Tiểu đường có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ, kéo theo một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, cần cải thiện giấc ngủ, trị mất ngủ cho người bị tiểu đường. Vậy, có những cách nào để có thể ngủ ngon, yên giấc hơn? Xem ngay 5 cách cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường dưới đây nhé!
Mục lục
Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến chất lượng giấc ngủ
Trước khi tìm hiểu về các cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường, bạn cần hiểu rõ những lý do khiến bệnh tiểu đường gây mất ngủ.
Khi bị bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết trong máu của người bệnh luôn ở mức cao hơn bình thường. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng nhất thời như đói bụng, khát nước, thường xuyên đi tiểu,… Tuy nhiên, những triệu chứng này không phải là nguyên nhân chính gây mất ngủ. Cụ thể, tiểu đường mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Nồng độ đường trong máu quá cao khiến cho thận phải làm việc “cật lực” hơn để lọc nước tiểu. Từ đó gây ra những triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, khát nước vào ban đêm, khiến giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn.
- Các triệu chứng của hạ đường huyết như chóng mặt, đổ mồ hôi, đói bụng,… cũng có thể làm người bệnh bị mất ngủ vào ban đêm.
- Khi bị tiểu đường, người bệnh cũng rất dễ bị đau nhức tay chân, khiến người bệnh bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc.
- Rất nhiều người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì nên rất dễ gặp triệu chứng ngưng thở khi ngủ, gây cảm giác bồn chồn và tỉnh giấc trong đêm.
Một số rối loạn giấc ngủ phổ biến liên quan đến bệnh tiểu đường
Rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, cũng là hậu quả mà người bệnh phải gánh chịu cho căn bệnh này. Cần xác định đúng triệu chứng để đưa ra phương pháp điều trị mất ngủ cho người bị tiểu đường.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là hiện tượng rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2, gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường thường bị thừa cân, béo phì nên gây áp lực lên đường hô hấp. Từ đó khiến người bệnh bị ngưng thở trên 10 giây hay giảm thông khí lặp lại nhiều lần, kèm triệu chứng ngáy to vào ban đêm và mệt mỏi quá mức vào ban ngày.
- Hội chứng chân không yên: Đây là một hội chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt, đau đớn và gây mất ngủ do đau nhức hay buộc phải di chuyển để giảm bớt sự khó chịu tạm thời. Hội chứng này thường xảy ra vào ban đêm và khiến người bệnh mất ngủ.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Bệnh tiểu đường có thể khiến cho dây thần kinh ở chân bị tổn thương, hoại tử, biến chứng tiểu đường ở chân, gây đau đớn, khó chịu và giảm chất lượng giấc ngủ.
- Chứng mất ngủ: Những bệnh nhân tiểu đường mất ngủ có thể là do chỉ số đường huyết trong máu quá cao hoặc bị stress nặng, lo âu, căng thẳng. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn để vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ yên giấc.
Tiểu đường mất ngủ gây ra những tác động gì đến người bệnh
Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiểu đường và mất ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tiểu đường gây mất ngủ và mất ngủ làm người bệnh khó kiểm soát đường huyết.
- Rối loạn giấc ngủ gây khó khăn trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết: Vào ban đêm, đường huyết dễ bị mất ổn định khiến người bệnh phải thức giấc để đo đường huyết và xử lý. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bệnh tiểu đường mất ngủ có mức độ kiểm soát đường huyết kém hơn so với người bình thường hoặc người không bị rối loạn giấc ngủ.
- Tâm lý của người bệnh cũng vì mất ngủ mà trở nên căng thẳng, lo lắng hơn. Từ đó gây tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh, tăng nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường.
Làm thế nào để trị mất ngủ cho người bị tiểu đường?
Để cải thiện giấc ngủ cho người bị tiểu đường, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ
Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… có thể khiến cho não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn và khó để nghỉ ngơi. Vì vậy, hạn chế sử dụng các thiết bị này trước giờ đi ngủ sẽ giúp giảm stress và người bị tiểu đường cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ
Mặc dù, rượu có thể giúp chúng ta dễ ngủ hơn, nhưng chỉ đúng nếu uống 1 lượng nhỏ. Nếu dùng nhiều hơn có thể làm cho người bệnh tiểu đường thức giấc nhiều lần trong đêm và gây ra giấc ngủ không sâu. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ để giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Thiết lập giờ đi ngủ cố định
Việc đi ngủ đúng giờ giúp cho não bộ dễ dàng thích nghi với đồng hồ sinh học cố định để nghỉ ngơi. Điều này cũng giúp người bệnh tiểu đường có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ và giảm stress.
Không dùng chất kích thích hoặc hoạt động mạnh vào ban đêm
Một số chất kích thích như caffeine, nicotine có thể khiến có não bộ hoạt động mạnh mẽ và gây khó ngủ. Bên cạnh đó, việc hoạt động mạnh vào buổi tối như tập các bài tập thể dục mạnh cũng có thể kích thích cơ và khiến người bệnh khó khăn để vào giấc ngủ.
Tham khảo thêm:
Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường
Uống sữa Gluzabet giúp ăn ngon, ngủ ngon
Cũng có thể điều trị mất ngủ cho người bị tiểu đường thông qua việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trong đó, sữa tiểu đường Gluzabet là một trong những sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Gluzabet là dòng sữa hạt dinh dưỡng, chứa hơn 32 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, tăng cường đề kháng, mà còn kích thích ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào,…
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài các cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường ở trên, còn có một số lời khuyên khác để cải thiện giấc ngủ như:
- Tập thể dục đều đặn để giảm stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Điều chỉnh nồng độ đường trong máu bằng cách ăn uống lành mạnh và tuân theo chế độ ăn của bác sĩ.
- Sử dụng nệm và chăn mềm, thoải mái để giảm đau và sự khó chịu khi ngủ.
- Thực hành các bài tập giúp thư giãn như yoga, massage,… để giảm stress và giúp ngủ ngon hơn.
Mất ngủ là một vấn đề phổ biến ở người bị tiểu đường và gây ra không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều phương pháp trị mất ngủ cho người bị tiểu đường, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến mất ngủ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bị tiểu đường cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.