Rút ngắn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

Nỗi lo sợ về “Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường” là nỗi ác mộng của tất cả bệnh lý nó chung và bệnh tiểu đường nói riêng. Nếu biết cách kiểm soát bệnh, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường. Hãy cùng với Gluzabet giải đáp nỗi sợ này nhé!

Thời gian biến chứng của tiểu đường kéo dài bao lâu?

Biến chứng tiểu đường là tên gọi chung cho tất cả những tổn thương ở mạch máu và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Khi đường huyết tăng cao kéo dài, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng stress oxy hóa và viêm mạn tính. Hậu quả là khiến các mạch máu bị tổn thương và làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu thần kinh từ não bộ đến các cơ quan. Các cơ quan bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu, dần dần biểu hiện ra ngoài thành biến chứng.

Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Thời gian xuất hiện của hai loại biến chứng tiểu đường này khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết và việc bạn có chủ động phòng ngừa sớm biến chứng hay không.

Thời gian biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết cấp.

Các biến chứng này xảy ra đột ngột, có thể xuất hiện tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh, cả ở người mới mắc và đã mắc bệnh lâu năm.

Người bệnh hay bị hạ đường huyết nhiều hơn tăng đường huyết. Tuy nhiên, do hậu quả của chúng rất nguy hiểm (gây hôn mê, tử vong) nên vẫn phải chú ý phòng ngừa. Đặc biệt là với người cao tuổi, việc phòng ngừa hạ đường huyết cũng quan trọng ngang với mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Thời gian biến chứng mãn tính

Biến chứng mãn tính bao gồm biến chứng trên thần kinh (thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ), tim, mắt, thận, bàn chân, da… Các biến chứng mạn tính thường sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, bạn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị tốt, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới chục năm.

Nhận biết sớm biến chứng tiểu đường

Nhận biết biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có hai dấu hiệu chính: hạ đường huyết và tăng đường huyết

Hạ đường huyết:

Choáng váng, mã mồ hôi, đói cồn cào, tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, bủn rủn,…Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l).

Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

  • Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
  • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
  • Tập luyện, làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Uống nhiều rượu, bia.
thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Những cuộc vui với bạn nhậu, thể dục quá sức,… hành động khiến bạn đang nuôi bệnh tiểu đường lớn dần từng ngày

Cách xử lý đối với các biến chứng đột ngột thế này:

Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.

Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

Tăng đường huyết:

Tiểu nhiều, khát nước nhiều (khô miệng kéo dàu cả ngày), đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi,…

thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Hình ảnh minh hoạ: Khát nước liên tục (triệu chứng điển hình), tiểu đêm, …

Nhận biết biến chứng mãn tính:

Biến chứng mạn tính có thể xuất hiện nhiều ở cơ quan khác nhau trên cơ thể

Biến chứng mắt

  • Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra. Làm sao để có thể phòng tránh?

Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.

Biến chứng về tim mạch

  • Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này. Làm sao để có thể phòng tránh?
thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Hình ảnh minh hoạ: Xơ vữa động mạch

Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Gluzabet.

>>Xem thêm: BIẾN CHỨNG SUY TIM Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

 Biến chứng về thần kinh

  • Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi… Làm sao để có thể phòng tránh?

Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

>>Xem thêm: BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

 Biến chứng về thận

  • Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Làm sao để có thể phòng tránh?
thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.

>>Xem thêm: BIẾN CHỨNG SUY THẬN Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Biến chứng nhiễm trùng

  • Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Làm sao để có thể phòng tránh? Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.

Các biến chứng bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn có thể phòng ngừa biến chứng nếu áp dụng sớm các cách trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đẩy lùi thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

Mặc dù biến chứng là quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường nhưng bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể làm chậm sự xuất hiện của chúng. Dưới đây là 10 lời khuyên từ các chuyên gia tiểu đường để đẩy lùi biến chứng

Áp dụng chế độ ăn có lợi cho tiểu đường

Trước hết, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa đường đơn gây tăng đường máu đột biến sau khi ăn như kẹo, bánh ngọt, đường… Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm tăng đường máu chậm như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu…

Tập luyện thể dục, thể thao

Mỗi ngày, hãy cố gắng dành 30 phút để đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hoặc chơi môn thể thao yêu thích không chỉ giúp cho đường huyết ổn định mà còn giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Giảm cân

thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Chỉ cần giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể là bạn đã cảm nhận được sự thay đổi rất lớn trong việc điều trị: Đường huyết ổn định hơn, người đỡ mệt mỏi, cơ thể nhẹ nhõm và phòng ngừa biến chứng tim mạch rất hiệu quả.

Theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết

Đừng chỉ bị động uống thuốc, bạn hãy chủ động theo dõi mức đường huyết trước ăn, sau ăn xem có ổn định hay bị tăng, giảm thất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động tái khám để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh thuốc, chế độ ăn, tập luyện… phù hợp.

Giảm rủi ro tim mạch

Bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao, cholesterol máu, đột quỵ, xơ vữa mạch… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Người tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao và dễ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, vết loét, hoại tử. Một vết xước nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng nếu không được điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người tiểu đường.

Để ngăn ngừa các biến chứng này, bạn cần:

– Vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay.

– Tiêm vắc-xin định kỳ để phòng bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

– Kiểm tra bàn chân thường xuyên để tìm ra các vết thương nhỏ và điều trị.

– Nếu gặp vết thương lâu lành, nhiễm trùng, cần đi khám sớm ở bệnh viện có chuyên khoa nội tiết.

thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Đến khoa nội tiết nếu thấy trường hợp vết thương lâu lành bất thường

Giảm căng thẳng

Khi bạn stress (căng thẳng), cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone làm tăng đường máu và giảm độ nhạy của insulin. Vì vậy, giải tỏa căng thẳng cũng rất cần thiết khi mắc tiểu đường. Một số cách giảm stress đơn giản: Nghe nhạc, tắm nước ấm, tập thiền, yoga, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân

Kiểm soát tốt huyết áp

Nghiên cứu cho thấy, nếu huyết áp được kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm được 33% nguy cơ suy thận tiểu đường. Đồng thời, huyết áp ổn định cũng giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Tầm soát biến chứng để phát hiện sớm

Kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp giảm tới 90% nguy cơ mù lòa do tiểu đường. Kiểm tra bàn chân hàng ngày giúp bạn tránh được đoạn chi do nhiễm trùng. Xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu giúp phát hiện sớm biến chứng thận… Đó là những lý do mà bạn nên chú ý nhiều hơn tới việc tầm soát biến chứng.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải đáp cho bạn băn khoăn về thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường. Hãy áp dụng lời khuyên phòng ngừa một cách sớm nhất và duy trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ phụ trách của mình nhé !

>>Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

>>Cách trị tiểu đường tại nhà

>>Vì sao nên khám bàn chân đái tháo đường thường xuyên?

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi