Người bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Với hương vị độc đáo và nhiều lợi ích cho sức khỏe, không có gì ngạc nhiên khi cà phê là loại đồ uống được yêu thích và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trở thành thức uống phổ biến nhất hiện nay trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, liệu người bị tiểu đường uống cà phê được không hay tiểu đường có uống cà phê được không?  Hãy cùng GLUZABET giải đáp thắc mắc qua nội dung bài viết sau đây.

Liệu uống cà phê có thể giúp hạ đường huyết không?

Uống cà phê có làm tăng đường huyết không? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi uống cà phê khi mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 đã đưa ra một tín hiệu tích cực khi uống 3 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 lên đến 40%. Một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng chỉ ra rằng việc thường xuyên uống hơn 1 ly cà phê mỗi ngày trong khoảng thời gian 4 năm thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 11% so với những người không có thói quen này.

Những kết quả tích cực mà cà phê mang lại là do trong cà phê có polyphenol – một nhóm hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh như tiểu đường, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Bên cạnh đó, trong cà phê còn chứa các thành phần magie và crom đây là hai thành phần quan trọng góp phần vào việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường uống cà phê được không?

Để tìm hiểu người bị tiểu đường có uống cà phê sữa được không, bạn cần lắng nghe ý kiến từ một số chuyên gia như sau:

  • Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khoa, chuyên khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết “Cà phê không gây ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với đường huyết của người bị tiểu đường. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cà phê, bạn có thể bị tăng huyết áp hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ“.
  • Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Tâm Anh khuyến cáo rằng người bị tiểu đường nên giới hạn lượng caffeine từ cà phê, tránh uống quá nhiều, đặc biệt vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và tình trạng đường huyết.
  • Bác sĩ Hoàng Văn Đức, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết “Cà phê không gây ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với đường huyết của người bị tiểu đường“. Tuy nhiên, bác sĩ cũng lưu ý uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tim mạch.
  • TS.BS Trần Dương Quang, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người bị tiểu đường có thể uống cà phê nhưng nên hạn chế. Lý do là bởi cà phê có chứa caffeine, có thể ảnh hưởng đến đường huyết, gây ra sự thay đổi trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự kiểm soát đường huyết.
Tiểu đường uống cà phê được không? – Theo các chuyên gia là có nhưng cần phải lưu ý
Tiểu đường uống cà phê được không? – Theo các chuyên gia là có nhưng cần phải lưu ý

Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “người bị tiểu đường uống cà phê được không” là CÓ. Cà phê không gây hại đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng đường huyết ngắn hạn. Vậy nên nếu bạn thắc mắc tiểu đường có uống được cà phê hòa tan không thì vẫn có thể uống cà phê nếu thích nhưng chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ và cần phải quan tâm đến những vấn đề được đề cập ở phần sau.

Tham khảo thêm:

Bệnh tiểu đường không nên uống gì

Tiểu đường có uống được mật ong không

Tiểu đường có uống bia được không

Tiểu đường uống nước cam được không

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi uống cà phê?

Phần nội dung trên đã giải đáp về việc người bị tiểu đường uống cà phê được không. Có thể thấy, cà phê thực sự không phải là loại đồ uống gây ra hay làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh tiểu đường. Vậy đối với cà phê sữa, người bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không. Nếu bị bệnh tiểu đường thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi uống cà phê. 

Không nên sử dụng đường và sữa đặc

Đối với những người không thích uống cà phê đen thì việc thêm sữa vào cà phê được rất nhiều ưa chuộng vì mang lại vị ngon ngọt, rất đáng để thưởng thức. Vậy người bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Lượng đường trong cà phê chủ yếu là đường sucrose chiếm từ 5-9% khối lượng của hạt và hơn 90% tổng lượng đường. Cà phê pha cùng đường hay sữa đặc đều nguy hiểm vì cả hai đều chứa nhiều đường và carbohydrate. Đây chính là những thành phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tiểu đường.

Cụ thể, khi tiếp nhận thức uống có chứa đường, cơ thể sẽ phải sản xuất insulin để giúp đường vào trong tế bào. Tuy nhiên, khi cơ thể không đủ insulin để điều tiết đường huyết, đường sẽ dư thừa trong máu, dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Việc uống cà phê cùng với đường và sữa đặc có thể gây tăng đường huyết ngay sau khi uống, và điều này có thể rất nguy hiểm đối với người bị tiểu đường.

Tổng kết lại người tiểu đường, tiền tiểu đường uống cà phê sữa được không? Nếu không thể uống cà phê đen đắng, bạn nên sử dụng một ít đường ăn kiêng hoặc sữa thực vật, sữa tách béo để giảm lượng carbohydrate.

Tiểu đường uống cà phê sữa được không? Cà phê pha cùng đường, kem hoặc sữa không tốt cho người bị tiểu đường
Tiểu đường uống cà phê sữa được không? Cà phê pha cùng đường, kem hoặc sữa không tốt cho người bị tiểu đường

Lọc caffeine trước khi uống 

Caffeine là một chất có thể gây tăng đường huyết bằng cách kích thích tuyến thượng thận sản xuất hormone corticosteroid, làm tăng sự trao đổi chất đường trong cơ thể.Do đó, việc uống nhiều caffeine có thể làm tăng mức đường huyết và khiến cho người bị tiểu đường khó kiểm soát mức đường huyết của mình. Đây cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường uống cà phê sữa được không.

Bằng cách lọc caffeine trước khi uống cà phê, sẽ giúp giảm nguy cơ tăng mức đường huyết. Ngoài ra, việc lọc caffeine cũng có thể giảm các tác dụng phụ khác của caffeine như gây mất ngủ, tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim. 

Lọc caffeine sẽ giúp người bị tiểu đường kiểm soát được mức đường huyết khi uống cà phê
Lọc caffeine sẽ giúp người bị tiểu đường kiểm soát được mức đường huyết khi uống cà phê

Kiểm soát lượng cà phê mỗi ngày

Như đã đề cập ở trên, cà phê có chứa caffeine – một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến mức độ đường huyết và quản lý cân nặng. Caffeine có thể tăng đường huyết trong một thời gian ngắn sau khi uống, vì vậy, người bị tiểu đường cần giới hạn lượng cà phê mỗi ngày để tránh tăng đường huyết đột ngột.

Ngoài ra, caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường loại 2. Tăng cân có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến tiểu đường, bao gồm cả tăng đường huyết. Đồng thời việc kết hợp cà phê với sữa lại càng không nên vì sẽ làm tăng đột ngột đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn việc tiểu đường uống cà phê sữa được không rồi đúng không nào. 

Nên kiểm soát lượng cà phê uống mỗi ngày ở mức thấp để hạn chế tác động xấu đến bệnh tiểu đường
Nên kiểm soát lượng cà phê uống mỗi ngày ở mức thấp để hạn chế tác động xấu đến bệnh tiểu đường

Chọn lối sống lành mạnh 

Bên cạnh việc quan tâm tiểu đường uống cà phê sữa được không bạn cũng cần có cho mình lối sống tốt. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết của người bị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Cụ thể, bạn cần tập những thói quen sau trong cuộc sống:

  • Ăn uống lành mạnh: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh thực phẩm có chứa đường và chất béo động vật. Bạn nên ăn nhiều rau và trái cây tươi để cung cấp chất xơ và các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giảm mức đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Người bị tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, nên lựa chọn các hoạt động vừa sức như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của người bị tiểu đường. Bạn nên tìm cách giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thực hành các kỹ thuật thở hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
Luyện tập một thói quen sống lành mạnh giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì sức khỏe ổn định
Luyện tập một thói quen sống lành mạnh giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì sức khỏe ổn định

Áp dụng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng của việc quản lý tiểu đường và có thể giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe, và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến tiểu đường.

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường nên được thiết kế để theo tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, chất béo tốt và các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Họ cũng cần kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn và tránh các loại thực phẩm có đường và tinh bột cao.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên quan tâm đến các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường như Gluzabet, Abbott Glucerna Úc 850g, Glucerna Shake, Ensure Diabetes Care, Boost Glucose Control,… để thêm vào khẩu phần ăn uống của mình. Nếu vẫn đang phân vân tiểu đường uống cà phê được không thì bạn nên lựa chọn uống sữa hạt dinh dưỡng vừa tốt vừa giúp duy trì đường huyết ổn định. 

Sữa gluzabet được ra đời bởi sự phối hợp nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và Hoa Kỳ. Với các thành phần dinh dưỡng chủ chốt như sữa non nhập khẩu từ Mỹ, táo đỏ Mỹ, hạt sen tươi, hạt óc chó, đậu xanh, đậu nành, bí đỏ,… giúp người dùng tăng cường hệ thống miễn dịch, ổn định đường huyết, cung cấp thêm năng lượng và phòng ngừa bệnh tiểu đường, giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Gluzabet – Sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường
Gluzabet – Sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường

Nên uống bao nhiêu ly cà phê để đảm bảo sức khỏe cho người tiểu đường?

Tuy cà phê không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường mà còn mang lại một số lợi ích đặc biệt tuy nhiên bạn cũng cần cẩn trọng nếu uống cà phê quá mức. Nếu uống nhiều thì caffeine có trong cà phê có thể dẫn đến vấn đề về mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim không đều hoặc quá chậm và gây tăng huyết áp.

Đặc biệt hơn, lượng caffeine có trong cà phê cũng tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, mệt mỏi, tạo ra cảm giác hưng phấn ảnh hưởng đến chức năng vận động và có tác động lên cơ xương gây mệt mỏi trầm trọng hơn. 

Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) khuyến nghị rằng lượng caffeine thường để duy trì sức khỏe ổn định ở người trưởng thành là dưới 400mg mỗi ngày và mức hấp thụ tối đa trong một lần không nên vượt quá 200mg. Đối với các loại cà phê thông thường, bạn nên uống 4 đến 5 ly mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nên uống lượng cà phê vừa phải để đảm bảo sức khỏe
Nên uống lượng cà phê vừa phải để đảm bảo sức khỏe

Gợi ý đồ một số loại đồ uống khác thay cà phê cho người tiểu đường

Đối với người tiểu đường, bên cạnh trăn trở bị tiểu đường uống cà phê sữa được không thì họ cũng sẽ cân nhắc đến những loại đồ uống thay thế khác. Bạn có thể tham khảo một số loại đồ uống tốt hơn bao gồm:

  • Sữa dinh dưỡng: Người mắc tiểu đường có thể thay thế sữa bò bằng sữa hạt, đặc biệt là đối với những người ăn chay hoặc không tiêu hóa lactose. Việc này không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định. Bạn cũng có thể tham khảo sữa hạt dành riêng cho người tiểu đường.
  • Trà xanh: Trà xanh là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường vì nó có chứa các chất chống oxy hóa và chất chống viêm có lợi cho sức khỏe, giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trước bữa ăn vì có thể sẽ làm loãng dịch dạ dày nếu nặng sẽ dẫn đến viêm dạ dày. 
Ngoài việc quan tâm tiểu đường uống cà phê sữa được không? Trà xanh là thức uống rất tốt cho người tiểu đường
Ngoài việc quan tâm tiểu đường uống cà phê sữa được không? Trà xanh là thức uống rất tốt cho người tiểu đường
  • Các loại nước ép trái cây: Bạn nên uống các loại nước ép chứa ít đường như nước ép táo, nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu. Chúng giúp cung cấp hàm lượng vitamin, chất dinh dưỡng cao, giàu chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm đường huyết.

Xem thêm: Người bị tiểu đường ăn táo được không

Lưu ý: Các loại đồ uống thay thế cà phê như trà xanh hay nước ép thì bạn nên tự làm, không nên mua các thức uống đóng hộp bởi đồ uống đóng hộp thường bao gồm đường, chất bảo quản,… không tốt cho tình trạng bệnh tiểu đường.

Các loại đồ uống mà người mắc tiểu đường cần tránh

Ngoài thắc mắc tiểu đường uống cà phê sữa được không thì các loại thức uống người bệnh tiểu đường nên tránh cũng rất được quan tâm. Vậy nên, để mức đường huyết được ổn định bạn cần hạn chế tối đa nhất có thể hoặc không nên uống các loại đồ uống sau: 

  • Các loại nước có gas, nước ngọt đóng chai: Những thức uống này chứa một lượng đường lớn mà cơ thể không cần phải tiêu hóa quá nhiều. Việc uống nước ngọt mà không kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có thể gây tăng đột ngột nồng độ đường trong máu. 
  • Cocktail trái cây: Mặc dù được làm từ trái cây rất có lợi cho sức khỏe nhưng chúng chứa nhiều hàm lượng đường. Tốt hơn hết là bạn nên ăn trái cây nguyên chất thay vì uống nước trái cây không tốt cho sức khỏe. 
  • Đồ uống có cồn: Cồn có thể gây tăng đường huyết hoặc gây thay đổi mức đường huyết đột ngột. Người mắc tiểu đường nên uống thức uống có cồn một cách có kiểm soát và hạn chế nhất có thể.
Không nên uống cocktail vì sẽ làm đường huyết tăng đột ngột ảnh hưởng sức khỏe người bệnh tiểu đường
Không nên uống cocktail vì sẽ làm đường huyết tăng đột ngột ảnh hưởng sức khỏe người bệnh tiểu đường

Qua những chia sẻ về việc người tiểu đường có uống được cà phê không như trên, GLUZABET mong rằng bạn đã có phương pháp sử dụng thứ thức uống khoái khẩu này một cách hiệu quả, không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Nếu thấy bài viết “Tiểu đường uống cà phê được không” của GLUZABET thật sự có ích, hoặc muốn tìm kiếm thêm thông tin về sữa dành cho người tiểu đường Glutabest thì hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Thịnh Tâm Đường để được hỗ trợ.

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi