Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế.
Việc kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường là điều vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp một số phương pháp kiểm soát đường huyết khác để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Tham khảo các cách giữ đường huyết ổn định trong bài viết sau!
Mục lục
Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Để việc kiểm soát đường huyết được diễn ra thuận lợi thì người bệnh nhất thiết phải biết được ngưỡng đường huyết bình thường của mình. Sau đây là chỉ số đường huyết của người bình thường và người bị tiểu đường mà bạn cần quan tâm.
Đường huyết ở người bình thường
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường được xác định bằng nồng độ Glucose trong máu và được xác định đối với người bình thường như sau:
- 90 – 130mg/dl (5 – 7,2mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
- Dưới 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm sau ăn 1 – 2 giờ.
- 100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l) thời điểm trước khi đi ngủ.
Ngưỡng đường huyết của người bệnh tiểu đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường được Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ kiến nghị năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh đái tháo đường của WHO công nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, gồm cac tiêu chí:
- Nồng độ Glucose trong máu đo lúc đói là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên. Bệnh nhân cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác nhất. Trong trường hợp lần thứ 2 đo được 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác hơn.
- Nồng độ Glucose trong máu đo lúc đói dao động từ 110 – 126 mg/dl ( 6,1 – 7 mmol/l) cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn rối loạn đường huyết (tiền tiểu đường).
Vì sao cần kiểm soát đường huyết?
Như đã đề cập, việc kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn là việc làm vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm có thể xảy ra.
Trong đó, một số biến chứng nghiêm trọng mà bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải nếu không có biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu bao gồm:
- Biến chứng về mắt: Mao mạch mắt bị tổn thương làm giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc nghiêm trọng hơn là mù lòa.
- Biến chứng về thận: Nồng độ đường trong máu tăng cao không được kiểm soát có thể khiến mạch máu trong thận bị tổn thương và dẫn đến suy thận.
- Biến chứng về tim mạch: Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường đi kèm với các biến chứng tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành hay viêm tắc động mạch chi dưới do không biết cách kiểm soát đường huyết.
- Biến chứng về thần kinh: Tỷ lệ bệnh nhân mắc các biến chứng về thần kinh liên quan đến tiểu đường như suy giảm trí nhớ, rối loạn hệ thần kinh ngoại biên hiện nay được đánh giá là khá cao.
- Biến chứng tiểu đường ở chân
Có thể thấy, nếu không có phương pháp nhận biết và kiểm soát đường huyết kịp thời thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Người bệnh có thể tử vong hoặc sống cuộc sống tàn tật trong suốt phần đời còn lại.
Dấu hiệu nhận biết sớm đái tháo đường
Trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường lại có những triệu chứng hết sức bình thường và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân tiểu đường, cùng tham khảo nhé!
- Thường xuyên khát nước và uống nước nhiều hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu cũng tăng cao hơn.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ.
- Ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh nhân tiểu đường.
- Thị lực bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.
- Viêm nướu, viêm họng chính là biểu hiện của hệ miễn dịch đã bị suy yếu do tiểu đường “tấn công”.
- Trên da bắt đầu xuất hiện những vết thâm nám, nhất là ở vị trí nếp gấp hoặc nếp nhăn.
- Vết thương ngoài da bỗng trở nên lâu lành hơn bình thường.
- Đầu ngón tay, ngón chân thường xuyên có cảm giác tê, ngứa như có kiến bò, đây là biểu hiện cho thấy các dây thần kinh đã bị tổn thương do tiểu đường.
- Lượng đường trong máu tăng cao đối với bệnh nhân tiểu đường cũng gây nên hiện tượng rối loạn cương dương ở nam giới.
Nếu thấy bản thân hoặc người thân gặp phải những triệu chứng trên đây, bạn cần đến ngay bệnh viện để được làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó có phương án kiểm soát đường huyết ngay lập tức và tuân thủ phác đồ điều trị để vượt qua bệnh tật.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Hướng dẫn cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc
Nghiên cứu UKPDS (The United Kingdom Prospective Diabetes Study), gồm 5.102 BN ĐTĐ typ-2 mới được chẩn đoán, tiến hành ở 23 trung tâm của nước Anh, từ năm 1977 đến 1991. Kết quả cho thấy rằng chức năng tế bào β tuyến tụy tiếp tục giảm cùng với sự gia tăng glucose máu cho dù có điều trị, cần đến biện pháp can thiệp đó là sử dụng insulin sớm ngay khi chẩn đoán đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, tiêm hay không tiêm insulin là tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chẩn đoán của bác sĩ, không phải trường hợp nào bị đái tháo đường cũng cần tiêm insulin. Trên thực tế, nếu điều trị đái tháo đường type 2 và kiểm soát đường huyết chỉ cần rèn luyện thói quen sống lành mạnh và ăn uống tiết chế là đã có thể giữ mức đường huyết trong ngưỡng cho phép.
Sau đây là một số cách kiểm soát đường huyết dành cho bệnh nhân, theo Times of India.
Uống nhiều nước hàng ngày
Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh nhân tiểu đường đó chính là đi tiểu nhiều lần. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm đào thải bớt lượng đường ra ngoài. Tuy nhiên lại vô tình khiến người bệnh bị mất nước.
Khi mất nước, tình trạng cô đặc máu đối với bệnh nhân tiểu đường là điều không thể tránh khỏi, trong khi đó lại làm tăng nồng độ các chất hòa tan, khiến việc đào thải độc tố cũng như đường bị cản trở. Đó cũng chính là nguyên nhân gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu và nhiễm toan ceton.
Vì vậy, kể cả có bệnh hay không có bệnh tiểu đường thì bạn cũng nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì lượng nước có thể sẽ nhiều hơn một chút để bù đắp lại lượng nước đã thải ra nhằm tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa nguy cơ đông máu, cải thiện tốc độ tuần hoàn ngoại vi.
Đặc biệt là đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường cho hệ tim mạch, thận và hệ thần kinh.
Bổ sung nhiều chất xơ
Theo nghiên cứu, chất xơ không đóng góp dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên lại là chất xúc tác kích thích hoạt động co bóp của ruột và tiêu hóa thức ăn. Chất xơ đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc “kìm hãm” quá trình hấp thu đường trong dạ dày.
Các bác sĩ khuyên rằng mỗi ngày bạn cần phải bổ sung cho cơ thể ít nhất 25g chất xơ. Thành phần này có mặt rất nhiều trong các loại rau, củ, quả, trái cây, đậu, khoai, ngũ cốc.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc dung nạp nhiều chất xơ kết hợp với uống đủ nước là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn mà còn làm giảm đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm các khẩu phần ăn chứa nhiều chất xơ, giảm chất béo bão hòa và tinh bột có trong gạo trắng, gạo nếp, bột mì và mỡ động vật.
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết luôn đi đôi với chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm các nhóm thực phẩm lành mạnh và thời gian biểu tương ứng.
- Tốt nhất là người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để phân bổ lượng calo nạp vào cơ thể, tránh ăn quá no có thể khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
- Cần duy trì thời gian biểu và không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn để cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường.
- Loại bỏ hoàn toàn các loại tinh bột trắng như gạo nếp, gạo tẻ, bánh mì, mì gói và thay bằng khoai, gạo lứt, ngũ cốc thô.
- Không ăn thức ăn đóng hộp, uống đồ uống đóng chai vì bên trong chúng chứa rất nhiều đường, muối và chất béo – “trợ thủ” đắc lực cho bệnh đái tháo đường hình thành và phát triển.
- Không ăn chất béo từ động vật mà chỉ nên dùng chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương.
- Mặc dù cần bổ sung hoa quả nhưng bạn cần tránh xa các loại hoa quả chín mềm có độ ngọt cao như xoài, nhãn, sầu riêng, mít,…
- Có thể uống 1 cốc rượu vang đỏ (khoảng 150ml) vào mỗi sáng để giảm đáng kể nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Thường xuyên vận động, thể dục
Rèn luyện thể dục thể thao chính là “chìa khóa vàng” giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Người bệnh cần thực hiện các động tác luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức bền, thúc đẩy tiêu thụ glucose, từ đó giảm thiểu lượng đường trong máu hiệu quả.
Kiểm soát tốt stress
Bạn có biết? Nồng độ đường trong máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố căng thẳng tâm lý, stress kéo dài. Nguyên nhân chính là do khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, hormone này có khả năng đối kháng insulin.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên gặp áp lực công việc, cuộc sống cũng có xu hướng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, bánh ngọt, đồ ăn nhanh nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tiểu đường.
Tự theo dõi đường huyết tại nhà
Cách kiểm soát đường huyết tốt nhất của mỗi người đó chính là tự theo dõi tại nhà. Hiện nay, các loại máy đo đường huyết cầm tay trên thị trường có kích thước khá nhỏ gọn. Bạn có thể kiểm tra vào bất cứ thời điểm nào cảm thấy thích hợp.
Sử dụng sữa dành cho người bị tiểu đường Gluzabet
Người bệnh tiểu đường thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, đôi khi là chán ăn dẫn đến bỏ bữa. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy mà sữa tiểu đường Gluzabet với công thức sữa hạt và sữa non kháng thể chính là sự lựa chọn hoàn hảo.
David Ford người Mỹ – Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng hơn 15 năm đã phân tích rõ những công dụng có trong từng thành phần Gluzabet.
Sữa Gluzabet được sản xuất dựa trên công nghệ chiết sinh học tiên tiến hàng đầu tại Việt Nam. Thành phần bao gồm sữa hạt, sữa non kháng thể và 32 loại vitamin, khoáng chất dồi dào. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sữa Gluzabet còn áp dụng công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa, có khả năng chia nhỏ thành phần sữa về dạng siêu nguyên tử, cho phép cơ thể thẩm thấu dưỡng chất một cách hiệu quả hơn.
Uống ít nhất 2 ly sữa Gluzabet mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Tham khảo thêm: Sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất
Hiện nay, các đối tượng dễ bị tiểu đường nhất thường là người bị béo phì, thừa cân, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người thường xuyên uống rượu bia,… Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường và cả người bình thường trong việc tầm soát tiểu đường. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên sử dụng sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet để hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện chất lượng sống ngay hôm nay!
Khi mua sữa Gluzabet sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặt biệt mua 3 tặng 1, mua 4 tặng 2, mua 5 tặng 3 và mua 1 thùng sẽ được giảm 40% trên giá gốc. Bên cạnh đó cũng sẽ được giao hàng miễn phí tận nơi, có thể kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt mua sữa Gluzabet tại Công ty cổ phần Thương Mại D2D.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 năm 2020.
- American Diabetes Association Professional Practice Committee, Draznin B, Aroda VR, Bakris G, Benson G, Brown FM, Freeman R, Green J, Huang E, Isaacs D, Kahan S, Leon J, Lyons SK, Peters AL, Prahalad P, Reusch JEB, Young-Hyman D. 7. Diabetes Technology: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care. 2022 Jan 1;45(Suppl 1):S97-S112.
- Battelino T et al. Clinical Targets for Continuous Glucose Monitoring Data Interpretation: Recommendations From the International Consensus on Time in Range. Diabetes Care. 2019 Aug;42(8):1593-1603.
- Lu J, Ma X, Zhou J, et al.. Association of time in range, as assessed by continuous glucose monitoring, with diabetic retinopathy in type 2 diabetes. Diabetes Care 2018;41:2370–2376
- Wright EE Jr, Morgan K, Fu DK, Wilkins N, Guffey WJ. Time in Range: How to Measure It, How to Report It, and Its Practical Application in Clinical Decision-Making. Clin Diabetes. 2020 Dec;38(5):439-448