Phân loại đái tháo đường và chẩn đoán sớm là điều vô cùng quan trọng bởi tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam được thống kê vào năm 2021 chiếm đến 7,1%, tức gần 5 triệu người. Đây là một con số đáng lo ngại, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đe dọa đến tính mạng và trở thành trở ngại lớn trong cuộc sống của người bệnh.
Mục lục
- 1 Cách phân loại đái tháo đường
- 2 Tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường
- 3 Hướng dẫn điều trị đái tháo đường như thế nào để hiệu quả?
- 4 Mua sữa dành cho người đái tháo đường Gluzabet ở đâu uy tín?
Cách phân loại đái tháo đường
Hiện nay, phân loại đái tháo đường gồm 4 loại chính đó là tiểu đường tuýp 1 (type 1), tiểu đường tuýp 2 (type 2), tiểu đường tuýp 3 – tiểu đường thai kỳ (type 3) tiểu đường thứ phát.
Phân loại đái tháo đường tuýp 1
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 đó chính là tuyến tụy trong cơ thể không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin – đây là một loại hormone có chức năng kiểm soát đường huyết.
Khi bị thiếu hụt insulin, cơ thể sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, gây nên hiện tượng tăng nồng độ đường trong máu.
Triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 là thường xuyên khát nước, uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Bệnh này chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân ở lứa tuổi thiếu niên và đang có xu hướng trẻ hóa dần trong vài năm trở lại đây.
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ADA, 2019 [1])
FPG ≥7,0 mmol/L. Nhịn ăn được định nghĩa là nhịn ăn trong ít nhất 8 giờHoặc |
2h PG ≥11,1 mmol/L trong OGTT. Thử nghiệm phải được thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng 75g glucose khan hòa tan trong nước
Hoặc |
HbA1C ≥6,5%. Thử nghiệm phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đã được chuẩn hóa
Hoặc |
Glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥11,1 mmol/L. |
Ghi chú: ADA (American Diabetes Association): Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ; FPG (Fasting Plasma Glucose): glucose huyết tương khi đói; PG: glucose huyết tương; OGTT (Oral Glucose Tolerance Test): nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
Một phân nhóm (subtype) của đái tháo đường loại 1 là đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành (latent autoimmune diabetes of the adult: LADA), một dạng tiến triển chậm của đái tháo đường loại 1, trong đó bệnh thường có một số tự kháng thể giống như ở đái tháo đường loại 1, nhưng cũng có những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường loại 2 (Carlson S. 2019 [3]).
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đối với đái tháo đường LADA gồm:
- Độ tuổi lớn lúc chẩn đoán (thường là ≥30).
- Dương tính với ít nhất một trong số các tự kháng thể thường thấy trong đái tháo đường loại 1 như GADA65, IA-2, hoặc ZnT8.
- Có sự bảo tồn tạm thời chức năng của các tế bào ß nên chưa cần thiết phải điều trị bằng insulin ít nhất 6 tháng sau khi được chẩn đoán.
Phân loại đái tháo đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở bệnh nhân trung niên hơn với tỷ lệ 90% các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân chính gây nên tiểu đường type 2 đó chính là cơ thể đã bước sang giai đoạn kháng insulin và giảm bài tiết insulin.
Bệnh này thường đi kèm với các bệnh khác liên quan đến đường ruột, gan, thận, thần kinh, cao huyết áp. Ngoài ra, các bệnh nhân béo phì, rối loạn lipid máu, phụ nữ sinh con nặng trên 4kg hoặc đang dùng thuốc tăng đường huyết cũng là đối tượng dễ bị đái tháo đường tuýp 2 nhất.
Bảng 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường (ADA, 2019 [1]).
FPG (glucose huyết tương khi đói): 5,6 mmol/L – 6,9 mmol/L
Hoặc |
PG (glucose huyết tương) 2 giờ trong 75 g OGTT: 7,8 mmol/L đến 11,0 mmol/L (IGT)
Hoặc |
HbA1C: 5,7 – 6,4%. |
Mặc dù vậy, tiểu đường tuýp 2 lại gần như không có nhiều triệu chứng và thường được phát hiện muộn, khi bệnh đã nặng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát tiểu đường hằng năm.
Tham khảo thêm:
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không
Phân loại đái tháo đường thai kỳ
Phân loại đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thứ 24 của thai kỳ. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này đó chính là tình trạng kháng insulin trong cơ thể sản phụ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, thai to, dễ sảy thai, khó sinh,…
Tuy nhiên, mẹ bầu có thể điều trị dứt điểm bệnh này ngay cả trong thai kỳ nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, các mẹ bầu cần tiến hành tầm soát tiểu đường trước khi mang thai và khi thai từ 24 tuần trở đi.
Đái tháo đường thai nghén được đánh giá bằng cách: trong lần khám thai đầu tiên, glucose máu lúc đói, HbA1c và glucose máu ngẫu nhiên được thực hiện (Bảng 3).
Bảng 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường lâm sàng ở thai phụ
Các dấu ấn sinh học | Đái tháo đường thai nghén |
Glucose máu khi đói | > 7,0 mmol/L |
HbA1c | > 6,5% |
Glucose máu ngẫu nghiên | > 11,1 mmol/L |
Nếu glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) (Bảng 4).
Các thời điểm thử nghiệm | Mức độ glucose máu (mmol/L) |
Khi đói | > 5,1 |
1 giờ sau khi uống glucose | > 10,0 |
2 giờ sau khi uống glucose | > 8,5 |
Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số ở bảng 4 lớn hơn giá trị nêu trên là đái tháo đường thai nghén.
Trong quý hai và ba của thai kỳ, A1C <6% có nguy cơ thấp nhất đối với sự phát triển bình thường của thai, sinh non và tiền sản giật. Do sự thay đổi về động học của hồng cầu trong thai kỳ và thay đổi sinh lý của glucose máu, mức độ HbA1C cần được theo dõi hàng tháng (ADA, 2019 [2]).
Tiểu đường thứ phát
Bệnh tiểu đường thứ phát thường xảy ra do di truyền, bệnh lý nội khoa hoặc tác dụng phụ của thuốc. Phân loại đái tháo đường dạng thứ phát này hoàn toàn có thể kiểm soát được các biến chứng bệnh tiểu đường nếu có phương pháp điều trị phù hợp.
Tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Như đã đề cập, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát tiểu đường vô cùng quan trọng, sau đây là tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo từng loại được đưa ra bởi WHO.
Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường
- Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥ 126 mg/dL).
- Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥ 200 mg/dL) sau 2 giờ sau khi dung nạp glucose bằng đường uống.
- HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế – IFCC)
- Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥ 200 mg/dL).
Trước khi chẩn đoán tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý xét nghiệm hàm lượng glucose huyết tương lúc đói và khí dung nạp glucose đường uống vào 2 ngày khác nhau.
Tiêu chí chẩn đoán tiền đái tháo đường
Tiến sĩ V. Mohan, Chủ tịch kiêm Bác sĩ trưởng, Trung tâm Chuyên khoa Bệnh tiểu đường của Tiến sĩ Mohan & Quỹ Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Madrascho (Ấn Độ), cho hay tiền đái tháo đường được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí sau:
- HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %.
- Glucose từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL): Rối loạn glucose lúc đói với đường máu đói.
- Glucose đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL): Rối loạn dung nạp glucose đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2.
Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cực kỳ quan trọng, sau đây là các tiêu chí:
- Xét nghiệm nồng độ glucose trong máu khi đói ở mức > 7,0 mmol/L.
- HbA1c > 6,5%.
- Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L.
- Nếu glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/L, xét nghiệm bằng phương pháp dung nạp glucose đường uống từ tuần 24 đến 28 thai kỳ.
Hướng dẫn điều trị đái tháo đường như thế nào để hiệu quả?
Có thể thấy, bệnh đái tháo đường gây nên rất nhiều hệ lụy về sức khỏe và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trẻ em, người lớn tuổi và cả phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản. Chính vì vậy, ngoài việc hiểu rõ phân loại đái tháo đường thì việc tìm hiểu sớm và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường sẽ giúp cải thiện triệu chứng. Một số trường hợp có thể dứt điểm nếu kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập tích cực tại nhà.
Sau đây là một số hướng dẫn phối hợp điều trị đái tháo đường hiệu quả được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển của bệnh tiểu đường. Vì vậy việc xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh cũng là phương pháp chữa lành cực kỳ hiệu quả.
Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ được chỉ định là không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate (tinh bột) như gạo trắng, bún, phở, bánh bông lan, bánh bao,…
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nguồn tinh bột giàu chất xơ, ít năng lượng từ các loại ngũ cốc, hạt, trái cây và rau củ tự nhiên. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và một lượng đường, carbohydrate tự nhiên nhưng rất thấp, vì vậy có thể an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều rau củ quả chứa chất xơ cũng có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường, chất béo và cholesterol trong cơ thể. Ngăn ngừa nguy cơ làm tăng nồng độ đường trong máu đột ngột.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển sang sử dụng các loại dầu chứa chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải. Trong các loại hạt quả hạch như hạnh nhân, óc chó, bí ngô hay cá biển gồm cá ngừ, cá hồi, cá mòi cũng chứa nhiều chất béo có lợi.
Đặc biệt, hãy tránh xa các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, nước ép đóng chai. Đồng thời cũng nên loại bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
Lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn có được một sức khỏe tốt, dẻo dai, cường trắng. Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại không nhận ra điều này mà lao đầu vào công việc hay những cuộc vui chơi thâu đêm. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên những ca đột quỵ, tai biến nghiêm trọng.
Ngay hôm nay, hãy sắp xếp lại cuộc sống, tạm gác công việc sang một bên để dành cho mình ít nhất 1 tiếng đến 45 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao. Hãy thử sức mình với một môn thể thao mới như đi bộ, đạp xe đạp, chạy bộ, bóng đá hoặc bơi lội để tăng “sức bền” cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu tính chất công việc của bạn đòi hỏi phải làm việc với máy tính thường xuyên thì nên tạo thói quen đúng dậy, hoạt động tay chân một chút sau mỗi 30 phút để giảm nguy cơ ép tim, đột quỵ khi đứng dậy đột ngột sau khi ngồi hàng giờ liền.
Bên cạnh đó, hãy loại bỏ ngay thói quen thức khuya và dậy muộn vào sáng hôm sau. Bởi từ 21h hôm nay đến 7h sáng hôm sau chính là thời gian để cơ thể đào thải độc tố. Nếu thức quá khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Sử dụng sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống gồm rau củ, hoa quả và lối sống lành mạnh thì người bệnh cũng được các bác sĩ khuyên dùng các loại sữa hạt dành riêng cho người tiểu đường như Gluzabet để bổ sung lượng dinh dưỡng, năng lượng bị thiếu hụt.
Sữa tiểu đường gluzabet được sản xuất theo công nghệ chiết sinh học hoàn toàn mới với thành phần chứa 32 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, Gluzabet còn chứa thành phần sữa non kháng thể, giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ viêm loét, hoại tử chi.
David Ford người Mỹ – Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng hơn 15 năm đã phân tích rõ những công dụng có trong từng thành phần Gluzabet.
- Táo đỏ mỹ: Có chứa phlorizin giúp ức chế sản sinh GLT2 có trong tuyến tụy, ổn định đường huyết trong máu cho người bệnh.
- Hạt sen: Giúp ngủ ngon, sâu giấc. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gam) cung cấp khoảng 5 gam protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với người mắc tiểu đường.
- Bí đỏ: Giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, giúp ngủ ngon và tuần hoàn máu tốt hơn.
- Hạt óc chó: tốt cho hệ tim mạch, ổn định đường huyết, ngoài ra, hạt óc chó có khả năng tạo ra insulin (loại chất mà những người mắc bệnh tiểu đường không có).
Đồng thời, việc sử dụng Gluzabet kết hợp trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng giúp người bệnh giảm đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, thiếu chất do kiêng khem. Thay vào đó là một cơ thể tràn đầy năng lượng, vui vẻ, ngủ ngon giấc, da dẻ hồng hào hơn.
Sản phẩm được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần Thương Mại D2D, liên hệ qua hotline hoặc tham khảo thêm thông tin tại https://gluzabet.com.vn.
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay thường bao gồm các nhóm chính sau.
Thuốc không phải insulin, bao gồm Metformin và Thiazolidinedione
- Trong đó, Metformin có tác dụng giảm lượng glucose do gan sản xuất, làm giảm quá trình chuyển đổi thành đường của carbohydrate tuy nhiên lại chống chỉ định với bệnh nhân suy thận.
- Thiazolidinedione có tác dụng giảm lượng glucose trong gan, tạo điều kiện cho các tế bào mỡ sử dụng insulin tốt hơn.
Thuốc gây tăng tiết insulin bao gồm nhóm Sulfonylureas, Meglitinides và nhóm thuốc chủ vận thụ thể GLP-1
- Trong đó, nhóm Sulfonylureas có tác dụng kích thích tuyến tụy bài tiết insulin, cản trở quá trình giải phóng glucose của gan. Cần ăn no trước khi dùng thuốc và không được bỏ bữa.
- Nhóm Meglitinides có thể tạo nhiều insulin hơn và cần được uống trước bữa ăn. Thuốc cũng có thể sử dụng được cho người suy thận, tuy nhiên cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.
- Nhóm thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 hoạt động tương tự như một loại hormone tự nhiên, kích thích tế bào B và lượng insulin phát triển. Thuốc có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, kéo dài quá trình tiêu hóa và hỗ trợ giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột
- Nhóm thuốc ức chế men Alpha – Glucosidase có tác dụng trì hoãn quá trình phân giải carbohydrate và giảm lượng glucose đáng kể.
- Nhóm thuốc ức chế SGLT2 có nhiệm vụ ngăn chặn việc tái hấp thu glucose tại ống thận, kiểm soát huyết áp và cân nặng.
Insulin
Insulin thường được dùng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1 để bổ sung lượng insulin cần thiết cho cơ thể khi tuyến tụy không có khả năng sản sinh insulin cho cơ thể.
Insulin được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm hoặc hình thức khác tùy thuộc vào mức độ suy giảm insulin của cơ thể.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường cần được hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng, bởi mỗi người, mỗi giai đoạn sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau, nhu cầu kiểm soát lượng đường trong máu cũng hoàn toàn không giống nhau.
Vì vậy mà việc tự ý sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường hoặc không đi thăm khám, kiểm tra định kỳ chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng và khiến người bệnh đến gần hơn với “bản án tử”.
Mua sữa dành cho người đái tháo đường Gluzabet ở đâu uy tín?
Sữa Gluzabet được phân phối tại thị trường Việt Nam bởi Công ty cổ phần Thương Mại D2D. Các sản phẩm Gluzabet chính hãng được sử dụng công thức sản xuất độc quyền ALA từ New Zealand và được Bộ Y tế cấp phép.
Sữa tiểu đường Gluzabet có thành phần sữa hạt và sữa non kháng thể, giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa triệu chứng hiệu quả. Khi mua sữa Gluzabet sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặt biệt mua 3 tặng 1, mua 4 tặng 2, mua 5 tặng 3 và mua 1 thùng sẽ được giảm 40% trên giá gốc. Bên cạnh đó cũng sẽ được giao hàng miễn phí tận nơi, có thể kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt mua sữa Gluzabet tại Công ty cổ phần Thương Mại D2D.
Tham khảo thêm:
Tổng hợp loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay
Top loại sữa non cho người tiểu đường
Lợi ích sữa hạt cho người tiểu đường
Trên đây là phân loại đái tháo đường cũng như cách chẩn đoán và hướng dẫn trong điều trị. Việc nhận biết các biến chứng bệnh tiểu đường, phát hiện sớm và điều trị càng sớm bệnh đái tháo đường thì càng có cơ hội chữa khỏi cao hơn. Bên cạnh đó là việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sinh hoạt, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp với 2 ly sữa Gluzabet mỗi ngày sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị.
Tham vấn y khoa TS.BS Lâm Văn Hoàng – Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy
Tài liệu tham khảo:
- American Diabetes Association. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2019. Diabetes Care 2019 Jan; 42(Supplement 1): S13-S28.
- American Diabetes Association. 14. Management of Diabetes in Pregnancy: Standards of Medical Care in Diabetes-2019. Diabetes Care 2019 Jan; 42(Supplement 1): S165-172.
- Carlsson S. Etiology and Pathogenesis of Latent Autoimmune Diabetes in Adults (LADA) Compared to Type 2 Diabetes. Front Physiol 2019 Mar 26; 10: 320.
- Firdous P, Nissar K, Ali S, et al. Genetic Testing of Maturity-Onset Diabetes of the Young Current Status and Future Perspectives. Front Endocrinol (Lausanne) 2018 May 17; 9: 23.
- Khan NZ, Banerjee P, Qamar I. A critical review on genetics and implications of type 1 diabetes. Endocrinol Metab Int J 2019; 7(1): 11-14.
- Kreider KE. The Diagnosis and Management of Atypical types of Diabetes. The Journal for Nurse Practitioners – JNP 2019 Feb; 15(2): 171-176.
- Paschou SA, Papadopoulou-Marketau N, Chrousos GP, Kanaka-Gantenbein C. On type 1 diabetes mellitus pathogenesis. Endocr Connect 2018 Jan; 7(1): R38-R46.