiêu thụ thường đến từ tinh bột và đường có trong thức ăn. Carbohydrate là thành phần thiết yếu của một bữa ăn giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbohydrate đều tốt, do đó, bạn cần lưu ý lựa chọn các nguồn thực phẩm sau để cơ thể thu nạp được carbohydrate tốt:

  • Các loại rau xanh: Một số loại rau dễ hấp thụ và tốt cho sức khỏe bao gồm cà chua, ớt chuông, rau lá xanh, súp lơ,…
  • Trái cây: Một số loại trái cây chứa ít carbohydrate mà bạn có thể tham khảo trong bữa ăn hàng ngày của mình bao gồm táo, bơ, kiwi, đào, các loại quả họ Cam Quýt.
  • Thịt nạc gia cầm và hải sản: Phần thịt nạc gia cầm và hải sản chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể và có rất ít carbohydrate. Các chất béo có trong loại thực phẩm này cũng giúp chống lại cholesterol xấu trong cơ thể. Do đó, các loại thịt nạc và hải sản mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của mình bao gồm ức gà, cá hồi, cá mòi, tôm, cá thu, cá ngừ,…
  • Các loại hạt/đậu: Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại hạt rất có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Trong các loại hạt nguyên vị (hạt không tẩm ướp) có chứa nguồn chất xơ dồi dào, giúp bạn giảm cân và kiểm soát tốt mức cholesterol xấu trong cơ thể.
Các loại thực phẩm giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể
Các loại thực phẩm giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể

Bổ sung protein có lợi cho sức khỏe

Protein là nhóm chất dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách lâu dài, tạo cảm giác no lâu hơn. Vì thế, khi tiêu thụ protein, bạn sẽ hạn chế được cảm giác thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo.

Với thể trạng của một người trưởng thành, cường độ hoạt động thể thao vừa phải thì bạn nên ăn từ 0,5 – 0,75g protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể. Những loại thực phẩm giàu protein mà bạn có thể tham khảo trong bữa ăn của mình bao gồm:

  • Trứng: Trong một quả trứng có chứa đến 33% hàm lượng calo. Đặc biệt, phần lòng trắng trứng là chứa nhiều protein nhất. Tuy nhiên, đối với những ai bị dị ứng với trứng thì cần phải cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này.
  • Ức gà: Hàm lượng protein có trong ức gà là 75% lượng calo. Bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ức gà còn rất thơm, ngon và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
  • Sữa chua Hy Lạp: Là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất được ưa chuộng tại các nước phương Tây. Hàm lượng protein có trong thực phẩm này chứa đến 69% lượng calo.
  • Một số các thực phẩm khác: sữa, yến mạch, hạnh nhân, thịt nạc bò, cá ngừ, đậu lăng,…
Các thực phẩm protein có lợi cho sức khỏe
Các thực phẩm protein có lợi cho sức khỏe

Sử dụng sữa Gluzabet

Sữa là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trong các loại sữa tươi thông thường lại chứa nhiều carbohydrate – nguyên nhân gây nên các chứng bệnh tiểu đường, huyết áp cao,… Vì vậy, giải pháp sử dụng sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường hiện đang được rất nhiều người quan tâm.

Một trong các loại sữa dành cho người tiểu đường được đánh giá cao trên thị trường hiệu nay chính là Gluzabet. Với công thức chế biến từ thành phần sữa ngon kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên, giàu dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt sen, táo đỏ, đậu nành, đậu xanh, bí đỏ,… sản phẩm được xem là thức uống dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh huyết áp.

Một số công dụng của sữa Gluzabet bao gồm:

  • Hỗ trợ ăn ngon.
  • Hỗ trợ ngủ ngon.
  • Giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Hỗ trợ ổn định đường huyết.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người tiểu đường mà không cần phải ăn kiêng gây thiếu chất.
Sữa non Gluzabet - Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người huyết áp cao
Sữa non Gluzabet – Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người huyết áp cao

Tham khảo thêm: Mua sữa tiểu đường gluzabet tại gluzabet.com.vn

Vận động thường xuyên

Việc hoạt động thể chất sẽ giúp tim của chúng ta được khỏe mạnh, bơm máu nhiều hơn và chịu ít kháng trở hơn, từ đó huyết áp cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục.

Nếu bạn là người bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp thì trước khi bắt đầu các bài tập thể dục, bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với các bài tập cần sự vận động mạnh, có khả năng gây ra những triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt và buồn nôn thì bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện.

Việc tập thể dục cũng rất có lợi trong việc điều trị cho bệnh nhân bị huyết áp thấp bởi giúp cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, bạn nên chọn các hoạt động vừa phải để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh huyết áp cần phải có thông tin chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị tình trạng bệnh bao gồm:

  • Thuốc không phải insulin (dạng viên uống): thuốc thuộc nhóm Metformin, nhóm Thiazolidinedione.
  • Thuốc gây tăng tiết insulin: thuốc thuộc nhóm Sulfonylureas, nhóm Meglitinides.
  • Các thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: nhóm thuốc ức chế men alpha – glucose, nhóm thuốc ức chế SGLT2.
  • Insulin.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và tham khảo ý kiến chữa trị từ bác sĩ để đạt được hiệu quả sức khỏe tốt nhất.

Insulin là một trong những loại thuốc dành cho người bị đường huyết tốt nhất hiện nay
Insulin là một trong những loại thuốc dành cho người bị đường huyết tốt nhất hiện nay

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh đường huyết mà công ty gluzabet muốn gửi đến bạn đọc. Việc biết được mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện tình trạng bệnh của cơ thể, từ đó đưa ra biện pháp thích hợp để phòng ngừa, chữa trị. Nếu có nhu cầu tư vấn về sản phẩm sữa gluzabet chính hãng, hãy liên hệ ngay với công ty sữa gluzabet để được hỗ trợ sớm nhất!

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi