Top 7 Thực phẩm bổ sung chất xơ cho người mắc tiểu đường

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón,… Vì vậy, mỗi người nên tích cực lựa chọn thực phẩm bổ sung chất xơ thêm vào chế độ ăn của mình.

Vì sao chất xơ tốt cho người tiểu đường?

Hiệp hội Khoa học Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) và Viện Nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NIA) đã đề ra mục tiêu mới trong việc điều trị bệnh tiểu đường thông qua ứng dụng các nguyên tắc dinh dưỡng. Mục tiêu này bao gồm việc thay đổi lối sống, cung cấp năng lượng đúng mức cho cơ thể, điều chỉnh lượng đường và thành phần của chúng, cũng như bổ sung chất xơ để kiểm soát đường huyết, mỡ máu và áp lực máu. Đây là một cách tiếp cận toàn diện, hướng đến sự cân bằng dinh dưỡng để quản lý và kiểm soát tình trạng sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.

Thực phẩm bổ sung chất xơ cho người mắc tiểu đường
Thực phẩm bổ sung chất xơ cho người mắc tiểu đường

Sỡ dĩ chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường bởi vì nó không làm tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng glucose từ chất carbohydrate trong thức ăn. Việc ăn chất xơ khiến ruột phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó làm chậm quá trình tăng glucose trong máu.

Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn thống nhất về lượng chất xơ cần thiết cho người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu trên 13 bệnh nhân tiểu đường chỉ ra rằng việc tiêu thụ 50g chất xơ mỗi ngày có thể giảm mức glucose khoảng 10% và insuline hơn 12%, so với những người chỉ ăn 24g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, 50g chất xơ mỗi ngày là một lượng lớn, trong khi hầu hết người Mỹ chỉ ăn khoảng 15g mỗi ngày. Điều này cho thấy sự cần thiết của sự điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quản lý đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm tra lượng đường tăng cao trong máu
Kiểm tra lượng đường tăng cao trong máu

Tiêu chuẩn về lượng chất xơ trong bữa ăn cần cung cấp cho cơ thể mà ADA đưa ra là mỗi ngày 20-50g. Tiêu chuẩn này được áp dụng khá rộng rãi. Vấn đề quan trong để đạt được những mục tiêu là bữa ăn phải có sự phối hợp khoa học. Những bệnh nhân tiểu đường cần ăn thêm thực phẩm như yến mạch, kiều mạch, khoai môn và các loại rau tươi.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn chất xơ như thế nào?

Người bệnh đái tháo đường cần tập trung vào việc ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ để duy trì sự ổn định trong lượng đường máu. Chất xơ có thể được chia thành hai loại chính: chất xơ hòa tan trong nước và chất xơ không tan trong nước.

  • Chất xơ hòa tan trong nước có nhiều trong các thực phẩm như đậu nành, đậu ngự, đậu tây, rau củ và trái cây. Chúng giúp hấp thụ độ ẩm, làm phân mềm chất bã và hỗ trợ quá trình điều tiết tiêu hóa.
  • Chất xơ không hòa tan trong nước có thể được tìm thấy trong cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay và rau củ. Chúng tăng khối lượng chất bã, giúp tăng tốc quá trình loại bỏ cặn bã từ cơ thể một cách hiệu quả.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên (chuyên gia Nội tiết – đái tháo đường) chỉ ra rằng, việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2, cũng như giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim. Ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp chất xơ và là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, như cám, bánh mì nguyên cám, yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt và hạt giống, đều là những lựa chọn tốt để bổ sung chất xơ và các dạng dinh dưỡng khác. Việc tích hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết cho người đái tháo đường.

TOP 7 Thực phẩm bổ sung chất xơ cho người mắc tiểu đường

Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường:

Thêm trái bơ vào chế độ ăn uống của người tiểu đường

Với câu hỏi tiểu đường ăn bơ được không, trái bơ chính là một lựa chọn quan trọng cho bạn. Trung bình, 1 quả bơ có khoảng 7g chất xơ. Bạn có thể ăn bơ trực tiếp hoặc thêm bơ vào các món salad rau củ hoặc sandwich. Bạn cũng có thể sử dụng bơ tươi phết trực tiếp lên trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt (thay cho bơ nhân tạo) rồi đem nướng và dùng ngay.

Thêm trái bơ vào chế độ ăn uống của người tiểu đường
Thêm trái bơ vào chế độ ăn uống của người tiểu đường

Ăn chay

Thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất chính là các loại rau củ. Tuy nhiên, bạn chưa sẵn sàng với một chế độ ăn hoàn toàn không có thịt? Vậy thì bạn hãy thử bắt đầu bằng cách ăn chay 1 ngày trong tuần. Bạn cố gắng ăn nhiều đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Chỉ cần không ăn thịt 1 ngày cũng giúp bạn có cơ hội nạp vào cơ thể các loại thực phẩm khác, giúp tăng lượng chất xơ bổ sung mỗi tuần.

Tham khảo thêm:

Tích cực ăn các loại đậu (đỗ)

Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bạn có thể hấp các loại đậu, nghiền mịn rồi phết lên bánh mì sandwich hoặc trộn đậu với các loại rau, nấu súp đậu,… Bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng bánh mì kẹp thịt chay (được làm từ các loại đậu) để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể.

Tích cực ăn các loại đậu (đỗ) để điều trị tiểu đường
Tích cực ăn các loại đậu (đỗ) để điều trị tiểu đường

Chọn đồ ăn nhẹ loại thô

Nếu muốn ăn khoai tây chiên và các loại bánh quy giòn chứa đầy carbohydrate, bạn hãy chọn một loại đồ ăn vặt khác có nhiều chất xơ hơn. Ví dụ như bỏng ngô, hạnh nhân, nho khô, bánh cà rốt, các loại hạt,… Đây là các thực phẩm bổ sung chất xơ rất tốt, lại vừa giòn và ngon miệng.

Sữa hạt dinh dưỡng

Mua sắm thông minh giúp bạn nạp được nhiều chất xơ hơn vào cơ thể. Bạn nên so sánh thông tin dinh dưỡng trên nhãn các sản phẩm tương tự nhau để xem mặt hàng nào có hàm lượng chất xơ cao hơn. Chỉ cần thêm 1g chất xơ trong mỗi sản phẩm là có thể cải thiện đáng kể lượng chất xơ mà bạn tiêu thụ mỗi ngày. Một loại sữa hạt đang được đông đảo người dùng lựa chọn hiện nay chính là sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet chính hãng Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ít béo, bổ sung 32 vitamin và thích hợp cho người ăn kiêng, người bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết, bảo vệ sức khỏe tuyệt đối.

Sữa Gluzabet chính hãng
Mua sữa Gluzabet chính hãng tại Công ty cổ phần Thương Mại D2D

Tham khảo thêm: Danh sách sữa dành cho người tiểu đường

Trái cây

Trái cây không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa, mà còn có lợi ích đặc biệt đối với người đang điều trị đái tháo đường. Trong việc chọn lựa trái cây, có một số điều cần lưu ý để duy trì mức đường huyết ổn định.

Trái cây có chứa chất xơ là lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa và giúp kiểm soát đường huyết. Đối với người đái tháo đường, việc chọn trái cây với chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55) là quan trọng để tránh tăng đường huyết đột ngột. Ngược lại, tránh ăn những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao (GI từ 70 trở lên) để ngăn chặn tăng đường huyết nhanh chóng.

Một số trái cây thích hợp cho người đái tháo đường bao gồm ổi, bưởi, cam, táo, lê, thanh long và chuối. Những loại trái cây như nhãn, vải, mítvà sầu riêng có thể tăng đường huyết nhanh chóng, nên nên hạn chế khi ăn.

Bằng cách chọn lựa đúng loại trái cây và hiểu rõ về chỉ số đường huyết, người bệnh đái tháo đường có thể thưởng thức hương vị tuyệt vời của trái cây mà vẫn duy trì sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Gạo lứt

Gạo lứt là một lựa chọn dinh dưỡng xuất sắc cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Nó đã được chứng minh là hỗ trợ kiểm soát đường huyết sau bữa ăn, đặc biệt là trong trường hợp đái tháo đường loại 2.Tác động tích cực của gạo lứt có thể đến từ chất xơ, tinh bột cháy chậm và chất dinh dưỡng, cũng như khả năng chống oxy hóa. Gạo lứt cũng được biết đến vì khả năng nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, liên quan đến sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường và phòng chống béo phì.

Với nhiều biến thể như gạo lứt đen, nâu và đỏ, việc kết hợp cả ba loại này trong chế độ ăn hàng ngày được khuyến khích. Nấu chung với các loại hạt như đậu và sen cũng là một cách tốt để tăng thêm giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gạo lứt không phải là lựa chọn thích hợp cho những người mắc bệnh thận mạn tính, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa

Nhìn chung, gạo lứt là một nguồn ngũ cốc nguyên hạt tuyệt vời cho những người bệnh đái tháo đường, nhưng cần được tính toán khi áp dụng vào chế độ ăn của mọi người, đặc biệt là những người có tình trạng sức khỏe cụ thể.

Tham khảo thêm:

Tiền tiểu đường nên ăn gì

Tập luyện cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường không nên uống gì

Theo bác sĩ Yến Thủy, mặc dù tinh bột thường được xem là thực phẩm cần hạn chế đối với người đái tháo đường, nhưng điều này không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn các loại rau củ chứa tinh bột khỏi chế độ dinh dưỡng. Điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát lượng tinh bột và kết hợp chúng một cách thông minh với thực phẩm giàu protein và chất béo để ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường sau khi ăn.

Ví dụ, thay vì loại bỏ hoàn toàn khoai tây, người đái tháo đường có thể ăn một củ khoai tây nướng nhỏ kèm theo cá hồi nướng và bông cải xanh hấp. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn chặn sự tăng cao đột ngột.

Đối với việc bổ sung lượng carb từ thực phẩm, người bệnh có thể chia nhỏ lượng này cho từng bữa ăn để phù hợp với lượng insulin cần thiết. Quá nhiều insulin so với lượng carb có thể dẫn đến tăng đường huyết, nhưng cũng cần tránh tình trạng ngược lại, khi cơ thể không nhận đủ lượng tinh bột, dẫn đến giảm đường huyết.

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi