BIẾN CHỨNG SUY TIM, SUY THẬN Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Bạn có biết có mối liên kết về mặt sức khỏe của các cơ quan này với bệnh đái tháo đường? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa đái tháo đường và các biến chứng suy tim và thận trong bài viết này.

Tại sao người mắc đái tháo đường dễ bị suy tim, suy thận?

Tiểu đường tuýp 2 tăng nguy cơ mắc các biến chứng suy tim và thận. Nguyên nhân do nếu đái tháo đường không được kiểm soát tốt, mức đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể bạn.

● Thận: là cơ quan lọc các chất thải và dịch dư trong cơ thể. Qua thời gian, tình trạng mạch máu bị tổn thương có thể khiến thận giảm khả năng hoặc thậm chí dừng lọc máu, dẫn tới bệnh thận mạn. Ước tính khoảng 1 trong 3 người mắc đái tháo đường có các bệnh lý về thận.

● Tim: đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các mạch máu nuôi tim và não. Tình trạng này có thể dẫn đến hẹp thậm chí gây tắc các mạch máu này, gây ra các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nhồi máu não. Nếu bạn mắc đái tháo đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi người thường, theo báo cáo của các nghiên cứu ở Hoa Kỳ.

Biến chứng thận ở người mắc đái tháo đường là gì?

Bệnh cầu thận (tổn thương cầu thận) là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất với nhiều người  mắc đái tháo đường. Nó là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu ở Mỹ.
Bệnh thận đái tháo đường có vài triệu chứng sớm hoặc các dấu hiệu cảnh báo, mà chúng lại tương tự với các bệnh khác có liên quan đến đái tháo đường tuýp 2. Tổn thương thận từ bệnh lý cầu thận có thể xảy ra từ 10 năm trước khi có triệu chứng đầu tiên trên lâm sàng.

1. Các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường:

● Ứ dịch, phù chân, mắt cá,…

● Giảm cảm giác thèm ăn.

● Cảm giác mệt mỏi hoặc yếu thường xuyên.

● Đau đầu thường xuyên.

● Buồn nôn, nôn.

● Mất ngủ.

● Khó tập trung.

2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh thận đái tháo đường:

Chẩn đoán sớm tổn thương thận là tối quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường tuýp 2, hoặc những yếu tố nguy cơ đái tháo đường khác, thận của bạn đã trong tình trạng phải làm việc quá sức và chức năng thận nên được kiểm tra hằng năm.

● Huyết áp cao không được kiểm soát.

● Đường huyết cao không được kiểm soát.

● Béo phì.

● Tăng mỡ máu.

● Tiền căn gia đình có bệnh thận hoặc bệnh tim.

● Hút thuốc lá.

● Lớn tuổi.

Làm cách nào để phòng ngừa biến chứng suy tim, suy thận hiệu quả?

Mặc dù các biến chứng ở những cơ quan tối quan trọng như tim, não, và thận vừa kể trên là rất nguy hiểm, vẫn có cách để chúng ta hạn chế nguy cơ mắc những biến chứng này. Bạn cần có những điều chỉnh tích cực ở cả chế độ ăn, chế độ luyện tập hằng ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định để kiểm soát đường huyết, cũng như kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý nền để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này. Các biện pháp sẽ giúp ích bao gồm:

● Một phần quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng là lựa chọn chế độ ăn hợp lý và khoa học. Người mắc đái tháo đường đã có tổn thương thận lại càng cần cẩn trọng hơn với chế độ ăn của mình. Cần lưu ý tránh các đồ ăn làm tăng đường huyết và tăng mỡ máu. Ngoài ra, bạn cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường có chỉ số đường huyết (GI index) thấp, giúp kiểm soát tốt đường huyết để hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

● Duy trì tập luyện thể dục với cường độ vừa sức hằng ngày là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến nghị bạn nên dành ít nhất 150 phút để hoạt động thể chất mức độ vừa hoặc 75 phút hoạt động thể chất mức độ cao mỗi tuần hoặc kết hợp tương đương giữa hoạt động thể chất mức độ vừa và mức độ cao. [6]

● Giữ huyết áp trong mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của chuyên gia y tế chuyên khoa tim mạch. Người mắc đái tháo đường cần tái khám định kỳ để được theo dõi và có các biện pháp điều trị kiểm soát huyết áp nếu cần thiết. Lưu ý chế độ ăn với người có tăng huyết áp: hạn chế muối, giảm cân và tránh dùng đồ uống có cồn.

● Ngưng hút thuốc lá – điều này là đặc biệt quan trọng với người mắc đái tháo đường vì cả hút thuốc lá và đái tháo đường đều làm hẹp mạch máu, do đó sẽ khiến tim bạn phải làm việc vất vả hơn. Thuốc lá điện tử cũng không phải là một lựa chọn an toàn. Nếu bạn bỏ hút thuốc, bạn sẽ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các tổn thương thần kinh, thận và mắt, và cả nguy cơ đoạn chi đồng thời giúp bạn cải thiện mức đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

Để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng ở tim và thận ở người mắc đái tháo đường, bạn hãy duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng, kiểm soát lo âu, sử dụng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia và tái khám định kỳ.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi