Tiền tiểu đường nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Những người được chẩn đoán tiền tiểu đường cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cùng chế độ vận động hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Vậy cụ thể thì người bị tiền tiểu đường nên ăn gì là tốt cho sức khỏe?

Bị tiền tiểu đường nên ăn gì?
Bị tiền tiểu đường nên ăn gì?

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người mắc tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển sang tiểu đường tuýp 2 trong 10 năm, không phải là bệnh. Và cũng không chắc chắn rằng bạn sẽ mắc tiểu đường nếu được chẩn đoán là đang bị tiền tiểu đường.

Thế nên, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường. Trong đó, chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 là vấn đề mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, bạn cần tuân theo một vài nguyên tắc chính sau đây:

  • Tính toán lượng calo hấp thụ hợp lý dựa trên thể trạng, sức khỏe và chế độ vận động của bản thân. Nếu bạn ít vận động, làm việc nhẹ thì lượng calo cần thiết sẽ khoảng 30 calo/ngày. Còn nếu bạn thường xuyên làm việc nặng thì cần tăng lên khoảng 40 -45 calo/ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất và cân đối giữa các nhóm chất đạm, béo và bột đường.
  • Mỗi ngày, bạn nên ăn khoảng 30 – 40 gram chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ đường.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa vitamin B1, B2 và PP để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout, tiểu đường.
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, cân đối
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, cân đối

Tham khảo thêm:

Tiểu đường ăn gì thay cơm

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tiền tiểu đường nên ăn gì?

Bệnh nhân tiền tiểu đường nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu? Cùng giải đáp thông qua nội dung dưới đây của bài viết này nhé!

Những loại thực phẩm có chỉ số GI trung bình và thấp

Thứ nhất, bạn cần căn cứ vào chỉ số đường huyết GI để lựa chọn loại thực phẩm phù hợp nhất với người bị tiền tiểu đường. Nếu chỉ số GI của thực phẩm quá cao thì bạn rất dễ bị tăng nhanh đường huyết sau khi ăn. Điều này sẽ kéo theo nguy cơ mất kiểm soát đường huyết. Còn với những thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình, khả năng làm tăng đường huyết sẽ thấp hơn.

Thông thường, những thực phẩm giàu chất xơ sẽ có chỉ số GI thấp. Còn những thực phẩm đã qua tinh chế, đóng hộp, giàu bột đường thường sẽ có chỉ số GI cao. Một số gợi ý về dành cho bạn nếu đang bị tiền tiểu đường như:

  • Bánh mì làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hạt chia, các loại đậu,…
  • Rau củ quả chứa ít tinh bột như bông cải xanh, cà rốt, bắp cải, cà chua, bơ,…
  • Mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm lại với nhau để giảm chỉ số GI. Ví dụ ăn chung cơm trắng với thịt gà và rau để làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường.

Bị tiền tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có GI thấp đến trung bình
Bị tiền tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có GI thấp đến trung bình

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Không thể phủ nhận rằng, chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn giúp kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Từ đó ngăn chặn được sự gia tăng đột ngột của chỉ số đường huyết trong máu.

Chưa kể, ăn nhiều chất xơ còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm bớt cơn thèm ăn. Qua đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì.

Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể lựa chọn đó là các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Ví dụ như đậu lăng, đậu xanh, cà rốt, táo, lê, bông cải xanh, rau bina, gạo lứt, lúa mạch,…

Có thể bạn quan tâm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ trong thực đơn
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ trong thực đơn

Nên ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ, có da dày

Những người được chẩn đoán có nguy cơ mắc tiểu đường nên lựa chọn các loại thịt nạc, ít mỡ cho thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Những loại thịt này có hàm lượng cholesterol rất thấp, cũng như không làm tăng đường huyết quá nhiều.

Gợi ý một số loại thịt mà bạn có thể sử dụng:

  • Thịt gà đã bỏ da, ức gà.
  • Lòng trắng trứng.
  • Thịt cá như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá trích,…
  • Một số loại hải sản như tôm, cua, sò điệp,…

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải loại bỏ hoàn toàn thịt mỡ ra khỏi thực đơn. Bạn vẫn có thể ăn các loại thịt có ít mỡ như sườn heo, cốt lết, cánh gà, gan, tim, cật,… Chỉ cần bạn lưu ý là đừng ăn quá nhiều và quá thường xuyên nhé!

Nên lựa chọn thịt nạc, không/ít mỡ và da
Nên lựa chọn thịt nạc, không/ít mỡ và da

Tiền tiểu đường nên kiêng ăn uống gì?

Khi bị tiền tiểu đường, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm có chỉ số GI cao, đồ uống nhiều đường, rượu bia,…

Tránh các loại thực phẩm có chỉ số GI cao

Gạo trắng, khoai tây, đồ uống có đường, đồ đóng hộp,… thường có chỉ số GI khá cao. Bạn cần tránh những thực phẩm này để không làm tăng đường huyết quá mức.

Tránh các loại thức uống có đường

Những loại đồ uống chứa nhiều đường như nước ép, nước ngọt, soda,… có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Thế nên, nếu bị tiền tiểu đường, bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống này. Thay vào đó có thể lựa chọn nước lọc, nước suối, chè xanh,… để tốt hơn cho sức khỏe.

Tránh sử dụng các loại đồ uống nhiều đường
Tránh sử dụng các loại đồ uống nhiều đường

Tiết chế các loại đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu không những khiến cơ thể bị mất nước mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, trung bình mỗi ngày, nam giới chỉ nên uống 2 ly bia và nữ giới chỉ nên uống 1 ly bia.

Có thể bạn quan tâm: Người bệnh tiểu đường có uống bia được không

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người tiền đái tháo đường

Nếu có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự tiến triển của tiền tiểu đường thành bệnh.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, có chỉ số GI thấp chính là phương pháp tốt nhất để bạn có thể kiểm soát tiền tiểu đường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán lượng calo có trong mỗi khẩu phần ăn thông qua nhãn trên thực phẩm. Từ đó cân chỉnh lượng dinh dưỡng nên nạp vào cơ thể sao cho phù hợp.

Kiểm soát thực đơn dinh dưỡng cho người tiền tiểu đường
Kiểm soát thực đơn dinh dưỡng cho người tiền tiểu đường

Tập thể dục đều đặn

Theo Viện Quốc gia về bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (NIDDK), chế độ vận động hợp lý cũng nằm trong danh sách các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường, cũng như tiền tiểu đường. Khi bạn tập luyện thể dục, thể thao, cơ thể sẽ tiêu thụ glucose để tạo ra năng lượng, cũng như thúc đẩy các tế bào hoạt động tốt hơn. Còn lười vận động có thể làm gia tăng sự kháng insulin.

Nếu mới bắt đầu tập luyện, bạn chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, thời gian tập khoảng 20 phút. Sau đó tăng dần cường độ và thời gian để cơ thể kịp thích nghi, đồng thời tránh hạ đường huyết quá mức.

NIDDK cũng khuyến cáo rằng hãy cường độ tập luyện lý tưởng nhất là tối thiểu 5 ngày/tuần và 30 – 60 phút cho một lần tập.

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc là thói quen cần hạn chế/bỏ dần vì có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin ở người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể uống sữa Gluzabet

Chỉ một vài thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa hay làm chậm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường. Hiện nay, khá nhiều người mắc tiền tiểu đường tìm đến các loại sữa dành cho người tiểu đường để hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Và Gluzabet là một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và khách hàng tin tưởng.

David Ford người Mỹ – Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng hơn 15 năm đã phân tích rõ những công dụng có trong từng thành phần Gluzabet.

  • Táo đỏ mỹ: Có chứa phlorizin giúp ức chế sản sinh GLT2 có trong tuyến tụy, ổn định đường huyết trong máu cho người bệnh.
  • Hạt sen: Giúp ngủ ngon, sâu giấc. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gam) cung cấp khoảng 5 gam protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với người mắc tiểu đường.
  • Bí đỏ: Giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, giúp ngủ ngon và tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Hạt óc chó: tốt cho hệ tim mạch, ổn định đường huyết, ngoài ra, hạt óc chó có khả năng tạo ra insulin (loại chất mà những người mắc bệnh tiểu đường không có).

Mua sữa tiểu đường gluzabet tại Công ty cổ phần Thương Mại D2D

Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet
Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet

Thành phần của sữa Gluzabet (hũ 400 gram)

  • Đậu đỏ 45 gram, bí đỏ 40 gram, chiết xuất táo 40 gram, đậu nành 40 gram, đậu xanh 30 gram, óc chó 30 gram, hạt sen 20 gram, inulin 20 milligram.
  • Phụ liệu: Đường cỏ ngọt, sữa gầy vừa đủ 400 gram.

Hướng dẫn sử dụng

  • Sản phẩm được sử dụng để thay thế bữa sáng hoặc bữa phụ, giúp bổ sung năng lượng, vitamin và dưỡng chất cần thiết. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phù hợp với người tiểu đường, tiền tiểu đường, ăn kiêng hoặc có nhu cầu giảm cân.
  • Pha khoảng 5 – 10 gram bột với 100 – 250ml nước ấm hoặc tùy theo khẩu vị, khuấy đều.

Hướng dẫn bảo quản

  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30ºC. Đậy kín hộp sau khi mở.

Chìa khóa giải mã cho câu hỏi “Bị tiền tiểu đường nên ăn gì” chính là ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo. Để có một cơ thể khỏe mạnh cùng chế độ ăn khoa học hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này nhé! Còn nếu bạn muốn đặt mua sữa tiểu đường Gluzabet, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website gluzabet.com.vn số hotline 1900 3421.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi