Cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà không dùng thuốc có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân. Các biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân mới mắc bệnh. Đồng thời mang lại hiệu quả với cả những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm để giảm bớt được sự phụ thuộc, cũng như tối ưu hiệu quả khi dùng thuốc. Vậy đó là những cách nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Gluzabet để được giải đáp nhé!
Mục lục
- 1 Bệnh tiểu đường là gì? Có chữa được không?
- 2 Bỏ túi ngay 14 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà dễ áp dụng
- 2.1 Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết
- 2.2 Uống sữa Gluzabet
- 2.3 Ăn rau luộc trước khi ăn cơm, thức ăn
- 2.4 Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
- 2.5 Ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan
- 2.6 Món ăn và thức uống từ trái khổ qua
- 2.7 Duy trì cân nặng hợp lý
- 2.8 Dùng các loại thảo dược Đông Y mỗi ngày
- 2.9 Thêm Crom và Magie vào chế độ ăn
- 2.10 Uống đủ nước
- 2.11 Tập thể dục thường xuyên và đúng cách
- 2.12 Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh
- 2.13 Từ bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe
Bệnh tiểu đường là gì? Có chữa được không?
Bệnh tiểu đường (còn được gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là chỉ số đường huyết trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Bệnh được chia làm 3 loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
- Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào tuyến tụy, làm mất khả năng tạo insulin. Bệnh nhân có các triệu chứng khá rõ ràng và nghiêm trọng, điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân nhanh,… Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là anh/chị/em/con ruột của người bị đái tháo đường tuýp 1.
- Tiểu đường tuýp 2: Lý do mắc bệnh là vì lối sống, chế độ ăn uống và di truyền khiến insulin hoạt động không hiệu quả. Bệnh nhân có các triệu chứng khá nhẹ, khó để nhận biết, ví dụ như thường xuyên thấy khát, đi tiểu nhiều, mắt mờ, hay cáu kỉnh, mệt mỏi, vết thương lâu lành,… Bệnh nhân chủ yếu thường trên 45 tuổi, bị thừa cân, ít vận động, gia đình có người bị tiểu đường, có tiền sử bệnh tim, bị buồng trứng đa nang hoặc rối loạn lipid máu.
- Tiểu đường thai kỳ: Chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai với các biểu hiện khá khó nhận biết, thường là đi tiểu nhiều, mắt mờ, khát nước, tăng cân quá nhanh,…
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không
Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ
Bỏ túi ngay 14 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà dễ áp dụng
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để cho bệnh tiểu đường. Hầu hết các phương pháp được áp dụng đều nhằm mục đích kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy, việc áp dụng các cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh là rất cần thiết và cần được thực hiện.
Song, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phải phụ thuộc vào thể trạng và nhu cầu của người bệnh. Trong bài viết này, gluzabet.com.vn sẽ bật mí cho bạn 14 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhé! Bên cạnh đó, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách tập luyện tốt nhất.
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết
Việc người bệnh tự theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Thông qua các chỉ số, người bị tiểu đường có thể xây dựng được thói quen sống, chế độ ăn uống sao cho phù hợp để ổn định đường huyết. Từ đó có thể ngăn ngừa được các biến chứng tiểu đường gây nguy hiểm đến thận, tim, thần kinh, hôn mê đái tháo đường,…
Bên cạnh đó, việc thường xuyên theo dõi đường huyết giúp người bệnh kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp bị hạ huyết áp, tăng huyết áp,…
Thời điểm thích hợp để đo chỉ số đường huyết là buổi sáng thức dậy (khi còn đói), sau các bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng và trước khi đi ngủ.
Uống sữa Gluzabet
Người bệnh có thể sử dụng các loại sữa dành cho người tiểu đường như Gluzabet, sữa Abbott Glucerna Úc 850g, Glucerna Shake,…để hỗ trợ điều trị bệnh. Đây cũng là cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà hữu hiệu mà bạn nên áp dụng.
Sữa tiểu đường gluzabet là sữa hạt dinh dưỡng hàng đầu dành cho người tiểu đường với chế độ dinh dưỡng được cân đối hợp lý, không gây ngấy, không táo bón, không đi ngoài khi sử dụng. Hương vị của sữa cũng rất thơm ngon, dễ uống.
Bên cạnh đó, sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet còn được ứng dụng công nghệ enzyme với hoạt chất phlorizin có trong táo đỏ Mỹ giúp ức chế sự sản sinh GLT2 trong tuyến tụy, sản sinh insulin tự nhiên. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định. Chỉ với 1 – 2 tuần sự dụng, bạn sẽ cảm nhận rõ được hiệu quả của sữa.
Sữa Gluzabet đã được chứng nhận FDA Hoa Kỳ và Bộ Y tế cấp phép. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm nhé!
Ăn rau luộc trước khi ăn cơm, thức ăn
Khi bị tiểu đường, bạn nên ăn nhiều rau xanh. Bởi chất xơ có trong rau sẽ giúp cơ thể làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Mặc dù, bạn có thể ăn rau vào trước, giữa hay cuối bữa cơm đều được. Song, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn ăn rau trước khi ăn cơm, thức ăn thì khả năng làm giảm đường huyết sẽ là tốt nhất.
Thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng
Thư giãn tinh thần và ngủ đúng giờ mỗi ngày cũng là biện pháp giúp cải thiện bệnh tiểu đường không phải ai cũng biết. Bởi, nếu tinh thần bạn luôn căng thẳng, không thể ngủ ngon, bị mất ngủ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho cơ thể tiết ra hormone cortisol và epinephrine. Đây chính là những chất có thể làm tăng chỉ số đường huyết trong máu.
Vì vậy, hãy dành cho bản thân khoảng 15 – 30 phút để thư giãn mỗi ngày, giúp đầu óc được thoải mái. Để làm được điều này, bạn có thể lựa chọn các cách như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, tập yoga, tâm sự cùng người thân, bạn bè,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngủ đúng giấc và đủ giấc (từ 6 đến 8 tiếng) để cơ thể có thời gian phục hồi, hỗ trợ quá trình chữa bệnh đái tháo được.
Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (dưới 56) sẽ giúp chỉ số đường huyết được ổn định lâu dài. Hiệu quả được chứng minh ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà nhé!
Một số loại thực phẩm có đường huyết thấp mà bạn có thể lựa chọn cho thực đơn hằng ngày ví dụ như hải sản, cá, trứng, thịt gà, yến mạch, khoai lang, rau xanh, trái cây ít ngọt.
Ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan
Chất xơ được chia làm 2 loại chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan là loại có khả năng giữ lại các phân tử đường và cholesterol. Đó cũng là nguyên nhân mà loại chất xơ này có thể ngăn ngừa hay làm giảm tốc độ hấp thu các chất này vào máu.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và giúp giảm cân hiệu quả.
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan có thể kể đến như các loại đậu, yến mạch, mồng tơi, đậu bắp, trái cây,…
Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì
Món ăn và thức uống từ trái khổ qua
Khổ qua là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Một số thành phần có trong khổ qua sẽ giúp cơ thể thúc đẩy sản sinh insulin. Từ đó chỉ số đường huyết trong máu cũng được kiểm soát tốt hơn.
Mỗi ngày, bạn dùng khoảng 50 – 100ml nước ép khổ qua sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc làm giảm và kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế sự hấp thụ đường tại ruột.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến khổ qua thành nhiều món ăn khác nhau như canh, luộc, xào,… để bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình.
Duy trì cân nặng hợp lý
Một trong những cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà mà bệnh nhân cần thực hiện đó chính là duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bởi, đa số các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 đều gặp vấn đề về thừa cân, béo phì. Đây chính là “cơ hội” cho các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… xảy ra.
Vì vậy, nếu bị tiểu đường, bạn cần thực hiện mục tiêu giảm cân, cố gắng duy trì ở mức ổn định. Điều này giúp cơ thể có thể nhạy cảm với insulin hơn, cũng như hạn chế các biến chứng về tim mạch.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên áp dụng các phương pháp giảm cân thiếu khoa học hay dùng thuốc để giảm cân. Vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Dùng các loại thảo dược Đông Y mỗi ngày
Dùng các loại cây thuốc Đông y để chữa bệnh tiểu đường cũng là một trong những cách hiệu quả. Một số loại thuốc được nhiều nhà khoa học chứng minh về khả năng kiểm soát đường huyết có thể kể đến như dây thìa canh, khổ qua rừng, quế chi, giảo cổ lam, dâu tằm trắng, cam thảo đất,…
Thêm Crom và Magie vào chế độ ăn
Bạn biết không, thiếu Crom và Magie cũng là nguyên nhân làm tăng chỉ số đường huyết. Do đó, để không gặp tình trạng này, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa Crom và Magie vào thực đơn hằng ngày, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, bơ, chuối, súp lơ,… Tham khảo chi tiết qua bài viết: Ngũ cốc dành cho người tiểu đường
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ là một trong những cách để bạn có thể pha loãng lượng đường có trong máu hiệu quả. Từ đó giúp giảm chỉ số đường huyết. Chưa kể, việc uống nước trước bữa ăn còn giúp bệnh nhân cảm thấy no hơn và hạn chế được cơn thèm ăn.
Ngoài ra, cách này còn giúp cho da tay, chân đỡ bị khô, bong tróc do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân bị tiểu đường gây ra.
Mỗi ngày, bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước và chia thành nhiều lần uống (trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ). Tham khảo chi tiết qua bài viết: Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không
Tập thể dục thường xuyên và đúng cách
Vận động, tập luyện thể dục thể thao là một trong những cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 – 45 phút để đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, tập yoga, bơi lội hay chạy bộ. Điều này sẽ giúp cho cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa mà cơ thể nạp vào, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và mỡ máu hiệu quả.
Đặc biệt, đi bộ là thói quen tốt, giúp giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả cho những bệnh nhân đái tháo đường kèm tim mạch.
Tuy nhiên, chế độ tập luyện cần phải phù hợp với thể trạng của từng người. Nếu được, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về bài tập và cường độ phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tập luyện khi bị hạ hay tăng đường huyết quá mức nhé!
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên răng, thực đơn ăn uống của người bị tiểu đường cần phải cân đối giữa dinh dưỡng và đường huyết. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo đa dạng các nhóm chất, bao gồm chất bột, đạm, béo và xơ. Cụ thể:
- 50% là các loại trái cây ít ngọt và rau củ nhiều chất xơ, ví dụ như bưởi, cam, táo, bông cải xanh, cà chua,…
- 25% là ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như gạo lứt, các loại đậu,…
- 25% là thịt nạc và chất béo có lợi, ví dụ như cá, dầu đậu nành, dầu olive,…
Từ bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe
Mặc dù, từ bỏ một thói quen nào đó là không hề dễ dàng và cần thời gian. Tuy nhiên, nếu đó là những thói quen xấu, ví dụ như hút thuốc, uống rượu bia,… bạn hãy cố gắng loại bỏ dần nhé!
Bởi, hút thuốc lá không chỉ dẫn đến ung thư phổi mà còn là tác nhân khiến cho đường huyết của bạn khó được kiểm soát. Chất nicotine có trong khói thuốc sẽ đi vào cơ thể, khiến quá trình hấp thu insulin bị chậm lại, cũng như làm gia tăng nguy cơ kháng insulin.
Còn rượu, bia chính là những món đồ uống có cồn có thể gây ra biến chứng hay làm chỉ số đường huyết bị hạ quá mức.
Có thể thấy, việc điều trị tiểu đường bằng các phương pháp không dùng thuốc đòi hỏi tính kiên nhẫn và chịu khó cao. Song, hiệu quả đối với sức khỏe của các cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà là không thể phủ nhận. Vì vậy, bạn nên áp dụng để cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi được bệnh tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với Gluzabet tại đây: https://gluzabet.com.vn nhé!