Bị tiểu đường ăn bắp được không?

Nếu bị bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Bắp là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là tinh bột và chất xơ. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều bắp thì có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

Giải đáp “Bị tiểu đường ăn bắp được không?”
Giải đáp “Bị tiểu đường ăn bắp được không?”

1. Giá trị dinh dưỡng có trong bắp

Có thể nói, bắp là một trong những loại quả được sử dụng rất phổ biến nhờ mùi vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng có trong 100 gram như sau:

Thành phần dinh dưỡng

Định lượng

Calo

86 kcal

Protein

3,27g

Carbohydrate

18,7g

Đường

6,26g

Chất xơ

2g

Chất béo

1,35g

Tinh bột

5,7 g

Canxi

2mg

Sắt

0,52mg

Magie

37mg

Phốt pho

89mg

Kali

270mg

Natri

15 mg

Riboflavin

0,055mg

Vitamin A

9µg

Vitamin B6

0,093mg

Vitamin C

6,8mg

Folate

42µg

Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác như vitamin E, vitamin K, kẽm, mangan, selen,…

2. Người bị tiểu đường ăn bắp được không?

Nhiều người thắc mắc về vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn bắp được không?”. Bởi, trong chế độ ăn của họ phải cực kỳ chú trọng đến lượng đường, calo nạp vào cơ thể để duy trì sự ổn định của chỉ số đường huyết. Như vậy thì mới đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, mù lòa, suy thận,… Mà bắp lại là thực phẩm giàu tinh bột, có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bắp. Nếu ăn đúng cách và điều độ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể xem những tác dụng tuyệt vời của bắp đối với người bệnh đái tháo đường thông qua nội dung tiếp ngay sau đây.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bắp
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bắp

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường ăn dưa hấu được không

Tiểu đường ăn bí đỏ được không

Tiểu đường có ăn được củ đậu không

3. Tác dụng của bắp đối với bệnh tiểu đường

  • Bắp là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm chất xơ, vitamin, kẽm, kali, sắt,… Bên cạnh đó, bắp còn được xếp vào danh sách các loại ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm tăng cảm giác no. Từ đó hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát được cân nặng, ngăn ngừa béo phì.
  • So với một số loại ngũ cốc khác, bắp chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hẳn. Do đó có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư (ung thư phổi, trực tràng, ung thư vú,…). Đồng thời cũng góp phần làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu của bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số đường huyết GI của bắp luộc chín là 52 – ở mức thấp, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy mà đáp án cho câu hỏi “Bị tiểu đường ăn bắp luộc được không?” chính là có.
  • Ngoài các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trong bắp còn chứa nhiều Carotenoid và Xanthophylls. Đây là những chất có lợi cho thị lực, ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường đến mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…
Bắp chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho thị lực, ngăn ngừa ung thư,...
Bắp chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho thị lực, ngăn ngừa ung thư,…

4. Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiều bắp là đủ?

Có thể thấy, việc người bệnh tiểu đường có ăn bắp được không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng bắp trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, mỗi bữa ăn của người bị tiểu đường chỉ nên có khoảng 45 – 60 gram carbohydrate. Như vậy, khối lượng bắp khuyến nghị nên là ½ chén bắp nấu chín hoặc ½ chén bắp luộc (tương ứng với khoảng 15g carbs).

Song, khẩu phần ăn này có thể không đúng với mọi trường hợp. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tính toán lượng bắp phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.

5. Cách ăn bắp sao cho đúng với bệnh tiểu đường?

Cách chế biến và cách ăn cũng là điều mà bạn cần quan tâm khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường.

5.1 Cách chế biến

Tùy vào cách chế biến mà chỉ số đường huyết GI của bắp sẽ có sự khác nhau. Trong đó, luộc hoặc hấp là cách chế biến bắp phù hợp với bệnh tiểu đường vì có chỉ số GI thấp nhất (khoảng 52), cũng như giữ được lượng lớn giá trị dinh dưỡng nhất.

Luộc là cách chế biến bắp phù hợp với người bệnh tiểu đường
Luộc là cách chế biến bắp phù hợp với người bệnh tiểu đường

5.2 Cách ăn

  • Nên lựa chọn bắp cho bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa, cũng như giải phóng hết calo mà bắp mang lại, hạn chế các trường hợp chướng bụng, đầy hơi.
  • Nếu đã có bắp trong thực đơn thì cần giảm bớt các loại thực phẩm giàu carbs khác để hạn chế lượng carbs nạp vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
  • Nên uống nhiều nước khi ăn bắp để hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn.

6. Một vài lưu ý khi ăn bắp

Như đã đề cập ở trên, mặc dù bắp tốt cho người tiểu đường nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu để khả năng kiểm soát đường huyết. Do đó, khi ăn bắp, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, trong đó có số lượng bắp luộc thay cho cơm, bún, khoai,… phù hợp thông qua cân nặng và mức độ vận động hằng ngày của bệnh nhân.
  • Không nên ăn bắp quá thường xuyên mà cần kết hợp đa dạng các loại ngũ cốc khác nhau trong khẩu phần ăn, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt và thực phẩm ít béo.
  • Nên ăn bắp nguyên hạt, bắp luộc, tránh sử dụng các thực phẩm có thành phần là bắp được chế biến sẵn hay bỏng ngô.
Lựa chọn sữa Gluzabet cho bữa sáng
Lựa chọn sữa Gluzabet cho bữa sáng

Ngoài bắp luộc, người bệnh tiểu đường cũng có thể lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất cho bữa sáng hoặc bữa phụ giàu dinh dưỡng. Trong đó, sữa gluzabet chính hãng là thương hiệu sữa hạt dinh dưỡng hàng đầu dành cho người tiểu đường Việt Nam. Sữa có hương vị trái cây rất thơm ngon, dễ uống, không gây ngấy hay táo bón.

Đặc biệt, sản phẩm được ứng dụng công nghệ enzyme với hoạt chất phlorizin trong táo đỏ Mỹ giúp ức chế sự sản sinh GLT2 trong tuyến tụy, sản sinh insulin tự nhiên. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề “Người bị tiểu đường ăn bắp được không”. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt mua sữa Gluzabet, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 3421 nhé!

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi