Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ nên biết

Hiện nay, bệnh lý đái tháo đường thai kỳ rất dễ xảy ra đối với mẹ bầu, đặc biệt là ở tuần thứ 24 trở đi. Mẹ bầu và gia đình cùng Gluzabet tìm hiểu kỹ hơn về quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng như cách phòng ngừa nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là thuật ngữ dùng để chỉ các vấn đề rối loạn chuyển hóa dung nạp đường, khởi phát hoặc được xác định lần đầu tiên trong thời gian thai kỳ của người mẹ. Đây được xem là một căn bệnh ẩn chứa nhiều di chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân

Đối với người thường, khi dung nạp thức ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa chất Carbohydrate trong thực phẩm thành đường Glucose – yếu tố cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi đó, tuyến tụy sẽ sản sinh hormone Insulin để vận chuyển đường đến các tế bào, đồng thời giảm bớt lượng đường trong máu.

quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể

Tuy nhiên, trong cơ thể phụ nữ mang thai, bộ phận nhau thai tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển (Lactogen, Estrogen, Progesteron,…) lại vô tình khiến thai phụ khó sản sinh insulin hơn (hay còn gọi là kháng Insulin). Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể cũng như duy trì lượng đường huyết ổn định, tuyến tụy cần phải sản sinh ra nhiều insulin. Nếu cơ thể thai phụ không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, đường huyết sẽ tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng

Như đã đề cập ở trên, tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nên nhiều thai phụ không phát hiện ra bệnh sớm. Mặc dù vậy, một số triệu chứng có thể xem là báo hiệu cho sự xuất hiện của đái tháo đường thai kỳ như:

  • Luôn trong tình trạng khát nước, tiểu tiện thường xuyên.
  • Các vết thương hở, trầy xước khó lành lại.
  • Bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Cảm thấy mỏi mệt, thiếu hụt năng lượng và hay kiệt sức.

Vì sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có biểu hiện không rõ ràng, không phải thai phụ nào cũng sẽ gặp phải, vì thế xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một cách thức hiệu quả để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm này.

quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Vì sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Vậy khi nào cần xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ? Tùy thuộc tình trạng sức khỏe, thai phụ nên thực hiện xét nghiệm theo lời khuyên của bác sĩ (được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các sản phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần)

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nếu đã nắm được thời điểm thích hợp để tầm soát thai kỳ, mẹ cần kiểm tra định kỳ để phòng ngừa các tác nhân có thể ảnh hưởng đến bé. Dưới đây là quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ cần nắm.

Xét nghiệm một bước: Dung nạp glucose

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ này được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng khi bụng đói hoặc sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng (không quá 12 tiếng).

Trước tiên, mẹ sẽ được lấy một mẫu máu để xác định lượng đường huyết lúc đói. Sau đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g Glucose trong 3-5 phút (tránh hoạt động mạnh và dùng thực phẩm có đường). Sau đó 1- 2 tiếng, sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.

Kết quả đường huyết bình thường:

  • Khi đói: <92 mg/dL (5,1 mmol/L),
  • Sau 1 giờ: <180 mg/dL (10 mmol/L)
  • Sau 2 giờ: <153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Tiểu đường thai kỳ được xác định nếu có từ 2 kết quả bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên. Nếu chỉ xảy ra một kết quả vượt mức thì gọi là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ, cần quan sát thêm.

quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một bước

Xét nghiệm hai bước: Thử glucose và dung nạp glucose

Tương tự với quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một bước, quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hai bước được thực hiện khi các kết quả đo đường huyết vượt 130 mg/dL, 135 mg/dL hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L). Lúc này, thai phụ tiếp tục được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose.

Mẹ bầu cần uống hết dung dịch chứa 100g glucose trong vòng 3 giờ. Sau đó 1 giờ, bác sĩ tiếp tục quy trình xét nghiệm bằng cách trích máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết. Giá trị đường huyết bất thường trong quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được căn cứ như sau:

  • Đường huyết lúc đói: 95mg/dl (5,3mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140mg/dl (7,8mmol/l)

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, đừng vội hoang mang. Hãy lắng nghe các hướng dẫn của bác sĩ để được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh em bé.

Trên đây là một vài thông tin tham khảo về quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần thiết mà mẹ bầu nên biết. Gluzabet mong mẹ và bé luôn khỏe mạnh, hãy đón chờ những bài viết bổ ích khác nhé!

>>Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

>>[Giải đáp] – Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

>>Tiểu đường thai kỳ có hết không? Bao lâu sau sinh thì hết?

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi