Bài viết được tham vấn y khoa BSCKI. Vũ Thanh Tuấn – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận – Bác sĩ Sản Phụ khoa – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Rối loạn đường huyết nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch. Do đó, hiểu và có biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị rối loạn đường huyết là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Trong bài viết này, Gluzabet sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
- 1 Đôi nét về đường huyết và chu trình chuyển hóa đường
- 2 Rối loạn đường huyết là gì?
- 3 Nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn đường huyết
- 4 Tại sao nhận biết các triệu chứng rối loạn đường huyết lại quan trọng đối với bệnh tiểu đường?
- 5 Phương pháp chẩn đoán rối loạn đường huyết
- 6 Điều trị rối loạn đường huyết bằng phương pháp nào?
- 7 Sữa tiểu đường Gluzabet – Hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả
- 8 Tác dụng của sữa Gluzabet đối với bệnh nhân tiểu đường
Đôi nét về đường huyết và chu trình chuyển hóa đường
Hằng ngày, cơ thể của chúng ta hấp thụ lượng đường thông qua các loại thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bánh mì, trái cây,… Chu trình để cơ thể chuyển hóa thực phẩm thành glucose diễn ra như sau:
- Thực phẩm sau khi ăn sẽ được đưa xuống thực quản và chuyển đến dạ dày.
- Tại đây, các axit và enzym có trong dạ dày sẽ tiến hành phân cắt, phá vỡ thức ăn thành mảnh nhỏ và giải phóng glucose.
- Sau đó, glucose sẽ được chuyển đến ruột và được hấp thụ qua thành ruột vào máu. Lúc này, đường huyết trong máu sẽ bắt đầu tăng lên.
- Cơ thể sẽ kích thích tuyến tụy tăng sản sinh hormone chuyển hóa đường là insulin để giúp glucose đến từng tế bào trong cơ thể.
- Khi đó, tế bào sẽ sử dụng glucose để làm năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Một phần sẽ được dự trữ ở gan và cơ bắp dưới dạng glycogen.
Lượng glucose trong máu sẽ được giữ ở mức ổn định. Nếu đường huyết tăng, các tế bào beta trong tuyến tụy sẽ giải phóng insulin vào máu. Việc này có tác dụng “mở khóa” các tế bào cơ, mỡ và gan để giúp glucose có thể di chuyển đến những vị trí này.
Ngược lại, nếu bạn nhịn ăn trong vài giờ khiến chỉ số đường huyết giảm thì tuyến tụy sẽ ngưng tiết insulin. Đồng thời các tế bào alpha trong tuyến tụy cũng bắt đầu sản xuất ra hormone glucagon để báo hiệu cho gan biến đổi glycogen trở lại thành glucose.
Rối loạn đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết được xem là bình thường khi nồng độ đường trong máu lúc đói luôn duy trì ở mức 4 – 5.5 mmol/l. Khi có sự bất thường nào đó xảy ra trong chu trình chuyển hóa thành glucose thì sẽ gặp tình trạng rối loạn đường huyết.
Trong đó, rối loạn đường huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose là 2 dạng của tiền tiểu đường. Lúc này, chỉ số đường huyết của bệnh nhân sẽ cao hơn so với bình thường nhưng không đạt mức chẩn đoán bị tiểu đường, khoảng 5.6 – 6.9mmol/l.
Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có biện pháp điều trị phù hợp thì sẽ trở thành bệnh lý. Người mắc bệnh dễ gặp các triệu chứng như tăng hoặc hạ đường huyết, tiến triển thành đái tháo đường, mắc các bệnh tim mạch,… Từ đó khiến sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng lớn.
Ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu cao hoặc thấp. Bệnh nhân cần nắm được cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh chỉ số đường huyết phù hợp.
Nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn đường huyết
Các triệu chứng có thể biểu hiện ở người bị rối loạn đường huyết sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn mà họ gặp phải. Bao gồm hạ đường huyết và tăng đường huyết.
Hạ đường huyết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng hạ đường huyết. Trong đó có thể kế đến những nguyên nhân chính là:
- Quá trình phân giải và chuyển hóa glucose bị ảnh hưởng do uống quá nhiều rượu bia.
- Ăn ít, nhịn ăn, ăn không đủ bữa khiến cho cơ thể bị thiết chất, không được cung cấp đủ lượng đường cần thiết để tạo thành năng lượng.
- Vận động quá mức, tiêu hao quá nhiều năng lượng khiến lượng đường bị hạ nhanh chóng.
- Bổ sung quá liều hormone insulin cho cơ thể khiến đường huyết bị hạ.
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Bị đổ nhiều mồ hôi, da ẩm, chân tay lạnh.
- Luôn có cảm giác đói bụng kể cả khi vừa ăn xong.
- Thường xuyên bị chóng mặt, mất phương hướng.
- Đầu óc không minh mẫn, lo lắng, cáu kỉnh, nhịp tim nhanh, dễ bị kích thích.
Tăng đường huyết
Nguyên nhân khiến cho người bệnh bị tăng đường huyết chủ yếu là do mắc bệnh tiểu đường. Các biểu hiện của bệnh có thể diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Một số triệu chứng thường biểu hiện ở người bị tăng đường huyết ở người bệnh là:
- Thường xuyên đi tiểu, quanh nước tiểu có kiến bu.
- Bị khát nước và uống nước liên tục.
- Bị sút cân mà không rõ lý do.
- Hay bị đói bụng, muốn ăn nhiều và thích ăn đồ ngọt.
- Mắt nhìn mờ, dễ bị mệt.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm âm đạo, vết loét lâu khỏi, viêm ngứa da,…
Tại sao nhận biết các triệu chứng rối loạn đường huyết lại quan trọng đối với bệnh tiểu đường?
Thực tế chỉ ra rằng, việc nhận biết các triệu chứng của rối loạn đường huyết không phải là đơn giản. Cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 9 người không xuất hiện triệu chứng.
Với những bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng thì có thể thấy được các dấu hiệu như bị giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân, mắt bị mờ, da ở các vùng có nếp gấp như cổ, cổ tay, dưới cánh tay bị sẫm màu, các vết thương lâu lành, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều,… Các triệu chứng này có thể xuất hiện vào rất nhiều thời điểm trong ngày.
Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu của rối loạn đường huyết kịp thời là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân và người thân có thể đưa ra biện pháp ứng phó một cách nhanh chóng và hợp lý. Từ đó có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Ngoài ra, cũng có thống kê đưa ra rằng cứ 4 người bị rối loạn đường huyết thì trong khoảng 10 năm, sẽ có từ 1 đến 3 người tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2. Song, nếu có biện pháp điều trị kịp thời thì có khoảng 70% bệnh nhân không chuyển biến thành đái tháo đường.
Thế nên, phát hiện sớm tiền đái tháo đường sẽ là lợi thế lớn cho bệnh nhân để cải thiện bệnh tình, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.
Tham khảo thêm:
Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường
Phương pháp chẩn đoán rối loạn đường huyết
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), để chẩn đoán rối loạn đường huyết cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng kết hợp với việc xét nghiệm đường huyết.
- Nếu chỉ số đường huyết dưới 70 mg/dl và có các triệu chứng của hạ đường huyết thì được cho là bị hạ đường huyết. Lưu ý, nếu chỉ số đường huyết thấp hơn 50 mg/dl thì phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. Vì đây là mức đường huyết nguy hiểm, người bệnh có thể bị mất ý thức, thậm chí là tử vong.
- Nếu chỉ số đường huyết đo sau khi ăn ít nhất 8 tiếng trên 126 mg/dl hoặc đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày đều trên 200 mg/dl thì bệnh nhân bị tăng đường huyết.
Đối với những bệnh nhân có chỉ số đường huyết vượt quá mức an toàn cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như tổn thương võng mạc, thận, bàn chân, não bộ, dây thần kinh, nhiễm toan chuyển hóa,…
Điều trị rối loạn đường huyết bằng phương pháp nào?
Tùy vào từng loại rối loạn đường huyết mà đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, những thông tin về phương pháp điều trị mà Gluzabet cung cấp trong bài viết không phải đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất nhé!
Điều trị hạ đường huyết
Việc điều trị cho bệnh nhân bị hạ đường huyết thường là bù đường kịp thời để cải thiện các triệu chứng. Một số biện pháp điều trị khẩn cấp có thể áp dụng như uống nước đường, ăn bánh kẹo ngọt,… cho đến khi lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng lên trên 70 mg/dl.
Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện nghiêm trọng thì cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi.
Điều trị tăng đường huyết
Việc điều trị của người bệnh tăng đường huyết cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp tầm soát chuyên sâu. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng lối sống khoa học, kiểm soát đường huyết để việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hiện nay, các biện pháp ban đầu để khắc phục tình trạng rối loạn đường huyết chủ yếu là:
- Kiểm soát chế độ ăn uống theo nguyên tắc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, ít chất béo như rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt,… Đồng thời cần kiểm soát lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó còn phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, kiêng các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Giảm cân ở mức phù hợp để giảm đường huyết đối với những người bị thừa cân, béo phì.
- Tăng cường các hoạt động thể chất như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Tránh để bản thân bị căng thẳng, stress bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc,…
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
Tham khảo thêm:
Cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà
Sữa tiểu đường Gluzabet – Hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả
Sữa Gluzabet là một trong những loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bạn có thể tin tưởng lựa chọn sữa Gluzabet để thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường.
Theo David Ford người Mỹ – Đại diện chuyên gia đến từ Hoa Kỳ chia sẻ về Gluzabet cho biết:
“Sữa Gluzabet ứng dụng công nghệ enzyme siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ. Nó giúp kích hoạt enzyme chính trong cơ thể, tăng cường quá trình sản sinh Insulin mà không gây tổn thương cho tuyến tụy. Việc sử dụng sữa Gluzabet sẽ bổ sung những chất cần thiết mà người bệnh thường thiếu do ăn kiêng nhiều. Đặc biệt, Gluzabet có hương vị thơm ngon từ táo đỏ và đậu xanh, cho phép người dùng sử dụng nó một cách lâu dài và hàng ngày mà không cảm thấy ngán.”
Tác dụng của sữa Gluzabet đối với bệnh nhân tiểu đường
Những lợi ích cho sức khỏe mà sữa Gluzabet mang lại cho bệnh nhân tiểu đường có thể kế đến như:
- Bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp người bệnh không bị thiếu chất do phải kiêng khem nhiều thứ trong chế độ ăn.
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, làm giảm đường huyết, cung cấp omega-3, omega-6, kích thích ăn ngon, ngủ ngon,…
- Công thức ALA độc quyền enzym siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ, giúp đẩy nhanh hiệu quả của sữa so với những sản phẩm thông thường khác.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày, cung cấp canxi để xương chắc khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt mua sữa Gluzabet tại: https://gluzabet.com.vn/sua-gluzabet-chinh-hang/
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Gluzabet về triệu chứng rối loạn đường huyết. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể nhiều kiến thức hơn về bệnh tiểu đường, cũng như biết được cách phát hiện và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe.
Nếu cần thêm thông tin tư vấn về triệu chứng rối loạn đường huyết nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Gluzabet để được tư vấn tận tình nhé!