Bệnh tiểu đường type 2 có nên ăn bơ không? Hiện nay trái bơ thực sự là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có ăn được hay không lại là câu hỏi nhiều người đang băn khoăn. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nhé.!
Mục lục
1. Vai trò chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường
Khi có một chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2. Bởi vì thực đơn dinh dưỡng cũng như một bữa ăn có thể mang lại rất nhiều ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng dành cho những người mắc bệnh nhân đái tháo đường type 2 là nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp từ đó có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt được lượng đường trong máu. Đây là một yêu cầu thực cần thiết cho mọi bệnh nhân đái tháo đường để có thể tự kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường gây ra.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cũng thắc mắc hay đặt câu hỏi với bác sỹ nội tiết rằng liệu họ có thể ăn bơ được hay không? Thực chất bơ chính là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 vì trái bơ đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân nếu được ăn đúng cách với một số lượng hợp lý.
Tham khảo thêm:
2. Lợi ích của trái bơ đối với người tiểu đường
2.1 Bơ không gây tăng đường huyết
Bơ là một loại trái cây có chứa rất ít lượng carbonhydrate do đó mức độ ảnh hưởng của chúng đến lượng đường trong máu cũng rất thấp ( tức là chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường thấp). Trong một cuộc nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng đã đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung nửa trái bơ vào bữa trưa tiêu chuẩn của cả người khỏe mạnh và người bị thừa cân. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc ăn bơ không gây ra những tác động đáng kể đến lượng đường trong máu của họ.
Đây cũng chính là lý do vì sao quả bơ lại trở thành một loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng đối với hầu hết những bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù bơ có hàm lượng carbs thấp, tuy nhiên chúng lại chứa một lượng lớn chất xơ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ khác vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu.
2.2 Cung cấp nguồn chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường typ2
Một nửa quả bơ nhỏ được xem là lượng tiêu chuẩn mà mọi người nên ăn vì chúng chỉ chứa khoảng 4,6 gam chất xơ và 5,9 gam carbohydrate. Dưới đây là khuyến nghị của Viện Hàn lâm Quốc gia về lượng chất xơ tối thiểu hàng ngày dành cho người lớn:
- Phụ nữ dưới 50 tuổi: cần tối thiểu 25 gram chất xơ hàng ngày
- Phụ nữ trên 50 tuổi: cần tối thiểu 21 gram chất xơ hàng ngày
- Nam giới dưới 50 tuổi: cần tối thiểu 38 gram chất xơ hàng ngày
- Nam giới trên 50 tuổi: cần tối thiểu 30 gram chất xơ hàng ngày
2.3 Ăn bơ giúp giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin
Chỉ cần bạn giảm cân một chút cũng có thể giúp làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiểu đường loại 2 gây ra.
Trong quả bơ có chứa nhiều chất béo lành mạnh điều này giúp cho bạn có cảm giác no lâu hơn. Trong một cuộc nghiên cứu đã cho thấy sau khi bổ sung thêm một nửa trái bơ vào bữa trưa ở những người mắc bệnh tiểu đường đã làm gia tăng khoảng 26% mức độ hài lòng của họ đối với bữa ăn và giảm tới 40% ham muốn ăn nhiều hơn.
Khi bạn cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn bạn sẽ ít có ham muốn ăn vặt hay tiêu thụ nhiều calo hơn. Đặc biệt trong trái bơ có chứa chất béo lành mạnh không bão hòa đơn, có thể giúp cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hơn.
Trong một cuộc nghiên cứu khác khi đánh giá các kế hoạch giảm cân khác nhau ở những người bị giảm độ nhạy cảm với insulin đã phát hiện ra rằng, những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân có nhiều chất béo không bão hòa đơn có xu hướng làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin hơn so với những người thực hiện chế độ ăn nhiều carbs. (Chế độ ăn kiêng giảm cân thường tập trung chủ yếu vào việc hạn chế lượng calo được nạp vào cơ thể).
3. Người tiểu đường type 2 có nên ăn bơ không?
Trong cả một quả bơ thường cung cấp khoảng 250-300 calo. Mặc dù bơ là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, tuy nhiên với lượng calo này vẫn có thể dẫn đến tình trạng tăng cân khi bạn tiêu thụ vượt quá nhu cầu calo của mình.
Nếu bạn đang thực hiện một chế độ ăn kiêng giảm cân, bạn nên lưu ý đến việc kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Thay vì bổ sung bơ vào chế độ ăn uống hiện tại, bạn có thể sử dụng chúng để thay thế cho các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như bơ nhân tạo và phô mai. Ví dụ, bạn có thể phết một ít trái bơ được nghiền nhuyễn lên bánh mì nướng thay vì sử dụng bơ nhân tạo.
FDA khuyến nghị rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 1/5 quả bơ, tương đương với khoảng 50 calo. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, những người ăn một nửa trái bơ trong một lần ăn có thể đạt được những lợi ích sau:
- Trọng lượng cơ thể thấp hơn
- Dinh dưỡng tổng thể tốt hơn
- Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tiểu đường type 2 có nên ăn quả bơ không, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết trước khi quyết định ăn bơ. Ngoài ra, sữa tiểu đường gluzabet là một những cách tốt nhất hỗ trợ giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm bổ sung 32 vitamin thiết yếu cho cơ thể và giúp ổn định đường huyết, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.
Tham khảo thêm: Top các loại sữa dành cho người tiểu đường