Nếu bạn đang cần tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất về vấn đề “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không” thì bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang cần. Gluzabet sẽ giúp bạn đưa ra nhận định chuẩn xác theo góc độ y khoa và hướng dẫn cách ăn thịt bò tốt cho người tiểu đường. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
- 1 1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
- 2 2. Cách ăn thịt bò an toàn cho người tiểu đường
- 3 3. Cách lựa chọn thịt bò cho người tiểu đường
- 4 4. Gợi ý một số cách chế biến món ăn từ thịt bò cho người bị đái tháo đường
- 5 5. Các trường hợp bị tiểu đường phải kiêng thịt bò tuyệt đối
- 6 6. Những loại thịt khác tốt cho tiểu đường
1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Người bệnh hỏi “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?”, chuyên gia trả lời: Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt bò, tuy nhiên phải biết điều chỉnh liều lượng để tránh nạp quá nhiều dưỡng chất gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì trong thịt bò có lượng đạm dồi dào, các khoáng chất và vitamin cũng là những chất quan trọng giúp nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân đái tháo đường.
Vì sao cần điều chỉnh liều lượng thịt bò hợp lý trong khẩu phần ăn của người bị tiểu đường? Bởi vì những nguyên nhân dưới đây:
- Trong thịt bò chứa nhiều đạm, chất béo bão hoà và không bão hoà. Nếu nạp vào quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ béo phì của người bệnh.
- Nếu ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như vấn đề về tim mạch.
- Trong thịt bò chứa nhiều natri. Nếu nạp quá nhiều vào cơ thể thì sẽ làm giữ nước trong máu để pha loãng natri. Điều này vô tình gây áp lực cho các mạch máu, làm huyết áp tăng cao hơn, khiến bệnh tiểu đường khó có thể kiểm soát.
Tham khảo thêm:
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không
2. Cách ăn thịt bò an toàn cho người tiểu đường
Như vậy, khi thêm thịt bò vào khẩu phần ăn của người bị tiểu đường thì bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về liều lượng cũng như cách ăn an toàn, hợp lý cho người bệnh.
Dưới đây là những yêu cầu cần đảm bảo trong thực đơn của người bị tiểu đường:
- Theo chuyên gia dinh dưỡng Meredith Nguyễn của Trung tâm Y tế Methodist Charlton, mỗi tuần nên sử dụng khoảng 508g thịt bò. Lượng thịt này nên được chia thành 4 đến 5 bữa tương đương với gần 100g thịt mỗi bữa.
- Tránh trường hợp nướng thịt ở mức nhiệt cao vì dễ làm tăng thêm lượng đạm và chất béo bão hoà làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
- Kết hợp ăn thịt bò với rau xanh để tăng chất xơ và vitamin để điều hoà khí huyết.
- Chỉ nên chọn ăn các phần thịt mỏng và ăn ở phần mạc. Tránh ăn thịt bò ở phần mỡ vì sẽ khiến bạn bị tăng cân.
- Hạn chế ăn thịt bò vào ban đêm vì các chất sắt có trong thịt bò sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều, làm cơ thể bị mệt mỏi và tăng đường huyết đột ngột.
3. Cách lựa chọn thịt bò cho người tiểu đường
Vì khẩu phần ăn của người tiểu đường sẽ khác hơn so với người bình thường nên khi chọn thịt bò cho người tiểu đường thì bạn nên lưu ý những điểm dưới đây:
- Chọn phần thịt nạc để giảm lượng chất béo bão hoà nạp vào cơ thể. Nên chọn phần thịt ở phần thịt thăn hoặc bắp.
- Nếu lựa chọn thịt bò xay thì nên chọn những sản phẩm trên nhãn mác ghi rõ lượng nạc đạt từ 95% trở lên.
- Nên chọn những loại thịt bò ăn cỏ vì thành phần chất béo của loại thịt này sẽ lành mạnh và tốt cho sức khoẻ hơn. Thịt cũng sẽ chứa rất nhiều axit béo omega-3 – một chất rất tốt trong việc điều hoà mỡ máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch,…
4. Gợi ý một số cách chế biến món ăn từ thịt bò cho người bị đái tháo đường
Sau khi biết đáp án cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?”, Bạn cũng cần tìm hiểu về một số cách chế biến món ăn từ thịt bò thơm ngon, dinh dưỡng và tốt cho người bị tiểu đường. Dưới đây là một số công thức nấu thịt bò mà bạn nên tham khảo.
4.1 Thịt bò xào rau cải
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt bò nạc, thái lát mỏng.
- Rau cải ngọt rửa sạch và cắt khúc dài vừa ăn.
- Tỏi và gừng mang đi đập dập.
- Gia vị nêm nếm.
Các bước chế biến:
- Ướp thịt bò với gia vị trong vòng 15-20 phút để thịt ngấm gia vị, khi ăn sẽ thơm ngon, đậm đà hơn.
- Phi tỏi thơm, sau đó cho rau cải vào xào khoảng 2 phút thì cho thịt bò vào đảo đều. Sau 2- 3 phút thì có thể thưởng thức món ăn thơm ngon này.
4.2 Thịt bò xào rau muống
Đây là món ăn khá dễ để chế biến với các nguyên liệu quen thuộc như:
- Rau muống đem rửa sạch và để ráo nước.
- Thịt bò thăng thái mỏng.
- Tỏi đập dập.
- Gia vị nêm nếm.
Các bước tiến hành chế biến:
- Luộc qua rau muống khoảng 1 phút rồi ngâm trong nước lạnh để ray muống được xanh và giòn.
- Ướp thịt bò với gia vị trong vòng 10 phút.
- Phi thơm tỏi, cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào cho đến khi thịt chín đều rồi tắt bếp cho ra đĩa và thưởng thức.
4.3 Thịt bò xào rau khoai lang
Rau lang non là món ăn dân giã được đông đảo khách hàng yêu thích. Khi kết hợp rau lang với thịt bò sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Nguyên liệu cần có:
- Chuẩn bị ngọn rau lang non, sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Thịt bò thái lát vừa ăn.
- Tỏi đập dập.
- Gia vị ( muối, bột ngọt, dầu ăn,…)
4.4 Thịt bò xào rau cần
Đây là món ăn thơm ngon, mang nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Rau cần thái khúc 7 – 10cm.
- Thịt thăn thái lát mỏng.
- Thái núi nửa trái cà chua.
- Tỏi, hành băm nhỏ.
- Dầu ăn, gia vị.
Cách chế biến:
- Ướp thịt bò với gia vị khoảng 15 phút.
- Phi thơm tỏi hành, cho thịt vào xào khoảng 2 – 3 phút rồi cho rau cần vào. Tiếp đến là cho cà chua vào đảo đều. Để lửa nhỏ cho thấm gia vị 1- 2 phút rồi tắt bếp là đã có thể thưởng thức.
4.5 Thịt bò sốt cà chua
Để làm món thịt bò sốt, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Thịt bò thăn, thái lát mỏng.
- Thái múi cà chua.
- Tỏi, hành khô, hành lá, rau mùi,…
- Dùng tương cà và gia vị nêm nếm.
Chế biến theo các bước sau đây:
- Phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào, sau đó thêm gia vị và xào cho đến khi chín. Cho đĩa thịt bò ra dĩa.
- Phi thơm hành rồi cho cà chua vào để ninh cho đến khi nhuyễn. Sau đó cho thịt vào ninh thêm 2 – 3 phút. Sau đó nêm nếm vừa ăn rồi thưởng thức.
5. Các trường hợp bị tiểu đường phải kiêng thịt bò tuyệt đối
Như chúng ta đã biết “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?” Câu trả lời là có, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân phải kiêng thịt bò như:
- Người tiểu đường bị gout: Trong thịt bò chứa rất nhiều protein và axit uric – đây đều là những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Do đó mà bệnh nhân phải kiêng tuyệt đối thịt bò nếu phát hiện mình bị gout.
- Người bệnh đang mắc sỏi thận: Nếu tiếp tục duy trì nạp thịt bò vào cơ thể sẽ rất có thể làm hàm lượng máu tăng, dẫn đến tăng oxalate trong nước tiểu (nhân tố hình thành sỏi).
- Người bị đái tháo đường có kèm mỡ trong máu: Trong thịt bò chứa rất nhiều đạm và chất béo có khả năng làm mỡ trong máu tăng cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Tham khảo thêm:
6. Những loại thịt khác tốt cho tiểu đường
Ngoài thịt bò thì người bị tiểu đường có thể bổ sung vào thực đơn một số loại thịt khác như: ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo, cá, thịt thỏ,…
Người bệnh có thể thay thế thịt nạc bằng cá trong khẩu phần ăn vì trong cá rất giàu axit béo omega-3. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh được răng, axit omega – 3 có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Còn thịt thỏ cũng rất tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường vì trong thịt có chứa hàm lượng protein lớn, chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, trong thịt thỏ cũng chứa rất ít calo và chất béo, rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Như vậy, đáp án cho thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không” là có thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách lựa chọn thịt bò phù hợp với bệnh nhân tiểu đường và biết cách chế biến phù hợp để không làm ảnh hưởng mức đường huyết của người bệnh. Chúc bạn sẽ có thực đơn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe của mình nhé.
Bên cạnh việc bổ sung chất đạm vào bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường đến từ thương hiệu Gluzabet chính hãng. Đây là thương hiệu sữa hạt hàng đầu cho người tiểu đường, chế độ dinh dưỡng cân đối, không ngấy, thơm ngon dễ uống, giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết cho người bệnh.
Đừng quên liên hệ với Gluzabet để được tư vấn giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu đường cũng như sữa gluzabet.