Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, với bệnh nhân tiểu đường thì càng trở nên quan trọng hơn. Việc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường không chỉ giúp cung cấp đủ dưỡng chất mà còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Trong bài viết này, Gluzabet sẽ gợi ý cho bạn một số thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường, cũng như một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết. Cùng theo dõi bài viết này nhé!

1. Tại sao cần chú ý đến bữa sáng cho người bệnh tiểu đường?

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong suốt cả ngày của người bệnh tiểu đường. Nếu không ăn hoặc ăn quá ít, người bệnh sẽ bị đói, tạo ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, thiếu năng lượng và hạ đường huyết. Ngược lại, nếu ăn quá no, đường huyết có thể tăng cao một cách đột ngột và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, việc chọn lựa thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường sao cho phù hợp, cân đối dinh dưỡng và ổn định đường huyết là rất quan trọng. Bữa sáng vừa phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với mọi người, không chỉ riêng người bệnh tiểu đường
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với mọi người, không chỉ riêng người bệnh tiểu đường

2. Thực đơn bữa sáng dinh dưỡng, thân thiện với bệnh tiểu đường

Lựa chọn thực phẩm trong bữa sáng cho người bệnh tiểu đường cũng cần được chú ý. Điều này giúp đảm bảo những món ăn được chế biến là phù hợp, không chứa quá nhiều đường hay calo, làm tăng đường huyết sau khi ăn.

2.1 Những thực phẩm nên dùng cho bữa ăn sáng

Để tạo ra một bữa sáng giàu dinh dưỡng, năng lượng nhưng đường huyết thấp thì người tiểu đường ăn gì vào buổi sáng?

  • Carbohydrate lành mạnh: Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đường và tinh bột sau khi được nạp vào cơ thể sẽ được phân hủy thành glucose. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn nhưng thực phẩm chứa carbs lành mạnh như rau xanh, các loại ngũ cốc, đậu, sữa ít béo,… Tránh các thực phẩm chứa carbs kém lành mạnh, có thêm chất béo, nhiều đường,…
  • Rau củ quả giàu chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ đường nên hạn chế được tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến khích bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn, bao gồm bông cải xanh, măng tây, cà chua, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Cá tốt cho tim mạch: Các chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng cá ít nhất 2 lần mỗi tuần, ví dụ như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn cần hạn chế các món cá được chế biến nhiều dầu mỡ như chiên hoặc những loại cá biển có chứa nhiều thủy ngân.
  • Sữa: Các loại sữa dành cho người tiểu đường như Gluzabet, sữa chua Hy Lạp,… rất phù hợp cho bữa sáng. Những loại sữa này chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít đường, ít carbs, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Chất béo tốt như chất béo không bão hòa đơn và đa có trong quả hạch, dầu oliu, hạt cải,… hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol. Tuy nhiên, cần sử dụng có chừng mực vì trong các nguyên liệu này vẫn chứa nhiều calo.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

2.2 Những thực phẩm mà người tiểu đường nên tránh

Ngoài việc quan tâm đến thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường, bạn cũng cần biết đến những loại thực phẩm cần tránh để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Chất béo bão hòa, có nhiều trong các loại sữa nhiều chất béo, thịt bò, xúc xích, dầu dừa, dầu hạt cọ,…
  • Chất béo chuyển hóa có trong các món ăn nhẹ đã được chế biến như bánh nướng.
  •  Thực phẩm giàu chất béo, chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt nội tạng,… Số lượng tối đa cho các thực phẩm này trong 1 ngày chỉ nên là 200mg.
  • Thực phẩm có hàm lượng đường cao như đường, siro, đồ uống có đường và thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, kem, bánh rán, đồ chiên.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Xem thêm bài viết:

Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì

Tiểu đường ăn gì thay cơm

Tiền tiểu đường nên ăn gì

3. Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Dưới đây là một số món ăn mà bạn có thể sử dụng cho thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.

3.1 Thực đơn 1: Trứng chiên ăn cùng bánh mì nguyên cám

Trứng là một nguồn protein tốt cho bữa sáng và không chứa carbohydrate. Còn bánh mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, ít tinh bột và carbohydrate hơn so với bánh mì thông thường. Bạn có thể kết hợp 1 quả trứng gà cùng vài lát bánh mì nguyên cám, kẹp thêm 1 ít rau hoặc cà chua, dưa leo để tạo ra một món ăn sáng dinh dưỡng.

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực đơn này là:

  • Lượng Calo: 70
  • Chất đạm: 6g
  • Chất xơ: 7g
  • Chất béo: 5g

Lưu ý: Nên dùng dầu oliu, dầu mè để chiên trứng và không nên ăn quá 1 quả trứng trong 1 bữa ăn sáng.

Có thể dùng bánh mì nguyên cám kẹp trứng gà và rau xanh, cà chua cho bữa sáng
Có thể dùng bánh mì nguyên cám kẹp trứng gà và rau xanh, cà chua cho bữa sáng

Tham khảo thêm thông tin: Tiểu đường ăn bánh mì được không

3.2 Thực đơn 2: Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet

Một ly sữa Gluzabet dinh dưỡng, dễ uống cũng là sự lựa chọn tốt dành cho bữa sáng của người tiểu đường. Sữa gluzabet chính hãng là dòng sữa hạt dinh dưỡng với các thành phần được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, đảm bảo chất lượng cao. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ enzyme với hoạt chất phlorizin trong táo đỏ Mỹ giúp ức chế sự sản sinh GLT2 trong tuyến tụy, sản sinh insulin tự nhiên, sữa Gluzabet giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định.

Sữa Gluzabet có tốt không?
Sữa Gluzabet có tốt không?

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào, tốt cho tiêu hóa, cho xương chắc khỏe,… Sản phẩm đã được nhận chứng nhận ADA của Mỹ, EASD của Châu Âu, giấy chứng nhận FDA và được phê duyệt lưu hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Xem thêm thông tin: 

Sữa gluzabet có tốt không

Các loại sữa dành cho người tiểu đường

3.3 Thực đơn 3: Sandwich kẹp trứng, giăm bông và rau bina

Món bánh mì sandwich kẹp trứng, giăm bông và rau bina là một lựa chọn tốt cho bữa sáng của người tiểu đường. Vì cung cấp một lượng protein và chất xơ cao, giúp giảm tác động của carbohydrate đến đường huyết.

Trứng chứa chất đạm và chất béo lành mạnh, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm cơn thèm ăn. Rau bina chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường của cơ thể. Kết hợp giữa trứng, giăm bông và rau bina giúp tạo nên một bữa sáng dinh dưỡng và thân thiện với đường huyết.

Tuy nhiên, để làm cho món bánh sandwich này thực sự là một món ăn phù hợp với người tiểu đường, bạn cần chú ý đến việc chọn loại bánh mì sandwich. Nên chọn bánh mì nguyên cám, không nên sử dụng bánh mì trắng thông thường vì chứa carbohydrate và đường cao.

Món bánh mì sandwich kẹp trứng, giăm bông và rau bina
Món bánh mì sandwich kẹp trứng, giăm bông và rau bina

Ngoài ra, nếu bạn muốn thêm thịt vào sandwich, hãy chọn loại thịt ít chất béo và nhiều protein như thịt gà hoặc thịt bò. Tránh sử dụng thịt đùi gà hoặc xúc xích, vì đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo và calo.

3.4 Thực đơn 4: Salad trộn cùng ức gà luộc

Salad với rau xanh và ức gà luộc chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết, phù hợp với bệnh tiểu đường. Trong đó, ức gà giàu protein, vitamin và khoáng chất, giúp duy trì cơ bắp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Còn rau làm salad có thể là bông cải xanh, bơ, táo,… giàu chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể sử dụng nước sốt dầu oliu, nước cốt chanh hoặc nước sốt salad. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực đơn này là:

  • Lượng Calo: 383
  • Chất đạm: 58g
  • Chất béo: 9g
  • Carb: 17g

Nguyên liệu dành cho thực đơn này gồm: 100g ức gà, 200g salad gồm các loại rau quả theo sở thích, dầu mè, sốt mè rang và gia vị.

Lưu ý khi ăn dành cho người tiểu đường: Cần chọn đúng các loại rau, quả đảm bảo đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Salad trộn cùng ức gà phù hợp cho người tiểu đường
Salad trộn cùng ức gà phù hợp cho người tiểu đường

3.5 Thực đơn 5: Yến mạch và trái cây tươi

Yến mạch chứa chất xơ và là nguồn tinh bột phức chậm tiêu hóa, giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Nguyên liệu này cũng là một nguồn protein và chất béo không bão hòa, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo, lê, dâu tây, cam, quýt, lựu,…

Vì thế, yến mạch và trái cây tươi cũng là sự kết hợp hoàn hảo cho một bữa sáng ngon miệng, đầy năng lượng. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực đơn này là:

  • Lượng Calo: 154
  • Chất đạm: 5,4g
  • Chất béo: 2,6g
  • Carb: 27,4g
  • Chất xơ: 4,1g

Nguyên liệu dành cho thực đơn này gồm: ½ cốc yến mạch (40,5g), 1 cốc nước (250ml), một số loại quả tốt cho người tiểu đường theo sở thích.

Lưu ý khi ăn dành cho người tiểu đường: Muốn khẩu phần ăn ngon và bổ dưỡng hơn có thể dùng thêm với sữa chua (loại chứa chỉ số đường huyết thấp như sữa chua Hy Lạp). Đồng thời, nên ăn với lượng vừa phải bởi yến mạch cũng chứa lượng carbs khá cao.

Kết hợp yến mạch và trái cây tươi
Kết hợp yến mạch và trái cây tươi

3.6 Thực đơn 6: Sữa chua Hy Lạp cùng quả mọng

Gợi ý tiếp theo cho thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường đó là sữa chua Hy Lạp kết hợp với quả mọng. Sữa chua Hy Lạp không chỉ cung cấp protein, mà còn giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột và ổn định đường huyết. Kết hợp với quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất, cherry, blackberry,… giàu chất chống oxy hóa, cũng là nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tật.

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực đơn này là:

  • Lượng Calo: 121
  • Chất đạm: 16g
  • Chất béo: 0,8g
  • Carb: 13,5g
  • Chất xơ: 1,6g

Để chuẩn bị món ăn này, bạn sẽ cần 150g sữa chua Hy Lạp và 75g quả mọng. Sau đó, hãy trộn chúng đều với nhau và thưởng thức. Lưu ý khi ăn dành cho người tiểu đường rằng, thực đơn này khá ít calo. Do đó, nếu muốn tăng lượng calo thì có thể thêm một thìa hạt nghiền để tăng lượng calo mà không làm tăng lượng carbs.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường uống sữa đậu nành được không

Chuẩn bị sữa chua Hy Lạp và quả mọng cho bữa sáng
Chuẩn bị sữa chua Hy Lạp và quả mọng cho bữa sáng

3.7 Thực đơn 7: Bột yến mạch qua đêm

Bột yến mạch qua đêm có thể kết hợp với sữa tươi không đường, hạt hướng dương, hạt dẻ hoặc quả bơ, cùng một số loại trái cây như dâu tây, mâm xôi hoặc chuối để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể vào buổi sáng.

Ngoài ra, bột yến mạch qua đêm cũng rất tiện lợi để chuẩn bị trước, giúp tiết kiệm thời gian vào buổi sáng và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Chuẩn bị bột yến mạch qua đêm cho bữa sáng giúp tiết kiệm thời gian
Chuẩn bị bột yến mạch qua đêm cho bữa sáng giúp tiết kiệm thời gian

3.8 Thực đơn 8: Sinh tố việt quất, rau bina

Sinh tố việt quất và rau bina là một lựa chọn tốt cho thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường. Việt quất là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, giúp giảm đường huyết sau bữa ăn và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó cũng chứa mangan và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Rau bina là một loại rau xanh giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp giảm đường huyết và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Sinh tố việt quất và rau bina có thể được kết hợp với sữa tươi không đường hoặc sữa hạnh nhân, cùng một số loại hạt như hạt hướng dương, hạt dẻ hoặc hạt chia để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể vào buổi sáng. Nếu muốn thêm độ ngọt cho sinh tố, người tiểu đường có thể dùng thêm một ít mật ong hoặc những loại chất tạo ngọt không ảnh hưởng đến đường huyết như erythritol hoặc stevia.

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực đơn này là:

  • Lượng Calo: 64
  • Chất đạm: 1.56g
  • Chất béo: 0,3g
  • Carb: 10g
  • Chất xơ: 4,6g

Thực đơn này giàu chất xơ giàu, thấp carb và ít calo, do đó hoàn toàn có thể kết hợp bổ sung với bánh mì nguyên cám và đảm bảo năng lượng cho một ngày mới.

Nguyên liệu và cách chế biến: Khoảng ½ bát quả việt quất, 1 bát rau bina, ½ quả chuối, 250ml nước lọc. Sau đó, đặt tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay nhỏ và thưởng thức.

Gợi ý cho người tiểu đường: Hãy chọn quả và rau có chất lượng tốt, có thể thêm vào ½ cốc sữa ít béo và 1 thìa hạt lanh để tăng hương vị cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

 

Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường với sinh tố việt quất và rau bina
Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường với sinh tố việt quất và rau bina

4. Một vài lưu ý khi xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Khi xây dựng thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường, có một vài lưu ý quan trọng cần phải nắm để đảm bảo chỉ số đường huyết được kiểm soát tốt và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Đó là:

  • Thời gian ăn hợp lý: Thời điểm thích hợp dành cho bữa sáng là từ 5h30 đến 7h. Bạn nên duy trì thói quen ăn sáng trong khung giờ cố định này để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Để hạn chế sự thay đổi đột ngột của đường huyết do ăn quá nhiều vào buổi sáng, bạn có thể chia nhỏ thành 2 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng.
  • Điều chỉnh lượng carbohydrate: Người tiểu đường cần hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn để kiểm soát mức đường trong máu. Bữa sáng chỉ nên cung cấp khoảng 15 – 30g carbohydrate.
  • Tăng lượng chất xơ: Chất xơ giúp giảm hấp thu carbohydrate và giảm đường huyết. Do đó, nên tăng lượng chất xơ trong bữa sáng bằng cách sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả.
  • Tăng cường protein: Protein giúp duy trì cơ bắp, giảm mỡ và tăng cảm giác no lâu hơn. Mỗi bữa sáng bạn nên bổ sung khoảng 15 – 20g protein.
  • Hạn chế chất béo: Chất béo có thể làm tăng mức đường trong máu và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Thế nên, cần hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo trans, thay vào đó là các loại chất béo tốt như dầu olive, dầu hạt lanh, dầu hạt cải.
  • Thực đơn đa dạng: Đa dạng hóa thực đơn bữa sáng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh sự nhàm chán trong khẩu phần ăn.
  • Chọn thực phẩm tốt cho tiểu đường: Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường như trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua ít đường, sữa Gluzabet, đậu phụ, trứng, thịt gà, cá, rau quả tươi.

Trên đây là những chia sẻ về thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường mà Gluzabet muốn gửi đến bạn. Hy vọng có thể giúp bạn xây dựng được thực đơn khoa học, dinh dưỡng, đẩy lùi bệnh tật.  Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên uống sữa Gluzabet để hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Hãy liên hệ với Gluzabet để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thêm những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi