Bị tiểu đường có uống bia được không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh. Câu trả lời dành cho bạn chính là “CÓ THỂ UỐNG”. Tuy nhiên cần biết uống đúng cách, đúng chừng mực và kiểm soát được chỉ số đường huyết trong máu sau khi uống. Vậy, người bệnh tiểu đường uống bia thế nào là đúng cách và điều độ? Cùng Gluzabet giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nguồn gốc của bia
Bia là một trong những loại thức uống vô cùng quen thuộc và phổ biến. Về nguồn gốc, bia được xem là loại đồ uống có lịch sử lâu đời. Từ thiên niên kỷ 5 TCN, khi ngũ cốc lần đầu được trồng để làm lương thực, những câu chuyện về quá trình lên men của hạt gạo vô tình bị ướt, tạo thành loại thức uống thơm nồng đã ra đời. Bia cũng được phát hiện từ lúc đó.
Tuy nhiên, thông qua các kiểm định hóa học sự lên men tự nhiên từ những bình gốm cổ, người ta đã phát hiện rằng bia được tạo ra một cách độc lập giữa các nền văn minh trên thế giới. Việc sản xuất bia cũng được xác định có từ 7.000 năm TCN ở Lưỡng Hà (nay thuộc Iran).
Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, đến nay bia đã trở thành loại đồ uống phổ biến và được ưa thích trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mức độ tiêu thụ bia trung bình trên đầu người đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 9 thế giới.
Hàm lượng carb có trong bia
Có thể chia bia thành 2 loại chính là bia ít cồn (hoặc không cồn) và bia có cồn. Mặc dù trong bia không chứa chất béo nhưng lại có hàm lượng carbohydrate cao hơn hẳn so với các loại đồ uống có cồn khác như rượu vang, rượu mạnh.
Bia nhẹ được ủ theo cách tương tự như bia thông thường nhưng có hàm lượng calo và cồn thấp hơn. Còn bia không cồn thì chứa khoảng 50% lượng carbs so với bia thông thường và ít (hoặc không chứa) cồn.
Bị tiểu đường có uống bia được không?
Trên thực tế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống rượu bia với liều lượng vừa phải. Trong một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu uống rượu vang nguyên chất đúng cách và đúng chừng mực sẽ góp phần hỗ trợ ổn định mỡ máu và sức khỏe tim mạch.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Người tiểu đường có được uống bia không?” là CÓ. Tuy nhiên, trong rượu bia có chứa chất còn chứa nhiều chất gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết. Từ đó tác động xấu đến bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường uống cà phê được không
Bệnh tiểu đường không nên uống gì
Bia có ảnh hưởng gì đến bệnh tiểu đường?
Trung bình, một lon bia có dung tích 350ml sẽ chứa khoảng 150 calo. Đây là loại calo rỗng, không cung cấp protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều người thường uống chia chung với một số loại “mồi nhậu” như khoai tây chiên, đậu phộng rang,.. khiến cho lượng calo nạp vào cơ thể tăng cao hơn. Từ đó làm tăng mỡ bụng, gây ra các ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp, gan thận và tiểu đường.
Chưa kể, bia rượu còn có khả năng ức chế sự tổng hợp và ly giải glycogen ở gan. Vì vậy sẽ làm hạ đường huyết, nhất là với những bệnh nhân đang dùng insulin hay các loại thuốc hạ đường huyết. Uống nhiều bia rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị suy yếu của insulin, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc dung nạp glucose.
Ngoài ra, nếu uống quá nhiều bia rượu có thể gây ảnh hưởng đến ý chí và khả năng phán đoán. Từ đó dễ khiến người bệnh không kiểm soát được việc ăn uống hay quên uống thuốc.
Người tiểu đường có thể uống bao nhiêu bia rượu mỗi ngày?
Mặc dù, câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường có uống bia được không?” là có. Nhưng theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, mỗi ngày người bệnh tiểu đường nên uống không quá 2 ly bia đối với nam và không quá 1 ly bia đối với nữ. Một ly tương đương với khoảng 350ml.
Thời điểm tốt nhất là 1 ly vào bữa ăn tối. Nếu là rượu mạnh thì có thể pha thêm nước suối để làm loãng rượu. Đồng thời cũng hạn chế được lượng rượu mà cơ thể nạp vào. Sau khi uống, người bệnh cần kiểm tra chỉ số đường huyết. Đảm bảo rằng, đường huyết trong máu vẫn luôn ở mức ổn định, hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Còn theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật của Mỹ, tiêu chuẩn của một phần đồ uống có cồn nguyên chất cho bệnh nhân tiểu đường là 14g. Còn với các loại rượu bia thông thường và rượu mạnh thì liều lượng sẽ là:
- 350ml đối với bia có nồng độ cồn là 5%.
- 200ml đối với rượu vang có nồng độ cồn từ 10 đến 12%.
- 45ml nếu là rượu mạnh (ví dụ như Whiskey, Vodka) có nồng độ cồn từ 40% trở lên.
Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh tiểu đường vẫn nên lựa chọn những loại thức uống lành mạnh, không chứa cồn để bảo vệ sức khỏe.
Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi uống bia
Người bệnh tiểu đường có thể uống bia nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc về cách uống và liều lượng để không gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Không uống bia khi bụng đói
Kể cả những người có sức khỏe bình thường, không riêng người bệnh tiểu đường cũng cần tránh uống rượu bia khi đói. Bởi, lượng cồn của bia rượu có thể tương tác với các loại thuốc hạ đường huyết trong điều trị tiểu đường. Từ đó khiến đường huyết bị hạ thấp hơn nữa và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Không uống bia khi đang dùng thuốc điều trị
Nếu người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc hoặc tiêm insulin thì cần tránh uống bia rượu cùng lúc. Trong trường hợp có uống bia rượu trong ngày thì cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, nhất là trước khi đi ngủ. Nếu kết quả đo dưới 7 mmol/l thì cần ăn thêm các loại thực phẩm có chứa tinh bột để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột vào ban đêm.
Không uống rượu bia sau khi tập thể dục hay làm việc nặng
Sau khi tập luyện thể thao, vận động mạnh khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn. Bởi, điều này không giúp cho cơ thể bổ sung được lượng dịch đã tiêu hao.
Uống chậm
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu các tác dụng của cồn, người bệnh tiểu đường nên uống bia một cách chậm rãi. Không nên uống quá nhanh, uống cạn lon trong 1 lần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống thêm một ít nước lọc sau khi uống bia để đẩy nhanh tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.
Những đối tượng không được uống rượu bia
Tuyệt đối không được uống rượu bia nếu bệnh nhân là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú hay bệnh nhân bị biến chứng tim mạch, thần kinh, thận. Việc sử dụng các đồ uống có cồn này sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, cũng như sự phát triển của trí não, thể chất, dễ gặp các dị tật.
Kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống bia
Trước khi uống bia rượu, bệnh nhân cần đo đường huyết và ăn một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột để bổ sung đường. Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn các loại bia nhẹ, chứa ít calo hoặc pha loãng rượu mạnh trước khi uống.
Sau khi uống cũng cần theo dõi đường huyết thường xuyên vì tác dụng của bia rượu lên đường huyết vẫn có thể xảy ra sau khi ngừng uống 24 giờ.
Thay thế bia bằng những loại đồ uống tốt cho sức khỏe
Thay vì uống bia rượu, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn những loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Điển hình như:
- Nước lọc: Giúp làm loãng nồng độ đường có trong máu và đẩy lượng đường bị dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện.
- Nước ép rau củ (cà chua, dưa leo, rau xanh,…): Cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cũng như hạn chế lượng đường hấp thụ hơn so với các loại nước ép trái cây nhiều đường.
- Trà xanh: Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, giảm viêm, hạ huyết áp. Trong trà xanh cũng chứa hàm lượng thấp carbs và calo nên phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường.
- Sữa: Các loại sữa dành cho người già bị tiểu đường, sữa tách béo được cho là tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Đặc biệt là những loại sữa được sản xuất dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường như Gluzabet giúp bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa tốt, chắc cho xương khớp,…
Mua sữa gluzabet chính hãng tại công ty cổ phần Thương Mại D2D
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, Gluzabet đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh tiểu đường có uống bia được không”. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và một cuộc sống lành mạnh.