Người bị tiểu đường ăn táo được không?

Việc lựa chọn loại thực phẩm phù hợp khi bệnh tiểu đường là một phần quan trọng của những ai mắc phải bệnh này. Trong những loại thực phẩm có lợi cho người tiểu đường, trái cây luôn chiếm một vị trí quan trọng. Vậy người mắc bệnh tiểu đường ăn táo được không khi đây là loại trái cây vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới bởi có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Hãy cùng Gluzabet giải đáp thông qua bài viết này nhé!

Giải đáp thắc mắc bị bệnh tiểu đường ăn táo được không
Giải đáp thắc mắc bị bệnh tiểu đường ăn táo được không

1. Giá trị dinh dưỡng của táo

Táo là loại trái cây phổ biến được trồng nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bạn có thể ăn táo trực tiếp hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn như salad, bánh,… Táo cũng là trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Đặc biệt, phần lớn các chất dinh dưỡng quý giá của quả táo tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Trong táo có chứa một lượng nước và chất xơ lớn nên sẽ tạo cảm giác no mà không hấp thu nhiều calo. Chỉ cần một quả táo, bạn đã có thể có đủ năng lượng cho các hoạt động tiếp theo.

BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG 100 GRAM TÁO THÔ

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Calo 52
Nước 86%
Protein 0,3 gram
Carbs 13,8 gram
Đường 10,4 gram
Chất xơ 2,4 gram
Chất béo 0,2 gram
Omega-3 0,01 gram
Omega-6 0,06 gram
Vitamin C 4,6 milligram
Choline 3,4 milligram
Canxi 6 milligram
Photpho 11 milligram
Kali 107 milligram

Ngoài ra, trong táo còn có vitamin A, E, K, nhóm vitamin B, sắt, mangan, magie,…

Thông qua bảng giá trị dinh dưỡng ở trên, có thể thấy thành phần chủ yếu của táo là nước và carbohydrate. Bên cạnh đó còn chứa nhiều đường nhưng hầu hết là các loại đường đơn (fructose, sucrose, glucose). Loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt còn có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin, catechin, axit chlorogenic,…. 

Táo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Táo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn táo có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như thanh quản, buồng trứng, vú, tuyến tiền liệt,… Chưa kể, táo còn có khả năng giảm tỷ lệ tử vong với những bệnh nhân bị mạch vành, dù chỉ ăn với lượng nhỏ.

Ngoài ra, nếu bạn ăn táo vào trước bữa cơm sẽ tạo cảm giác no hơn, có xu hướng ăn ít hơn. Từ đó hỗ trợ cho quá trình kiểm soát cân nặng, giảm cân của bạn. Vậy, với người bệnh tiểu đường thì táo mang lại những tác dụng gì? Khi bị bệnh tiểu đường ăn táo đỏ được không? 

2. Người bị bệnh tiểu đường ăn táo được không?

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn phải cực kỳ quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để đảm bảo ổn định đường huyết. Vì vậy đôi khi, bạn cảm thấy dè dặt, kiêng khem trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn, trong đó có táo. Vậy, thực tế thì bị tiểu đường ăn táo được không? 

Câu trả lời là CÓ nhé! Không chỉ vậy, táo còn được xếp vào danh sách các loại trái cây phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường. Những lý do giải đáp cho điều này được thể hiện thông qua các tác dụng của táo được liệt kê dưới đây.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn táo
Người bệnh tiểu đường có thể ăn táo

3. Tác dụng của táo đối với sức khỏe người tiểu đường

Mặc dù, trong thành phần của táo có carbohydrate có thể làm tăng đường huyết. Vậy bị tiểu đường ăn táo tàu được không? Mặc dù trong táo có nhiều carbohydrate không tốt nhưng táo nói chung táo tàu nói riêng lại chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh tiểu đường.

3.1 Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết

Mặc dù có hàm lượng đường và carbs cao nhưng chỉ số đường huyết của táo (GI) chỉ là 39, thuộc nhóm thấp. Bên cạnh đó, táo cũng chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường. Vì vậy mà bạn có thể yên tâm rằng chỉ số đường huyết sẽ không bị tăng đột ngột sau khi ăn táo.

Ngoài ra, trong táo còn có hợp chất polyphenol giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nồng độ đường trong máu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các chất xơ có trong táo cũng giúp kiểm soát đường huyết và chống lại bệnh tiểu đường type 2. 

3.2 Đường trong táo chủ yếu là đường fructose

Như đã đề cập ở trên, lượng đường có trong táo là khá lớn nhưng đa phần là đường fructose. Loại đường này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ ít làm tăng chỉ số đường huyết hơn so với glucose hay sucrose. Bên cạnh đó, táo còn có chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) thấp, đồng nghĩa việc tăng đường máu sau bữa ăn duy trì ở mức thấp nhất so với nhiều loại trái cây khác.

Trong táo chứa nhiều đường fructose
Trong táo chứa nhiều đường fructose

3.3 Táo giúp làm giảm sự đề kháng insulin

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là do tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc tế bào kháng insulin khiến khả năng hoạt động của loại hormon này không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2). Từ đó khiến cho đường không thể đi đến các tế bào để tạo thành năng lượng mà tích tụ lại trong máu.

Khoa học đã chứng minh được rằng, chất polyphenol có trong vỏ táo có tác dụng kích thích sự sản sinh insulin của tuyến tụy. Đồng thời giúp tế bào có thể hấp thụ được đường. Nếu bạn thường xuyên ăn táo thì tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện đáng kể.

3.4 Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Nhờ chứa nhiều loại chất chống oxy hóa quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,… mà táo được xem là loại trái cây giúp bảo vệ bạn trước nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, các chất này cũng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mỗi ngày bạn ăn 1 quả táo thì bạn có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không ăn với tỉ lệ là 28%. Kết quả này cũng xuất hiện tương tự nếu bạn chỉ ăn một vài quả táo trong tuần.

Ăn táo thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ăn táo thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

3.5 Một số lợi ích khác của táo 

Ngoài những lợi ích mà táo mang lại ở trên, việc ăn táo cũng mang lại một số lợi ích khác cho sức khỏe và cuộc sống như:

  • Làm răng chắc khỏe hơn: Do trong táo có chứa rất nhiều chất xơ giúp tăng cường hiệu quả tự làm sạch răng và làm sạch các khu vực khó tiếp cận trong miệng. Đặc biệt, ăn táo còn giúp giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn trong khoang miệng, làm sạch răng miệng hiệu quả. 
  • Tăng cường trí nhớ và hạn chế run tay chân: Các thành phần dinh dưỡng trong táo như chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical giúp bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dopamine. Đây là nguyên nhân gây ra việc run tay chân. Đồng thời, táo còn kích thích tiết ra Acetylcholine giúp kết nối các tế bào thần kinh cải thiện chức năng não bộ và trí nhớ. 
  • Ngăn ngừa các bệnh táo bón và tiêu chảy: Táo là một loại trái cây có khả năng hỗ trợ người bệnh trong việc điều tiết và ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón. Việc này là nhờ vào các sợi chất xơ trong táo, chúng hấp thụ nước thừa từ phân và giúp cân bằng quá trình tiêu hóa.
  • Giúp giảm cân: Táo được xem là loại trái cây lý tưởng được khuyến khích trong chế độ giảm cân và mang thai. Ăn táo giúp giảm cholesterol và tăng cường hệ miễn dịch. Đây là câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn táo được không. Bên cạnh đó, những chất xơ có trong táo còn hỗ trợ điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến tình trạng thừa cân như suy tim và bệnh tiểu đường. 

4. So sánh hàm lượng dưỡng chất trong táo xanh và táo đỏ

Người bệnh tiểu đường ăn táo được không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như táo, lê, ổi, mận, đào vì chúng có chứa nhiều chất xơ dễ hòa tan và giàu vitamin rất có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với những người bệnh tiểu đường các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn các loại táo xanh thay vì táo đỏ. Lý do là táo xanh có lượng đường thấp, giàu chất xơ và không gây tăng đột ngột đường huyết.

Trái ngược với táo xanh, táo đỏ dù rất giàu chất xơ, ít chất béo, không có Cholesterol hay Natri tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng lại chứa nhiều đường và calo hơn so với táo xanh. Theo tính toán của chuyên gia dinh dưỡng, chỉ số đường huyết của táo xanh chỉ ở mức 39 chứng tỏ táo xanh ít đường và khoảng 20g carbohydrate bổ sung lượng đường tự nhiên. 

Vậy tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không? Cũng giống như táo đỏ tươi, táo đỏ khô cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, táo đỏ khô lại có hàm lượng carbohydrate và đường cao hơn đáng kể. Vì lý do này, người mắc tiểu đường nên hạn chế việc ăn  táo đỏ khô mà thay vào đó là hãy ăn táo xanh.

Tiểu đường ăn táo được không? Người bệnh tiểu đường nên ăn táo xanh vì có lượng đường thấp
Tiểu đường ăn táo được không? Người bệnh tiểu đường nên ăn táo xanh vì có lượng đường thấp

5. Người tiểu đường ăn táo được không và ăn thế nào cho đúng?

Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Bị tiểu đường ăn táo được không?” chính là có. Song, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý về cách ăn táo đúng dưới đây:

  • Cần cân đối lượng táo trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Bởi vì, dù tốt cho sức khỏe nhưng trong táo vẫn chứa đến 13,8 gram carbohydrate (tính trong 100 gram táo thô, chưa gọt vỏ). Do đó, bạn chỉ nên ăn 1 quả táo mỗi ngày.
  • Sau khi ăn táo, bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết để đánh giá sự ảnh hưởng của táo đến đường huyết của bạn thân để xây dựng chế độ ăn phù hợp.
  • Bạn nên ăn cả phần vỏ táo để nhận được tối đa lợi ích của táo. Không nên chế biến táo thành nước ép vì sẽ mất đi chất xơ vốn có.
  • Không nên ăn quá nhiều táo cùng một lúc, hãy chia nhỏ thành nhiều phần và ăn vào nhiều thời điểm trong ngày nhé!
Cân đối khối lượng và thời điểm ăn táo
Cân đối khối lượng và thời điểm ăn táo

5. Hướng dẫn chọn và bảo quản táo đúng cách

Với câu trả lời ở trên đã giúp bạn hiểu rõ người bệnh tiểu đường ăn táo được không. Để táo khi ăn được ngon thì việc chọn và bảo quản táo đúng cách là rất quan trọng, bạn có thể thực hiện theo các cách sau để đảm bảo táo được tươi và đầy đủ dưỡng chất. 

  • Cách chọn táo tươi ngon: Nên chọn những quả táo có vỏ màu tươi sáng, bóng bẩy, kích thước vừa phải, cuống trái còn tươi. Ưu tiên chọn những quả còn cứng, cầm chắc tay, không bị dập nát.
  • Cách bảo quản táo sao cho tươi và giữ được dinh dưỡng: Chỉ nên rửa sạch vỏ táo, tránh gọt vỏ táo trước quá lâu vì sẽ bị thâm và mất chất. Nên cho táo vào túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

6. Một số loại trái cây khác tốt cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn quả gì ngoài táo, đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bên cạnh táo, bạn cũng có thể lựa chọn nhiều loại trái cây khác tốt cho bệnh tiểu đường để làm đa dạng thực đơn. Ví dụ như các loại quả mọng như nho xanh, anh đào, việt quất, bơ, mận, bưởi, quýt,…

Tuy nhiên, sự phù hợp với từng loại trái cây đối với từng thể trạng của người bệnh là khác nhau. Do đó, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết sau khi ăn từng loại quả để đánh giá và xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất.

Nho xanh, việt quất, bưởi,… là những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Nho xanh, việt quất, bưởi,… là những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm:

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì

Tiểu đường ăn chuối được không

Tiểu đường ăn nho được không

Tiểu đường ăn bơ được không

7. Gợi ý cách kết hợp táo vào khẩu phần ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường

Những lợi ích mà táo mang lại ở trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp tiểu đường ăn táo được không. Đồng thời, cách kết hợp táo vào chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý để bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung táo vào chế độ ăn uống một cách hợp lý.

  • Ăn toàn bộ táo: Để có thể nhận được được toàn bộ lợi ích dinh dưỡng trong táo, bạn nên ăn cả phần vỏ vì đa số chất dinh dưỡng tập trung ở đó.
  • Không nên ép táo để uống: Nước ép táo không cung cấp lợi ích tương tự như việc ăn trái táo nguyên vẹn vì nước ép có hàm lượng đường cao hơn và thiếu chất xơ.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Những người bệnh tiểu đường nên chọn ăn một quả táo vừa hạn chế ăn những trái quá to vì ăn quá nhiều có thể tăng lượng đường trong máu.
  • Phân chia lượng trái cây hợp lý: Hãy phân bổ việc ăn trái cây trong suốt cả ngày để duy trì mức đường huyết ổn định. 

8. Sữa tiểu đường Gluzabet có thành phần là chiết xuất táo đỏ

Sữa gluzabet chính hãng là dòng sữa được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường Việt Nam, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết ổn định ở mức 5 – 6 mmol/l. Trong thành phần của sữa có chứa 40 gram chiết suất táo (trên định lượng là 400g/hũ). Ngoài ra còn có 45 gram đậu đỏ 45g, 40 gram bí đỏ, 40 gram đậu nành, 30 gram đậu xanh, 30 gram hạt óc chó 30g, 20 gram hạt sen, 20 milligram inulin 20mg, đường cỏ ngọt, sữa gầy vừa đủ 400g.

Thành phần của sữa tiểu đường Gluzabet có chiết xuất táo
Thành phần của sữa tiểu đường Gluzabet có chiết xuất táo đỏ

Uống sữa Gluzabet sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ làm giảm nồng độ đường trong máu, giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, cho xương chắc khỏe,… Đặc biệt, sản phẩm này có thể được dùng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày thay thế bữa phụ, đặc biệt khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng. Đồng thời, sản phẩm còn có thể cung cấp thêm năng lượng cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Tham khảo thêm: Top các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường ăn táo được không”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác như bị bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? hay về bệnh tiểu đường hoặc có nhu cầu mua sữa bổ sung chất dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay với Gluzabet để được nhân viên hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi