Tiểu đường thai kỳ có hết không? Bao lâu sau sinh thì hết?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những tình trạng mà không ít mẹ bầu phải đối mặt trong quá trình mang thai. Vậy tiểu đường thai kỳ có hết không và sau bao lâu? Trong bài viết này, GLUZABET sẽ giúp bạn tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ, những yếu tố ảnh hưởng đến việc hồi phục sau sinh và những bước cần thực hiện để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ có hết không?
Tiểu đường thai kỳ có hết không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? 

Trước khi đi vào giải đáp tiểu đường thai kỳ có hết không trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về loại bệnh này. Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24 trong thai kỳ. Đây là tình trạng có quá nhiều glucose tồn tại trong máu làm cho chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường trong khi cơ thể sản xuất insulin không đủ để duy trì để lượng đường huyết ổn định. 

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Khi mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, việc theo dõi và kiểm soát tình trạng này là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai. Các mẹ bầu nên duy trì chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn <5,1 mmol/l lúc đói. Thông thường, những người mẹ đã từng trải qua tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ đầu tiên sẽ có khả năng mắc phải bệnh này lần nữa khi mang thai lần tiếp theo. 

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đường thai kỳ 

Trước khi giải đáp “tiểu đường thai kỳ có hết không?”, đầu tiên bạn cần biết rõ những nguyên nhân gây ra bệnh này để có các biện pháp kiểm soát thích hợp. Thông thường, cơ thể sẽ tự sản xuất hormone insulin hoạt động để duy trì mức đường trong máu ở mức ổn định. 

Khi mang thai bộ phận nhau thai sẽ tiết ra hormone để thai nhi phát triển, tuy nhiên nồng độ các hormone cao hơn bình thường làm cho cơ thể cần phải sản xuất nhiều insulin hơn để kiểm soát lượng glucose trong máu. Đối với một số phụ nữ, cơ thể không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết trong thai kỳ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu và kết quả là bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh cơ chế tự nhiên của cơ thể, tình trạng này cũng thường xuất hiện với nguy cơ cao ở những phụ nữ mang thai thuộc các nhóm sau đây:

  • Phụ nữ mang thai khi ở độ tuổi trên 35 rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tăng cân nhanh đột ngột trong thai kỳ.
  • Tiền sử có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền đái tháo đường, mắc bệnh trước khi mang thai hoặc đã mắc bệnh ở lần mang thai trước đó.
  • Thừa cân, béo phì và không kiểm soát được cân nặng trước khi mang thai. 
  • Mắc hội chứng đa nang buồng trứng. 
Tiểu đường thai kỳ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Tiểu đường thai kỳ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không có những dấu hiệu nhận biết nào? Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng cần được theo dõi và quản lý để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ để bạn nhận biết và theo dõi để không ảnh hưởng đến bé trong bụng.

  • Cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Vết thương và các vết trầy xước cần nhiều thời gian để lành.
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống và thiếu năng lượng.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, và có dấu hiệu viêm nhiễm ở khu vực quanh vùng kín. 
  • Sưng tấy và đau bên ngoài các khớp ngón tay, ngón chân. 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

  • Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì: Những phụ nữ có chỉ số BMI từ 25 trở lên có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ do cơ thể kháng insulin.
  • Tiền sử gia đình mắc tiểu đường: Nếu trong gia đình có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên.
  • Tiền sử cá nhân về tiểu đường thai kỳ: Những phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước có nguy cơ cao tái phát trong các lần mang thai sau.
  • Mang thai ở độ tuổi lớn: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ so với những người mang thai trẻ tuổi hơn.
  • Tiền sử sinh con nặng cân: Nếu phụ nữ đã từng sinh con có cân nặng trên 4 kg, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau sẽ tăng.
  • Tiền sử sảy thai hoặc thai chết lưu: Những phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.
  • Chủng tộc hoặc dân tộc: Một số nhóm dân tộc có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như người gốc châu Á, Mỹ Latin, người da đen, và người gốc thổ dân Mỹ.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng này có liên quan đến tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng cân nhanh trong thai kỳ: Việc tăng cân nhanh không kiểm soát trong quá trình mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ít vận động: Lối sống ít vận động trước và trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ.

Giải đáp “Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?”

Với những thông tin về khái niệm tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết chắc hẳn bạn rất thắc mắc liệu tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Hầu hết các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều có thể tự hết sau khi sinh. Do khi mang thai cơ thể tiết nhiều hormone để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng ở một số người có tình trạng kháng insulin làm cho đáp ứng insulin ở các tế bào giảm dần làm gây nên bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, sau sinh, sự giảm dần của nồng độ hormone thai kỳ sẽ nhanh chóng đóng góp vào việc giải quyết vấn đề kháng insulin liên quan đến thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Thông thường, triệu chứng của tiểu đường thai kỳ sẽ dần dần giảm đi vào khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến 12 sau khi sinh. Đây cũng là thời điểm mà các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường để xác định chính xác tình trạng tiểu đường sau sinh.

Giải đáp tiểu đường thai kỳ có hết không? Câu trả lời là có chậm nhất là sau 3 tháng
Giải đáp tiểu đường thai kỳ có hết không? Câu trả lời là có chậm nhất là sau 3 tháng

Các biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh việc tìm hiểu về bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không thì các mẹ bầu cũng cần hiểu rõ về các biến chứng nếu mắc phải tiểu đường thai kỳ. Nếu không thường xuyên theo dõi và kiểm soát bệnh, các mẹ bầu và bé có thể đối mặt với các nguy cơ sau đây.

Đối với bé

Ngoài việc quan tâm tiểu đường thai kỳ có hết không các mẹ cũng cần nắm rõ một số tác động của bệnh này gây ra. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai thì em bé có thể gặp một số nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Thai nhi tăng trưởng quá mức: Mức đường huyết trong máu của mẹ cao hơn bình thường làm cho thai nhi tăng trưởng quá nhanh dẫn đến trọng lượng lúc sinh tăng cao (thường là trên 4kg). Thai nhi quá lớn tăng nguy cơ khó sinh hoặc khả năng sinh thường bị hạn chế phải mổ.
  • Sinh non: Lượng đường huyết trong cơ thể cao còn tạo ra nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước thời gian dự kiến. Hoặc mẹ bầu có thể được khuyến nghị sinh sớm vì kích thước của thai nhi đã quá lớn.
  • Khó thở: Trẻ sinh non từ các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể trải qua tình trạng suy hô hấp gây ra khó khăn trong việc hô hấp của bé.
  • Các trường hợp nghiêm trọng hơn: Trẻ có thể bị dị tật sau sinh hoặc thậm chí là tử vong sau sinh nếu như mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nặng. 
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường có thể làm bé sinh non
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường có thể làm bé sinh non

Đối với mẹ bầu 

Nếu các mẹ bầu không kiểm soát lượng đường vào cơ thể phù hợp dẫn đến nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ và có thể đối mặt với các biến chứng sau:

  • Tăng huyết áp hoặc tiền sản giật khi mang thai: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm trong quá trình mang thai như tắc mạch ối, sự rối loạn trong quá trình đông máu và nguy cơ tăng về tình trạng băng huyết sau khi sinh.
  • Tăng khả năng sinh non và dễ sảy thai. 
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phần phụ do sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Dễ phát triển bệnh đái tháo đường trong tương lai. 

Cách chăm sóc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sau sinh tốt nhất

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đang mắc bệnh rất quan tâm và hiểu rõ để có cách điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất nhằm không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Việc lựa chọn thực phẩm trong quá trình mang thai, đặc biệt khi mắc tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm ngọt, có nhiều đường và carbohydrate. Thay vào đó, các mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, cũng như ngũ cốc là rất quan trọng. Đặc biệt, các mẹ có thể tham khảo sữa GLUZABET cung cấp hơn 32 vitamin có lợi cho người bệnh tiểu đường với đa dạng các hương vị. 
Ngoài quan tâm tiểu đường thai kỳ có hết không mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống
Ngoài quan tâm tiểu đường thai kỳ có hết không mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết: Việc kiểm tra đường huyết là cách hiệu quả để theo dõi sự biến đổi của mức đường huyết. Từ đó, sẽ có chế độ ăn uống hợp lý cũng như đánh giá được tình trạng sức khỏe bản thân. 
  • Luyện tập thể dục thường xuyên hơn: Nếu tập thể dục thường xuyên mỗi ngày 30 phút sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát được lượng đường tốt hơn. Đặc biệt, khi luyện tập thể dục sẽ hạn chế một số triệu chứng thường gặp khi mang thai như chuột rút, nhức mỏi,…
Luyện tập thể dục thường xuyên để lượng đường huyết được ổn định
Luyện tập thể dục thường xuyên để lượng đường huyết được ổn định
  • Gặp bác sĩ chuyên môn: Nếu như đã thực hiện các cách trên nhưng lượng đường vẫn không kiểm soát thì các mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ có kinh nghiệm để được tư vấn và kê đơn thuốc. Thông thường, Insulin là loại thuốc được khuyên dùng để kiểm soát đường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc các mẹ bầu quan tâm đến vấn đề tiểu đường thai kỳ có hết không thì các mẹ bầu cũng cần tuân theo một chế độ ăn uống nhất định để kiểm soát mức đường huyết. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng khi bị tiểu đường thai kỳ. 

Những loại thực phẩm nên sử dụng khi bị tiểu đường thai kỳ

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn bao gồm:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, đậu hủ, sữa chua và các loại sữa ít béo hoặc không béo cùng không đường. Protein giúp duy trì cân bằng đường huyết và cung cấp năng lượng cho cả bạn và thai nhi. 
  • Đậu đỗ, gạo lứt và các loại trái cây có hàm lượng đường thấp là những nguồn thực phẩm tốt, giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Đây là những nguồn thực phẩm nên bổ sung cần biết khi tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ có hết không. 
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ để dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết. Các mẹ bầu nên tách thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ giúp tránh tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn và giảm nguy cơ hạ đường huyết trước bữa ăn.
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại hạt để có nhiều dưỡng chất cần thiết
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại hạt để có nhiều dưỡng chất cần thiết

>>> Xem thêm: Sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường giá tốt

Những loại thực phẩm không nên dùng

Để việc giải đáp tiểu đường thai kỳ có hết không trở nên hiệu quả hơn, các mẹ bầu cũng nên tránh không được dùng các loại thực phẩm sau:

  • Tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè và các loại trái cây quá ngọt.
  • Giảm việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp và hạn chế lượng muối trong bữa ăn hằng ngày.
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và những thức ăn chứa nhiều chất béo.
  • Tránh sử dụng quá nhiều nước ngọt, đồ uống có ga và các loại đồ uống có chất kích thích.
Các mẹ bầu nên tránh uống các loại nước có gas hoặc có cồn
Các mẹ bầu nên tránh uống các loại nước có gas hoặc có cồn

Qua những thông tin được cung cấp ở trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ có hết không và bao lâu thì hết. Nếu các mẹ bầu không may mắc phải bệnh này cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ ăn uống, tập luyện thích hợp để bảo vệ sức khỏe cả hai. Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường hoặc có nhu cầu sử dụng  sữa tiểu đường GLUZABET bổ sung dinh dưỡng hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sữa gluzabet chính hãng nhé.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi