Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Mặc dù, tiểu đường là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có thể được kiểm soát đường huyết để giảm thiểu các biến chứng của bệnh. Nội dung chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Gluzabet.
Mục lục
1. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm, được xếp vị trí thứ 3 trong danh sách các bệnh lý dẫn đến tử vong trên toàn cầu, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch. Số ca mắc bệnh cũng ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đang tăng nhanh, nhất là nhóm người trẻ tuổi.
Theo số liệu thống kê, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước đây. Dự báo đến năm 2040, con số này sẽ tăng lên đến 6,1 triệu người.
Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng phần đông người bệnh không nhận thức được rằng mình mắc bệnh. Điều này vô tình khiến cho bệnh phát triển một cách âm thầm và không được điều trị kịp thời. Trên 50% bệnh nhân được phát hiện mắc tiểu đường tuýp 2 khi đến bệnh viện trong tình trạng đã có biến chứng nặng nề.
Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi mắc bệnh, cũng như tìm hiểu về vấn đề bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không. Tính đến nay, vẫn chưa có phương pháp trị dứt điểm căn bệnh này. Hầu hết các biện pháp điều trị chủ yếu là dùng Tây y, thay đổi lối sống, sinh hoạt, ăn uống,… để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.
Các nhà khoa học cũng đang rất nỗ lực để tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin đang được nghiên cứu để điều trị bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo.
1.1 Có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1?
Tiểu đường tuýp 1 là loại bệnh tiểu đường do hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Từ đó dẫn đến không sản xuất được insulin – một hormone cần thiết để điều chỉnh đường huyết trong cơ thể.
Nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh, tiểu đường tuýp 1 có thể dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, việc duy trì khả năng kiểm soát bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Vậy, bệnh tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không? Hiện nay, có một số liệu pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 đang được nghiên cứu và áp dụng như sau.
Cấy ghép tuyến tụy
Đây là một phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 mới, được sử dụng để giúp bệnh nhân có thể sản xuất insulin tự động mà không cần phải bổ sung insulin hàng ngày.
Quá trình cấy ghép này được thực hiện bằng cách lấy tuyến tụy từ một người hiến tặng. Sau đó tách các tế bào có khả năng sản xuất insulin rồi cấy ghép vào gan của bệnh nhân. Các tế bào tuyến tụy này sau đó sẽ bắt đầu phát triển và tạo ra insulin.
Phương pháp cấy ghép tuyến tụy đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị tiểu đường tuýp 1 và đã đạt được một số thành công đáng kể. Cụ thể, tại Hoa kỳ, có khoảng 1.300 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được cấy ghép tuyến tụy thành công mỗi năm. Hơn 80% người bệnh trong số đó không phải bổ sung insulin trong vòng 1 năm sau khi thực hiện cấy ghép.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá đắt đỏ và chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân không thể kiểm soát được đường huyết bằng các cách thông thường như tiêm insulin. Bên cạnh đó, nguồn tụy hiến tặng cũng rất khan hiếm và người bệnh sau khi cấy ghép cũng phải duy trì việc dùng thuốc chống đào thải suốt đời, cũng như đối diện với nhiều rủi ro sức khỏe.
Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy
Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy là phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 được kỳ vọng sẽ giải đáp tốt cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?”. Biện pháp này sẽ giúp cơ thể người bệnh cảm nhận được nồng độ đường có trong máu. Từ đó kích hoạt sản xuất insulin với số lượng phù hợp để đảm bảo cân bằng đường huyết.
Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy được đánh giá cao, có thể giúp bệnh nhân có khả năng sản xuất insulin một cách tự nhiên. Đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào việc bổ sung insulin từ bên ngoài.
Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại những hạn chế như tốn kém, cần thực hiện phẫu thuật. Các tế bào beta cấy ghép có thể bị phản ứng tự miễn dịch và bị hủy hoại. Người bệnh cũng phải dùng nhiều loại thuốc để tránh tình trạng đào thải của cơ thể nên tỉ lệ ca cấy ghép có thể duy trì sự ổn định đường huyết chỉ là 8%.
Liệu pháp tế bào gốc
Ngoài 2 phương pháp kể trên thì liệu pháp tế bào gốc cũng là một hy vọng lớn trong việc chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 1. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng các tế bào gốc để tái tạo tế bào beta bị tổn thương hoặc mất đi do bệnh tiểu đường.
Kết quả bước đầu cho thấy phương pháp điều trị này có thể làm tăng khả năng trao đổi đường và tăng độ nhạy của insulin. Song vẫn cần nghiên cứu và phát triển thêm để có thể được chấp nhận là liệu pháp điều trị chính thức cho bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tham khảo thêm:
1.2 Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?
Cũng như tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể kiểm soát bệnh và giảm các biến chứng.
Một số loại thuốc đã được phê duyệt để sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 như metformin, thiazolidinedione, thuốc chủ vận thụ thể glucagon-like peptide-1 (GLP-1),… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phải được bác sĩ chỉ định và kiểm soát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, đảm bảo tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ và đo đường huyết thường xuyên cũng rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tốt hơn.
2. Người mới bị bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Người mới bị tiểu đường có thể thực hiện các liệu pháp điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là một bệnh mãn tính, chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
Do đó, khi mới phát hiện mắc tiểu đường, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và bệnh lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ số đường huyết thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
3. Kiểm soát bệnh tiểu đường theo hướng dẫn từ chuyên gia
Như đã đề cập ở trên, để kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ các lộ trình điều trị của bác sĩ.
3.1 Thực hiện lối sống lành mạnh
Điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học là việc làm quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh tiểu đường nên tuân thủ một số chỉ dẫn sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống lành mạnh, đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là điều cần thiết. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời giảm tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và thức uống có đường.
- Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục định kỳ giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát mức đường huyết. Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Các hoạt động mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
- Duy trì cân nặng phù hợp: Nếu bị thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân là một cách hiệu quả để người bệnh kiểm soát tốt tiểu đường. Điều này sẽ giúp giảm mức đường huyết, cũng như insulin trong cơ thể và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Đây là cách hiệu quả để theo dõi mức đường huyết, luôn đảm bảo rằng nó ở mức an toàn. Người bệnh cũng nên thảo luận với bác sĩ về tần suất và cách đo đường huyết đúng chuẩn.
3.2 Sữa Gluzabet – giúp kiểm soát tốt đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm đến những thực phẩm tốt cho tiểu đường, điển hình như sữa Gluzabet. Đây là loại sữa dinh dưỡng được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam. Sữa có tác dụng duy trì sự ổn định của đường huyết, cung cấp dưỡng chất, kích thích ăn ngon, ngủ ngon,…
Tham khảo thêm:
3.3 Tuân thủ theo lộ trình điều trị
Điều trị đúng lộ trình của bác sĩ cũng là việc rất quan trọng mà người bệnh cần thực hiện. Người bệnh tiểu đường hãy luôn tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trong việc điều trị, dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và thời gian quy định! Đồng thời thường xuyên kiểm tra đường huyết, theo dõi sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không được tự ý mua thuốc hay sử dụng các loại thuốc dân gian mà không có sự đồng ý của bác sĩ, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Như vậy, có thể kết luận rằng bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị và lối sống của người bệnh. Do đó, đừng nên chủ quan với bệnh tiểu đường, hãy tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, cũng như xây dựng cho mình lối sống khoa học nhé! Hãy liên hệ với Gluzabet để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thêm những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường cũng như sữa dinh dưỡng Gluzabet.