Giải đáp thắc mắc “Ăn mặn có bị tiểu đường không?”

Muối là gia vị vô cùng quen thuộc và gần như không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, ăn quá nhiều muối là có hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, Gluzabet sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi “Ăn mặn có bị tiểu đường không”. Đồng thời cung cấp một số thông tin về tác động của muối đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Cùng tham khảo bài viết ngay nhé!

Ăn mặn có bị tiểu đường không?
Ăn mặn có bị tiểu đường không?

1. Muối là gia vị vô cùng quen thuộc

Không thể phủ nhận rằng, muối là một trong những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cụ thể, muối giúp cân bằng nước, duy trì hoạt động của cơ và thần kinh. Đồng thời còn làm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Nếu để cơ thể bị thiếu muối thì có thể làm giảm natri máu, gây phù nề, mất nước,…

2. Tuy nhiên, nạp quá nhiều muối sẽ gây tác động xấu đến cơ thể

Mặc dù muối mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều muối thì có thể gây ra tác dụng xấu.

2.1 Ăn mặn thường xuyên gây tăng huyết áp 

Theo kết quả nghiên cứu, nhiều người bị tăng huyết áp có thể là do chế độ ăn mặn thường xuyên. Khi nồng độ muối trong cơ thể tăng cao, lượng natri trong máu cũng tăng lên và làm mất cân bằng giữa natri và kali. Cơ thể cũng giữ nước lại để cân bằng nồng độ muối.

Điều này khiến cho bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn, làm tăng thể tích tuần hoàn. Lúc này, tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu đến các mạch máu, vô tình gây áp lực lên mạch máu. Thận cũng bị suy giảm chức năng lọc nước và làm tăng huyết áp.

Thường xuyên ăn mặn làm tăng huyết áp
Thường xuyên ăn mặn làm tăng huyết áp

2.2 Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm

Việc ăn mặn còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư gan, dạ dày, bệnh thận và bệnh tiểu đường.

3. Giải đáp: Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Tiểu đường là một căn bệnh cực kỳ phổ biến trên thế giới, xuất hiện do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc chức năng của insulin bị suy giảm. Từ đó khiến cho nồng độ đường trong máu cũng tăng cao. Vậy, nếu như ăn mặn có bị bệnh tiểu đường không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mặn không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hằng ngày thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Chưa kể, việc nạp nhiều muối cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin, làm cho khả năng hoạt động của hormon này bị giảm sút và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đặc biệt, với những người bệnh tiểu đường, nếu có chế độ ăn quá mặn thì rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, đột quỵ,…

Ăn mặn không phải nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường
Ăn mặn không phải nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường

Tham khảo thêm:

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không

Tiểu đường ăn bánh mì được không

4. Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, không thể khẳng định ăn mặn có bị tiểu đường không. Nhưng việc ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Từ đó kéo theo nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Khi bạn bị bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc các bệnh này sẽ cao hơn so với người bình thường.

5. Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe

Kể cả khi bạn bị bệnh tiểu đường hay không thì cũng cần kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, bảo vệ sức khỏe.

5.1 Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành không nên nạp quá 5g muối/ngày. Tương đương với khoảng 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày. Với người bệnh tiểu đường, liều lượng này chỉ nên là 2,3g/ngày. Trong một số trường hợp, việc chỉ dùng 1,5g muối là tốt cho hạ huyết áp.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 2,3g muối/ngày
Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 2,3g muối/ngày

Trong khi, tại Việt Nam, mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người trong 1 ngày là 9,4g. Như vậy, chúng ta đang ăn quá nhiều muối trong một ngày, cần thay đổi thói quen này để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

5.2 Một số lưu ý giúp giảm lượng muối trong khẩu phần

Bạn có thể giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn và cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên giảm bớt lượng muối một cách đột ngột với lượng lớn. Điều này có thể khiến bạn không quen và mất cảm giác ngon miệng do món ăn không còn đậm đà. Thay vào đó, hãy dành thời gian và giảm dần gia vị để bản thân dễ thích nghi hơn.
  • Một số gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt,… có thể thay thế cho muối để làm tăng hương vị cho món ăn.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều muối như đồ chế biến sẵn, đồ ăn liền, thực phẩm đóng hộp, nước chấm, nước tương, bánh snack, nước ngọt có gas, bia rượu,…
  • Nên tự nấu ăn để có thể kiểm soát tốt hơn về lượng muối có trong khẩu phần ăn. Trong trường hợp ăn ngoài, bạn có thể yêu cầu nhà hàng giảm bớt lượng muối trong món ăn của mình.
Có thể tự nấu ăn để kiểm soát lượng muối tốt hơn
Có thể tự nấu ăn để kiểm soát lượng muối tốt hơn

6. Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề tiểu đường ăn mặn được không và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, người bệnh tiểu đường cũng có thể bổ sung thêm các sữa dành cho người già bị tiểu đường, ví dụ như sữa Gluzabet. Đây là dòng sữa hạt dinh dưỡng, được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam. Sữa có thành phần gồm chiết suất táo, đậu đỏ, bí đỏ, đậu nành, đậu xanh, óc chó, hạt sen, inulin, đường cỏ ngọt, sữa gầy.

Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet
Sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet

Sữa Gluzabet cung cấp 32 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt còn có bổ sung thêm thành phần sữa non kháng thể, giúp kiềm chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Sữa gluzabet 800g giá bao nhiêu

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Ăn mặn có bị tiểu đường không”. Mặc dù, ăn mặn không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát tốt lượng muối nạp vào cơ thể để tốt cho sức khỏe, tim mạch.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi