Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là việc rất quan trọng, cần làm để bảo vệ tốt sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bởi, chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ. Từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời không để bệnh tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 cho mẹ sau sinh.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Gluzabet nhé! Gluzabet sẽ bật mí cho mẹ bầu những kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như hướng dẫn cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường sao cho hợp lý.
Mục lục
- 1 Tiểu đường thai kỳ là gì?
- 2 Tiểu đường tác động nguy hiểm như thế nào đến mẹ và thai nhi?
- 3 Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- 4 Mục đích xây dựng chế độ thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- 5 Bị tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì?
- 6 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- 7 Bổ sung sữa Gluzabet cho bữa phụ của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do rối loạn lượng đường trong máu bởi các loại nội tiết tố mà nhau thai tạo ra gây tác động xấu đến insulin.
Thông thường, không dễ để phát hiện mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ nếu không khám thai và thực hiện xét nghiệm. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl, vào thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dl thì có nghĩa là mẹ bầu đã bị đái tháo đường thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy một vài biểu hiện bất thường sau đây, các mẹ bầu phải cần chú ý vì rất có thể mình đang mắc bệnh tiểu đường:
- Thường xuyên cảm thấy khát nước, hay bị thức giấc bất chợt vào ban đêm do khát và cần uống nước.
- Mắc tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với những thai phụ bình thường.
- Các vết trầy xước, đứt tay thường rất lâu lành.
- Vùng kín dễ bị nhiễm nấm và khó điều trị nếu chỉ dùng thuốc trị nấm thông thường.
- Có dấu hiệu suy nhược, sụt ký.
Tiểu đường tác động nguy hiểm như thế nào đến mẹ và thai nhi?
Mặc dù, bệnh tiểu đường thai kỳ không giống như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là bệnh mạn tính. Tiểu đường thai kỳ chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
Ngoài ra, nếu không có chế độ kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì bệnh cũng có thể chuyển thành đái tháo đường tuýp 2 cho mẹ sau sinh.
Cụ thể, nếu không kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường cho mẹ trong quá trình mang thai, để lượng đường tăng quá cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không
Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ
Đối với mẹ bầu
- Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao.
- Tăng trên 20kg, thai nhi quá to khiến cho việc sinh nở khó khăn, tỷ lệ sinh mổ cao và dễ bị sinh non. Bên cạnh đó còn có thể khiến mẹ bị chấn thương vùng lưng, gãy xương, trật khớp.
- Bị nhiễm trùng, viêm thận, băng huyết sau sinh.
- Dễ bị sảy thai nhiều lần liên tiếp, thai bị chết lưu mà không rõ nguyên nhân.
Đối với thai nhi
- Bé sau khi sinh rất dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường huyết, tụt canxi.
- Nguy cơ bị dị dạng thai, dị tật bẩm sinh.
- Dễ bị gãy xương, sang chấn khi sinh do thai nhi quá to.
- Tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần chào đời đầu tiên có thể tăng 2 – 5 lần.
Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là phương pháp hiệu quả để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, do quá lo lắng về việc tăng đường huyết quá mức, cũng như bị ốm nghén thai kỳ mà các mẹ bầu thường kiêng khem nhiều thứ.
Tuy nhiên, điều này lại vô tình lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng, thiếu chất và khiến mẹ dễ gặp các biến chứng. Chưa kể còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
Một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ cần đảm bảo cân đối giữa 2 yếu tố là dưỡng chất và đường huyết. Ngoài ra cũng cần đáp ứng các nguyên tắc để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, bao gồm:
- Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường cần đảm bảo có đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất là chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Việc thay đổi thực đơn cần phải phù hợp với thói quen ăn uống của mẹ bầu, cũng như không nên thay đổi số lượng và các món ăn quá nhanh.
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (theo khuyến khích là 5 bữa). Trong đó bữa sáng và bữa trưa sẽ có lượng thức ăn nhiều hơn so với bữa tối.
- Ăn đủ bữa, đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ.
- Không nên ăn hay nêm quá nhiều đường và muối vào món ăn.
- Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ. Ví dụ như thay vì ăn rau xào, mẹ bầu có thể đổi thành rau sống, salad,…
Mục đích xây dựng chế độ thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Ổn định và kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức bình thường,
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạn chế các loại chất béo có hại cho tim mạch.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Ngăn chặn và làm giảm nguy cơ bệnh bị biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
- Giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt.
Bị tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì?
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, cả khi trong bụng mẹ và sau khi chào đời. Do đó, nếu mắc bệnh, mẹ bầu phải thực sự lưu ý đến sức khỏe, cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Những loại thực phẩm mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn
- Thịt nạc, cá, đậu phụ, sữa không đường, sữa ít béo,…
- Gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt, mọng nước.
Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Những thực phẩm cần giảm bớt khi bị tiểu đường thai kỳ
- Các loại bánh kẹo, kem, trái cây ngọt, nước ngọt, cà phê, rượu bia,…
- Hạn chế ăn mặn, dùng nhiều muối hoặc các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối như đồ hộp, thịt nguội,…
- Không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng gà, đồ ăn chiên xào, nội tạng,… vì chứa nhiều chất béo gây tăng mỡ máu.
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Nhìn chung, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường không có sự ràng buộc quá khắt khe về các loại thực phẩm. Mẹ bầu có thể tính toán và lựa chọn thực đơn sao cho đảm bảo dinh dưỡng, cũng như phù hợp với thói quen ăn uống.
Ngoài ra, để đảm bảo chính xác, mẹ bầu có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn. Nếu chỉ số dưới 10mmol/l thì đó là mức an toàn, mẹ bầu có thể an tâm.
Thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Không chỉ với mẹ bầu bị tiểu đường mà tất cả mọi người đều không nên nhịn ăn bữa sáng. Bởi, thói quen này có thể khiến cho mẹ bầu gặp tình trạng kháng insulin, gây khó khăn trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu. Do đó, nên ăn sáng đầy đủ và đều đặn để tốt cho sức khỏe. Chưa kể, việc này còn giúp ích rất nhiều trong việc giảm cholesterol cho người bị mỡ máu cao.
Sau đây là một số gợi ý trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vào buổi sáng. Mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng nhé!
- 1 bánh mì trứng, dưa leo, cà chua. Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tiểu đường ăn bánh mì được không
- 2 quả trứng luộc và 1 phần bánh mì nướng ngũ cốc.
- 1 bát cháo yến mạch và 1 ly sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
- 1 bát cháo thịt bò (khoảng 40gr thịt, 60gr gạo và 150gr rau cả).
- 1 bát miến gà (khoảng 30gr thịt, 150gr miến, 150gr giá đỗ và một ít rau sống ăn kèm).
- 1 đĩa bánh cuốn (một lượng bánh cuốn vừa ăn, thêm 20gr chả lụa và dưa leo).
Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Thực đơn bữa trưa dành cho mẹ bầu nên đầy đủ 4 phần, bao gồm 1 phần tinh bột (cơm, bún), 1 phần đạm (thịt cá), 2 phần chất xơ (rau, củ). Sau bữa ăn, mẹ bầu có thể dùng thêm trái cây để tráng miệng. Tuy nhiên nên chọn những loại quả ít ngọt, mọng nước để tránh làm cho đường huyết tăng cao sau khi ăn nhé!
Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ trong 1 tuần:
- Thứ 2: 1 bát cơm nhỏ, 2 miếng ức gà nướng, 2 miếng đậu phụ sốt cà chua, 1 đĩa rau cải luộc.
- Thứ 3: 1 bát cơm, 1 bát bông cải luộc, 1 đĩa thịt bò xào (khoảng 60gr).
- Thứ 4: 1 bát cơm, 1 đĩa salad dưa chuột, 1 bát canh bí đỏ thịt bằm, 4 miếng chả.
- Thứ 5: 1 bát miến gà/hủ tiếu bò/bún mọc.
- Thứ 6: 1 bát cơm, 1 bát bắp cải luộc, 2 miếng đậu phụ sốt cà, 8 miếng thịt luộc.
- Thứ 7: 1 bát cơm, 1 đĩa tôm (khoảng 50gr), 1 bát canh mồng tơi.
- Chủ nhật: 1 bát cơm, 4 miếng thịt kho trứng, 1 bát canh chua cá hồi. Tham khảo chi tiết qua bài viết: Các món canh tốt cho người tiểu đường
- Tráng miệng: Mẹ bầu có thể lựa chọn các loại trái cây và thay đổi trong tuần như thanh long, dưa hấu, táo, bưởi, chôm chôm, lê,…
Thực đơn bữa tối, bữa phụ cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Vào bữa tối, mẹ bầu cũng có thể áp dụng tương tự như bữa trưa những khẩu phần sẽ ít hơn và tăng lượng rau xanh. Mẹ bầu có thể dùng các loại rau, quả như rau cải, cà chua, dưa leo, các loại rau họ đậu,…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm bữa phụ để cung cấp thêm dưỡng chất cho mẹ và bé, cũng như không bị đói. Thời điểm cho bữa phụ nên vào lúc 9 giờ hoặc 15 giờ. Những món ăn mà mẹ bầu có thể dùng như 1 hộp sữa chua, ½ trái bắp luộc, ⅓ củ khoai lang luộc, ½ trái táo, 3 múi bưởi,…
Bổ sung sữa Gluzabet cho bữa phụ của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Ngoài các gợi ý cho thực đơn dành cho bà bầu bị tiểu đường ở trên, mẹ bầu cũng có thể uống thêm sữa tiểu đường Gluzabet cho bữa phụ. Sữa sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng và duy trì đường huyết ổn định.
Mẹ có thể uống 2 ly sữa Gluzabet mỗi ngày (khoảng 220ml/ly) để tăng cường sức đề kháng, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào, giải quyết được tình trạng kiêng khem nhiều thức trong ăn uống gây thiếu chất, suy nhược,…
Cách pha sữa như sau: Cho 5 muỗng gạt ngang sữa Gluzabet (tương đương với 50g bột) vào ly đựng 200ml nước nóng (45 – 60ºC). Sau đó khuấy đều cho bột sữa tan hết, để ấm là có thể uống.
Lưu ý: Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet chính hãng không phải là sản phẩm được thiết kế dành cho phụ nữ mang thai. Do đó, trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
Tham khảo thêm: Top sữa dành cho người tiểu đường được ưa chuộng nhất hiện nay
Việc tuân thủ thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu có thể giữ được lượng đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên kết hợp vận động đều đặn để có một kỳ thai nhi khỏe mạnh nhé! Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt mua sữa Gluzabet chính hãng, hãy liên hệ ngay qua Công ty cổ phần Thương Mại D2D để được hỗ trợ nhanh nhất!