Nước cam là một thức uống thơm ngon và chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, trong cam cũng có chứa một lượng đường nhất định. Vậy, người tiểu đường uống nước cam được không? Người bị bệnh tiểu đường thì uống bao nhiêu nước cam là đủ? Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước cam đối với người tiểu đường, hãy cùng Gluzabet theo dõi bài viết sau!
Mục lục
1. Tiểu đường uống nước cam được không?
Để giải đáp người bị tiểu đường có uống nước cam được không, các chuyên gia về sức khỏe đã nhận định rằng, cam có chỉ số đường huyết khá thấp, hoàn toàn có thể được sử dụng trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi uống nước cam thì chỉ nên sử dụng nước cam vắt tự nhiên, không cho thêm đường/sữa hoặc các chất tạo ngọt khác. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng người tiểu đường chỉ nên ăn cam nguyên múi, hạn chế xay, dầm, ép hoặc làm sinh tố.
Trên thực tế, thành phần trong quả cam vẫn có chứa một lượng đường nhất định. Cụ thể. Trong 100g cam chứa 12 – 15g đường. Vì vậy, khi uống nước cam vừa phải thì lượng đường này sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngược lại, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nước cam vượt quá ngưỡng cho phép thì cũng sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao, dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “người bị tiểu đường uống nước cam được không chính là CÓ. Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể uống nước cam với điều kiện:
- Không uống quá nhiều.
- Không pha nước cam cùng với các chất tạo ngọt khác.
- Chọn loại cam chất lượng, an toàn, nên ăn cả múi thay vì chế biến thành nước uống.
Tham khảo thêm:
Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không
Tiểu đường uống cà phê được không
2/ Lợi ích của việc uống nước cam đối với người mắc tiểu đường
Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi “người tiểu đường uống nước cam được không”, chúng ta cũng cần tìm hiểu vậy bị tiểu đường uống nước cam có tốt không và tốt như thế nào. Như đã trình bày ở trên, uống nước cam không thể gây hại cho người bị bệnh tiểu đường (trừ trường hợp uống quá nhiều. Hơn thế nữa, uống nước cam còn đem lại những lợi ích thiết thực đối với sức khỏe.
2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong nước cam
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cam, bạn cần tham khảo một số thành phần dinh dưỡng chính có trong loại quả này. Trong quả cam có chứa:
- Kcal
- Folate
- Vitamin C giúp hạn chế gia tăng đường huyết
- Canxi giúp giảm tình trạng bị loãng xương
- Chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu
- Vitamin B6 hỗ trợ sức khỏe thần kinh
- Beta-caroten giúp chống oxy hóa
2.2 Những lợi ích của nước cam đối với người bệnh tiểu đường
Từ các thành phần dinh dưỡng được liệt kê ở trên, có thể thấy cam là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, người tiểu đường uống nước cam sẽ được:
- Kiểm soát lượng đường trong máu bởi thành phần chất xơ có trong nước cam.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, vitamin C trong cam có chứa những chất oxy hóa giúp giảm stress cho những người bị bệnh. Việc giảm stress cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đường huyết của người bệnh.
- Giảm insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Giúp bổ sung lượng kali cần thiết cho cơ thể nhằm cân bằng chất lỏng nội bào nhằm ổn định đường huyết.
- Giảm căng thẳng, chống viêm nhờ các chất chống oxy có trong cam như flavonoid, anthocyanins,…
- Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ pectin và các loại chất xơ, tăng khả năng làm giảm cholesterol trong máu.
- Cải thiện hệ tiêu hóa do trong cam chứa một lượng chất xơ tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Giúp tăng nồng độ lutein trong cơ thể, nhằm chống lại chứng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, cho mắt sáng khỏe hơn.
Vậy, có thể kết luận rằng người bị bệnh tiểu đường không những ăn cam được, mà việc ăn cam còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
3/Uống bao nhiêu nước cam là đủ?
Lượng nước cam giới hạn mà bệnh nhân bị tiểu đường nên uống sẽ phụ thuộc vào từng người. Các yếu tố quyết định đến lượng nước cam dành cho người bệnh tiểu đường bao gồm mức độ hoạt động, tình trạng thể chất (chiều cao, cân nặng,…) và tình trạng sức khỏe (mức đường huyết trong máu).
Tuy nhiên, theo khuyến cáo chung thì người bệnh tiểu đường chỉ nên uống khoảng 1 ly nước cam mỗi ngày, tương ứng với 200ml. Tuy nhiên, để biết rõ ngưỡng nước cam trong ngày cần uống thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có kết quả chính xác.
4/Người bệnh tiểu đường ăn cam được không?
Như đã trình bày ở trên, cam là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe cho cả người bình thường lẫn bệnh nhân bị tiểu đường. Hơn thế nữa, ăn cam cả múi được các chuyên gia khuyến nghị hơn so với việc uống cam. Lý do cho khuyến nghị này chính là bởi việc ăn cam sẽ giúp lượng đường đi vào cơ thể một cách chậm rãi, trong khi uống một lượng nước cam sẽ có nguy cơ làm tăng đường huyết một cách đột ngột.
Do đó, người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được cam và uống nước ép cam với liều lượng vừa phải.
5/Lưu ý khi uống nước cam cho người bị tiểu đường
Sau những thông tin mà Gluzabet cung cấp, chắc chắn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường uống nước cam được không?”. Mặc dù nước cam là đồ uống có lợi, tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, người bị tiểu đường khi uống nước cam phải lưu ý các vấn đề sau:
- Chỉ uống nước cam tự nhiên, không uống các loại nước cam đóng chai. Tốt nhất, bạn nên mua cam nguyên quả về tự làm tại nhà để đảm bảo nước cam nguyên chất.
- Chỉ nên uống nước cam nguyên chất, không pha thêm đường, mật ong, sữa đặc hoặc các nguyên liệu tạo ngọt khác.
- Chỉ nên uống khoảng 1-2 ly nước cam mỗi ngày, tùy theo tình trạng bệnh tiểu đường.
- Không nên uống nước cam ngay vừa sau khi ăn xong bữa sáng, bởi thói quen này có thể gây ra tình trạng đau bụng.
- Không nên uống nước cam vào buổi tối để tránh khó ngủ.
- Không nên uống nước cam lúc quá đói bởi có thể làm tình trạng đói bụng trở nên tệ hơn.
- Đối với những người có tình trạng bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thì không nên uống nước cam thường xuyên.
- Nên chọn mua những quả cam chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, trong quá trình pha nước cam cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của bản thân. Bên cạnh việc tập thể thao lành mạnh, thường xuyên uống nước và giữ cho tinh thần luôn thoải mái thì bạn cũng nên ăn nhiều ra xanh, tuân theo chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường.
6/Một số loại đồ uống mà người bệnh tiểu đường có thể uống
Vậy, ngoài nước cam ra thì có các loại đồ uống nào khác mà người bị tiểu đường có thể dùng? Có loại trái cây nào mà người bị tiểu đường nên hạn chế dùng hay không?
Dựa vào chỉ số đường có trong quả mà một số loại trái cây sau được xem là có thể uống đối với người bị tiểu đường: táo, cam, chanh, mận, ổi, bưởi,… Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường nên uống các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho tình trạng của mình, chẳng hạn như sữa non tiểu đường gluzabet.
Ngoài ra, thường xuyên uống nhiều nước lọc cũng rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một số loại trái cây sau đây được xem là không tốt đối với tình trạng bệnh tiểu đường, cần phải hạn chế ăn: xoài chính, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn,…
Bài viết trên chính là giải đáp mà gluzabet.com.vn muốn gửi đến những ai đang có thắc mắc “tiểu đường uống nước cam được không”. Tóm lại, người bị tiểu đường có thể uống nước cam nhưng không nên quá nhiều. Bên cạnh đó, uống các loại sữa tiểu đường tốt nhất cũng là một giải pháp giúp bổ sung chất dinh dưỡng lành mạnh cho người bệnh.