Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?

Khát nước thường xuyên là một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường. Vậy, khi bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Việc uống nhiều nước lọc mang lại lợi ích gì cho người bị tiểu đường?  Cùng giải đáp các thắc mắc kể trên qua nội dung bài viết được GLUZABET đề cập dưới đây.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên uống nước để ngăn chặn việc tăng đường huyết. Tuy nhiên, có quy định nào về lượng nước giới hạn mà người tiểu đường nên uống hay không? Việc uống nhiều nước có gây hại gì không? Bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước?

Câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước chính là . Trên thực tế, nước lọc không có chứa các chất gây hại cho cơ thể, nên nếu có uống quá nhiều nước thì chỉ làm đẩy nhanh cường độ đi tiểu trong ngày mà thôi. Việc uống nhiều nước đối với người bị tiểu đường là vô cùng đúng đắn, bởi điều này có thể làm giảm lượng đường huyết trong máu nhờ vào lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, tạo điều kiện để loại bỏ glucose dư thừa trong máu qua đường bài tiết.

Người bệnh đái tháo đường nên uống nước nhiều không? - Người bị tiểu đường cần phải uống nhiều nước
Người bệnh đái tháo đường nên uống nước nhiều không? – Người bị tiểu đường cần phải uống nhiều nước

Bên cạnh việc giúp hạ đường huyết ở người bị tiểu đường, việc uống nhiều nước còn giúp:

  • Bù lại lượng nước đã mất do người bị tăng đường huyết thường đi kèm biến chứng gây mất nước.
  • Phòng nhiễm trùng da (việc mất nước khiến da bị khô, ngứa).
  • Ngăn ngừa mệt mỏi, suy nhược do bệnh tiểu đường gây ra.

Tóm lại, dù bạn là người bình thường hay đang bị tiểu đường thì việc uống nước đều cần thiết và nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể.

Tham khảo thêm:

Tiểu đường uống nước cam được không

Tiểu đường uống cà phê được không

Bệnh tiểu đường không nên uống gì

Tiểu đường có uống được nước yến không

Người bệnh đái tháo đường nên uống nước như thế nào là đủ?

Việc uống nhiều nước thay vì các loại chất lỏng khác sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết của người bị bệnh tiểu đường. Đối với một người bình thường thì mỗi ngày cần uống ít nhất 2 lít nước. Riêng người bị bệnh tiểu đường thì nên uống một lượng nước như sau:

  • Lượng nước cần uống trong ngày được tính theo công thức: Cứ mỗi calo nạp vào cơ thể thì tương đương với 1ml nước cần uống. Vậy, nếu thực đơn của bạn có 2000 calo thì lượng nước cần uống ít nhất là 2 lít.
  • Nếu bệnh nhân tiểu đường đang có các chứng rối loạn thận mãn tính thì cần hạn chế lượng nước uống xuống 1 lít mỗi ngày để tránh tình trạng giữ nước.
Lượng nước mà người bị tiểu đường nên uống trong ngày
Lượng nước mà người bị tiểu đường nên uống trong ngày

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý là bệnh nhân tiểu đường có nên uống nhiều nước không và nên uống bao nhiêu mỗi ngày còn tùy thuộc vào mỗi người. Người có thể chất, cường độ hoạt động và các tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu lượng nước uống khác nhau.

Lựa chọn thay thế nước lọc phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Trên thực tế, có rất nhiều người lười uống nước và thích tìm kiếm các loại đồ uống khác thay thế nước lọc. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy, trong trường hợp không thích uống nhiều nước lọc thì bạn có thể sử dụng loại nước uống nào để thay thế?

Sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet

Đây là một loại sữa dành riêng cho người tiểu đường, có khả năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và kiểm soát lượng đường huyết. Sữa dinh dưỡng Gluzabet là sản phẩm của sự nghiên cứu kết hợp giữa các chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ về ứng dụng công nghệ Enzyme hoạt hóa.

Với thành phần được nhập khẩu 100% tại Mỹ, sản xuất tại Việt Nam và sở hữu dây chuyền sản xuất chuẩn Hoa Kỳ, sữa Gluzabet hứa hẹn sẽ là thức uống dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Sữa Gluzabet - Sữa dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường
Sữa Gluzabet – Sữa dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường

Tham khảo thêm: Top danh sách sữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

Nước ép táo

Trong táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan (pectin) giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Uống nước ép táo sẽ giúp làm chậm hấp thu glucose, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trong táo còn có chứa vitamin B1 giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thần kinh ở người bệnh.

Nước ép bưởi

Trong nước ép bưởi có chứa thành phần giống insulin, với tác dụng giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả. Việc ăn bưởi thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Vây, bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước ép bưởi hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bởi đây là loại trái cây chứa ít đường và có tác dụng hạ đường huyết.

Nước ép cà rốt

Ngoài bưởi ra thì cà rốt cũng rất giàu insulin, có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ bị tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên, cà rốt có vị nhạt và nồng nên một số người cảm thấy khó uống, cần phải pha chế cùng với đường hoặc mật ong. Điều này sẽ không tốt cho tình trạng bệnh tiểu đường nên bạn tuyệt đối chỉ nên uống nước ép cà rốt nguyên chất.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường có uống được mật ong không

Nước ép cà rốt là thức uống phù hợp cho người bị tiểu đường
Nước ép cà rốt là thức uống phù hợp cho người bị tiểu đường

Trà xanh

Đây là một loại thức uống có thể làm giảm mức đường huyết, HbA1c và insulin. Bên cạnh đó, trong thành phần của trà xanh có chứa catechin (EGCG), đây là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa những tổn thương tế bào.

Tóm lại, trà xanh là một thức uống vừa thơm ngon, dễ uống và mang lại nhiều lợi ích tốt cho người bị tiểu đường.

Nên tránh loại thức uống nào?

Bên cạnh những thức uống nêu trên, người bị tiểu đường cần tránh các loại đồ uống có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của mình. Cụ thể, các loại thức uống mà người bị tiểu đường cần tránh bao gồm:

  • Nước uống có đường: Bao gồm cả nước ép hoa quả, cà phê hay sữa tươi có đường. Tốt nhất, bạn nên uống nước ép hoa quả nguyên chất, cà phê không đường.
  • Bia, rượu: Đây là loại thức uống chứa nhiều đường và calo, có thể dễ dàng gây tăng đường huyết ở người bị tiểu đường. Để rõ hơn, hãy xem chi tiết bài viết: Tiểu đường có uống bia được không
  • Nước ngọt có gas: Đây chính là loại thức uống mà người bị tiểu đường tuyệt đối không nên uống. Trong nước ngọt có chứa lượng đường cao và là có thể sẽ là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh tiểu đường của bạn trở nên nghiêm trọng.
Người bị tiểu đường cần tuyệt đối nói không với nước ngọt có gas
Người bị tiểu đường cần tuyệt đối nói không với nước ngọt có gas

Tóm lại, người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Câu trả lời cho thắc mắc này chính là có. Khác với những loại đồ uống khác, nước lọc là thức uống mà uống nhiều vẫn không gây hại, trừ trường hợp bạn đang mắc các bệnh về thận. Ngoài ra, sữa Gluzabet chính hãng cũng là một lựa chọn hợp lý bởi vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết, vừa giúp cải thiện tình trạng đường huyết.

Hãy liên hệ với Gluzabet để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thêm những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường.

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi