Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh tiểu đường. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể thấp hơn người bình thường đến 20 năm. Tuy nhiên, nếu biết kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định, có lối sống lành mạnh, cũng như thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh thì tuổi thọ sẽ tăng lên đáng kể.

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Theo số liệu từ Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK), tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường sẽ thấp hơn so với người bình thường. Cụ thể, nếu người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 thì tuổi thọ có thể giảm bớt 20 năm. Còn nếu mắc tiểu đường tuýp 1 thì tuổi thọ sẽ giảm 10 năm.

Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm
Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 theo ghi nhận của Diabetes UK là từ 63 – 65 tuổi. Độ tuổi này là thấp hơn so với người bình thường khoảng 20 năm.

Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, mức độ chênh lệch này đã có nhiều thay đổi. Tuổi thọ của nữ giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 chỉ còn thấp hơn người bình thường là 13 năm, còn ở nam giới là 11 năm.

Sự cải thiện này có thể xuất phát từ những tiến bộ của y khoa, cũng như nỗ lực điều trị của người bệnh để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?

So với người bình thường, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ thấp hơn từ 5 đến 10 năm. Song, tuổi thọ này còn phụ thuộc nhiều vào lối sống, chế độ ăn uống, vận động và điều trị của bệnh nhân. Nếu thực hiện tốt thì tuổi thọ của người bệnh có thể kéo dài hơn, đặc biệt là kiểm soát ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường.

Tuổi thọ của người tiểu đường còn phụ thuộc vào lối sống và cách điều trị
Tuổi thọ của người tiểu đường còn phụ thuộc vào lối sống và cách điều trị

Tại sao người bệnh tiểu đường tuýp 1 lại có tuổi thọ thấp hơn tiểu đường tuýp 2?

Như những giải đáp về thắc mắc “Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?” ở trên, có thể thấy tuổi thọ của người bệnh tiểu đường thấp hơn so với tiểu đường tuýp 2. Bạn có biết tại sao lại như vậy không?

Có thể giải đáp như sau: Độ tuổi xuất hiện bệnh tiểu đường tuýp 1 thường sớm hơn so với bệnh tiểu đường tuýp 2. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được phát hiện ngay khi còn rất nhỏ. Do đó, thời gian sống chung với bệnh cũng lâu hơn, thời gian xuất hiện các biến chứng cũng có thể đến sớm hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể sống lâu trên 85 tuổi. Điều đó có nghĩa là tuổi thọ của người bệnh hoàn toàn có thể được cải thiện.

Tham khảo thêm:

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ

Nước tiểu của người bị tiểu đường

Điểm danh các yếu tố có thể làm giảm tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân tiểu đường bị giảm tuổi thọ. Trong đó, nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao và gây ra nhiều biến chứng như bệnh võng mạch, thận, tim mạch, thần kinh. Bên cạnh đó còn khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng có hại cho sức khỏe như huyết áp và cholesterol cao.

Ngoài ra, các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nếu không có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời.

Các biến chứng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh
Các biến chứng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh

Cần làm gì để có thể tăng tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường?

Mặc dù, tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện vấn đề này, sống lâu với bệnh tiểu đường. Điều này được thể hiện thông qua lối sống, thói quen, cách tập luyện và các phương pháp điều trị bệnh hợp lý, khoa học.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Lối sống chính là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường có thể sống được bao nhiêu năm. Để có một lối sống khoa học, lành mạnh thì phải kết hợp từ nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt,… vào thực đơn. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như cơm, bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Chế độ vận động: Mỗi tuần dành ra khoảng 5 ngày, mỗi ngày tối thiểu 30 phút để tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe, thoải mái đầu óc. Người bệnh có thể lựa chọn những bài tập đơn giản như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, tập yoga,… Tham khảo chi tiết qua bài viết: Tập luyện cho người tiểu đường
  • Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ: Chế độ điều trị bệnh cần tuân thủ và phối hợp tốt với bác sĩ để cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó cũng giúp kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Lối sống khoa học giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường
Lối sống khoa học giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường

Theo dõi đường huyết và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm

Chỉ số đường huyết trong máu là yếu tố cực kỳ quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần kiểm soát. Bạn cần theo dõi chỉ số này thường xuyên để kịp thời phát hiện các trường hợp tăng hay hạ đường huyết quá mức. Từ đó đưa ra các xử lý nhanh chóng, cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, các bệnh lý mắc kèm với tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh. Do đó, nếu bị huyết áp cao, mỡ máu cao, mắc các bệnh về thận, tim mạch,… thì bạn cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị hợp lý, ngăn ngừa biến chứng.

Tránh căng thẳng quá mức

Hãy để tinh thần của bạn được thư giãn, thoải mái bằng cách nghe nhạc, đi dạo, tập yoga, ngồi thiền hay trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Tránh để bản thân bị căng thẳng quá mức vì có thể khiến cho đường huyết tăng cao và gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.

Ngồi thiền giúp thư giãn tinh thần
Ngồi thiền giúp thư giãn tinh thần

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ cũng có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng. Bởi, việc ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể mệt mỏi, kéo theo đường huyết tăng cao. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, bạn nên ngủ đủ giấc (khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày), tránh thức khuya và sử dụng các chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như cafe, nước chè,…

Không hút thuốc lá

Sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân tiểu đường gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch. Nếu bạn đang có thói quen hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ hoặc hạn chế để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng

Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp các biến chứng ở chân do tổn thương dây thần kinh, mất cảm giác đau ở chân nên thường không phát hiện các vết thương. Điều này khiến cho vết thương không được xử lý sớm, bị loét sâu và bắt buộc phải cắt cụt chân.

Do đó, bạn cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng để tránh các biến chứng nguy hiểm
Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng để tránh các biến chứng nguy hiểm

Sử dụng các thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ các thực phẩm hằng ngày, bạn cũng có thể uống thêm sữa tiểu đường Gluzabet. Sữa Gluzabet được sản xuất bằng công nghệ độc quyền enzym siêu hoạt hóa từ Hoa Kỳ, chứng nhận bởi FDA, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm cho bữa sáng hay bữa phụ đầy dinh dưỡng.

Có thể uống sữa Gluzabet vào bữa sáng hoặc bữa phụ (cách bữa chính 2 tiếng)
Có thể uống sữa Gluzabet vào bữa sáng hoặc bữa phụ (cách bữa chính 2 tiếng)

Những lợi ích cho sức khỏe mà sữa Gluzabet mang lại cho bệnh nhân tiểu đường có thể kế đến như:

  • Bổ sung 32 loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất do kiêng khem nhiều thứ của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, làm giảm đường huyết, cung cấp thêm omega-3, omega-6, giúp ăn ngon, ngủ ngon,…
  • Mang lại hiệu quả nhanh chóng, thấy rõ sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày, bổ sung thêm nhiều canxi cho xương chắc khỏe.

Tham khảo thêm: Danh sách sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay

Nhìn chung, vấn đề bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm sẽ còn phụ thuộc nhiều vào lối sống, chế độ dinh dưỡng và tình hình điều trị của bệnh nhân. Do đó, bạn nên tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường để sống lâu, sống khỏe, kéo dài tuổi thọ nhé! Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bạn có thể liên hệ với Gluzabet tại đây: gluzabet.com.vn hoặc qua hotline 19003421.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi