Tiểu đường có di truyền không? Sàng lọc bệnh tiểu đường

Tiểu đường có di truyền không” Nếu có thì tỷ lệ di truyền là bao nhiêu? Đó là mối lo ngại cho con cái của rất nhiều người bị bệnh tiểu đường hay có người thân bị tiểu đường. Bài viết dưới đây của Gluzabet sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân gây bệnh của từng loại sẽ có sự khác nhau.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 do thiếu hụt hormone insulin gây rối loạn chuyển hóa glucose.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 do chức năng của hormone insulin bị suy giảm.

Vậy, bệnh tiểu đường có di truyền không? Khả năng di truyền của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có không nhau không? Xem ngay nội dung bên dưới để được giải đáp nhé!

Tiểu đường có di truyền không?

Khoa học đã chứng minh, bệnh tiểu đường có thể di truyền. Tuy nhiên, khả năng này không được quyết định chỉ bởi yếu tố di truyền gen mắc bệnh mà còn bởi tác động của môi trường. Do đó, để trả lời cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền hay không?” thì phải dựa trên cả 2 yếu tố.

Tỷ lệ mắc tiểu đường di truyền type 1

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở con cái đều có thừa hưởng các yếu tố di truyền từ cả bố lẫn mẹ. Điều này phổ biến hơn cả ở những người da trắng bởi đây là nhóm người có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 cao nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ

Tỷ lệ di truyền tiểu đường type 1

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở con cái khi có bố, mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 như sau:

  • Nếu bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1/17.
  • Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước 25 tuổi thì tỷ lệ con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1/25. Nếu sinh con sau 25 tuổi thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 1/100
  • Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ nằm trong khoảng 1/10 đến 1/4.
  • Ngoài ra, nếu bố, mẹ mắc hội chứng tự miễn nhiễm nhiều tuyến nội tiết type 2 (trung bình cứ 7 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ có 1 người mắc hội chứng này) thì nguy cơ con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và các bệnh lý khác như tuyến giáp, thượng thận hoạt động kém, rối loạn miễn dịch,… là 1/2.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng di truyền tiểu đường tuýp 1

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng có thể tác động đến việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 1:

  • Vào mùa đông, bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện phổ biến hơn so với mùa hè. Đồng thời cũng nhiều hơn ở những nơi có khí hậu lạnh.
  • Một số loại virus cũng có thể kích hoạt gen mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở một số bệnh nhân.
  • Chế độ ăn uống sau sinh cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 1. Cụ thể, với những trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu và trẻ ăn muộn dặm thì nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những trẻ khác.
Các yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1
Các yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1

Tỷ lệ mắc tiểu đường di truyền type 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 di truyền theo gia đình, một phần nguyên nhân gây bệnh có thể là do gen. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường tác động như lối sống không khoa học và béo phì cũng có thể khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển.

Theo số liệu từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có bố, mẹ mắc bệnh này như sau:

  •  Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trước năm 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là 1/7.
  • Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ con mắc bệnh là 1/2.
  • Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh sau năm 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc bệnh là 1/13.

Tuy nhiên, khó có thể khẳng định nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là do di truyền hay lối sống nếu có người thân bị bệnh này. Song, nhiều khả năng là do cả hai.

Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở con cái là 1/2 nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh
Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở con cái là 1/2 nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh

Từ những phân tích ở trên, có thể trả lời cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có bị di truyền không?” đó là CÓ.

Tham khảo thêm:

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở chân

Tiểu đường có lây không

Phân loại đái tháo đường

Những gen liên quan gây bệnh tiểu đường type 2

Có thể thấy, tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở con cái do gen di truyền cao hơn so với tiểu đường tuýp 1. Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu để tìm ra chính xác các đột biến gen gây bệnh tiểu đường tuýp 2 để có thể phòng ngừa và sàng lọc sớm các ca bệnh.

Nhìn chung, các đột biến gen này liên quan đến điều hòa glucose và insulin, bao gồm:

  • Các gen kiểm soát sự điều hòa nồng độ insulin, sự sản xuất insulin, glucose và gen kiểm soát độ nhạy cảm với nồng độ glucose của cơ thể.
  • Các gen liên quan khác như thụ thể Ure Sulfonylurea (ABCC8) điều tiết insulin, thụ thể glucagon (GCGR) và hormone glucagon điều hòa glucose, gen vận chuyển glucose 2 (GLUT2), gen TCF7L2 liên quan đến bài tiết insulin và sản xuất glucose,…

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong các đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 không có gen nào độc lập gây bệnh. Do đó, không thể bỏ qua các tác động từ môi trường (thực phẩm, chất độc, virus,…) làm kích hoạt gen mắc bệnh.

Các đột biến gen gây bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến điều hòa glucose và insulin
Các đột biến gen gây bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến điều hòa glucose và insulin

Xét nghiệm di truyền và sàng lọc bệnh đái tháo đường thế nào?

Sàng lọc bệnh đái tháo đường tuýp 1

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và tìm cách dự đoán tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1. Một số kết quả chỉ ra rằng:

  • Hầu hết các bệnh nhân da trắng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 có gen HLA-DR3 hoặc HLA-DR4.
  • Ở người Mỹ gốc Phi, nếu có gen HLA-DR7 thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 cao hơn so với người bình thường.
  • Với người Nhật, rủi ro mắc bệnh này sẽ tăng nếu có gen HLA-DR9.

Ngoài ra cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 như xét nghiệm khả năng phản ứng của cơ thể với glucose, đo lường kháng thể đối với insulin, các tế bào đảo nhỏ trong tuyến tụy hoặc axit glutamic decarboxylase,…

Sàng lọc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, một số xét nghiệm đột biến gen liên quan đến đái tháo đường tuýp 2 được đưa ra. Tuy nhiên, độ chính xác của các xét nghiệm tiểu đường có di truyền không này là chưa cao.

Một số yếu tố mà bạn có thể căn cứ để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 do di truyền:

  • Bị huyết áp cao.
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Chỉ số khối cơ thể.
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
  • Nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu tăng.
Việc xét nghiệm và sàng lọc tiểu đường còn gặp nhiều khó khăn
Việc xét nghiệm và sàng lọc tiểu đường còn gặp nhiều khó khăn

Tính đến thời điểm hiện tại, việc xét nghiệm và đánh giá chính xác khả năng di truyền này vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do các đột biến gen nhất định là không lớn và không phải ai mang đột biến gen cũng có thể mắc bệnh. Bên cạnh đó còn gặp nhiều trở ngại trong việc đánh giá sự tương tác giữa yếu tố gen di truyền và tác động của môi trường.

Song, điều này cũng đồng nghĩa với việc là bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng các xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, trì hoãn hoặc ngăn ngừa khả năng phát bệnh.

Phòng ngừa tiểu đường di truyền

Để phòng ngừa khả năng tiến triển của bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo như trái cây, rau xanh,… Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
  • Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao, năng cao sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không để bị béo phì hay cố giảm cân quá mức khiến hạ đường huyết.
  • Cố gắng không để bản thân bị căng thẳng, stress.
  • Từ bỏ các thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và kịp thời phát hiện bệnh để điều trị.
  • Uống sữa gluzabet – sữa hạt dinh dưỡng dành cho người tiểu đường để thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày. Sản phẩm sẽ giúp bạn bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất, giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, làm giảm đường huyết, cung cấp omega-3, omega-6, canxi,… cho cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Top các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường

Sữa Gluzabet tốt cho người bị tiểu đường
Sữa Gluzabet tốt cho người bị tiểu đường

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Nam giới bị bệnh tiểu đường có sinh con được không?

Nam giới hoàn toàn có thể có con nếu mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ di truyền cho con cái là 1/17 nếu mắc tiểu đường tuýp 1 và 1/7 nếu mắc tiểu đường tuýp 2. Tỷ lệ này có thể giảm đi nếu bố mẹ thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh cho cả gia đình.

Tham khảo thêm: Cảnh giác với 9 dấu hiệu tiểu đường ở nam giới

Nữ giới bị bệnh tiểu đường có sinh con được không?

Nữ giới hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh dù bản thân đang mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ. Tỷ lệ di truyền là 1/25 nếu mắc tiểu đường tuýp 1 và 1/7 nếu mắc tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bố mẹ cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát bệnh và xây dựng lối sống lành mạnh cho cả gia đình kể từ khi có ý định mang thai và sau khi sinh.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ bạn cần biết sớm

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bệnh tiểu đường không lây qua đường tiếp xúc, đường máu hay quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bệnh này có khả năng di truyền. Vì vậy, bạn nên cải thiện và phòng ngừa khả năng mắc bệnh từ sớm thông qua lối sống lành mạnh và sàng lọc yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về câu hỏi “ Bệnh tiểu đường có di truyền không?” mà Gluzabet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể tầm soát bệnh tiểu đường từ sớm và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, đẩy lùi bệnh tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bạn hãy liên hệ với Gluzabet thông qua số hotline hoặc truy cập vào website https://gluzabet.com.vn để được giải đáp nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi