[Cảnh báo]: Những trái cây người tiểu đường không nên ăn

Trái cây là thực phẩm cực tốt cung cấp nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường thì không phải loại hoa quả nào cũng tốt cho họ. Vậy đâu là những trái cây người tiểu đường không nên ăn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Top những trái cây người tiểu đường không nên ăn

Trên đây là top những loại quả được xem là phổ biến nhất mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế ăn các loại quả này để tránh làm tăng chỉ số đường huyết.

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến và được yêu thích bởi vị ngọt mát, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý khi tiêu thụ loại trái cây này.

Dưa hấu có chỉ số đường huyết (GI) khá cao, dao động từ 72-80. Khi tiêu thụ dưa hấu, lượng đường trong máu có thể tăng nhanh chóng, điều này không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng, vì vậy, nếu bạn muốn ăn dưa hấu, hãy hạn chế khối lượng phần ăn.

Chuối

Chuối có chỉ số GI cao (62), đặc biệt khi chuối chín thường chứa lượng đường rất lớn bao gồm sucrose, glucose và fructose có khả năng hấp thụ vào máu và làm tăng đường huyết đột ngột.

Người tiểu đường nếu muốn ăn chuối, nên ăn khi chuối mới chín, không nên ăn chuối chín kỹ và không nên ăn quá 1 quả chuối mỗi ngày hoặc có thể kết hợp chuối với một nguồn protein (sữa chua) để giảm cảm giác thèm ăn vặt trong ngày và giúp no lâu hơn.

Những trái cây người tiểu đường không nên ăn
Chuối một trong những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn bởi nó làm tăng đường huyết đột ngột

Dứa

Mặc dù chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu, tuy nhiên, đây là một loại quả không nên xuất hiện quá thường xuyên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường do nó chứa nhiều đường và carbohydrate.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn dứa chín hoặc các sản phẩm chế biến từ dứa (nước ép, sinh tố, dứa đóng hộp, v.v.). Nếu vẫn muốn ăn, nên giữ lượng ăn khoảng 50 – 60 gram dứa mỗi ngày và không ăn quá 500 gram dứa mỗi tuần.

Xoài chín

Xoài chín lại có hàm lượng đường tự nhiên lên đến 20 gram trong mỗi 100 gram, và đây là loại đường có cấu trúc đơn giản, dễ hấp thụ, gây tăng đột ngột chỉ số đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn xoài chín và chỉ nên tiêu thụ khoảng 80 gram mỗi ngày để kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể.

Vải

Loại quả mọng nước và dày thịt này có chứa ít chất xơ nhưng lại rất nhiều đường. Lượng đường trong 100 gram của cả hai loại quả này tương đương với lượng đường trong một bát cơm trắng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhãn, chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 quả mỗi ngày để giữ cho lượng đường đưa vào cơ thể ở mức ổn định.

Những trái cây người tiểu đường không nên ăn
Vải rất ít chất xơ nhưng lại chứa hàm lượng đường lớn tương đương 1 bát cơm trắng.

Nho

Nho có chỉ số đường huyết vừa phải, khoảng từ 46-53. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ của chúng, bệnh nhân tiểu đường thường khó kiểm soát lượng nho mà họ ăn. Điều này dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết không mong muốn.

Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 10 trái nho trong một ngày. Lý tưởng nhất, bạn nên kết hợp nho với các loại thực phẩm khác để giảm thiểu tác động của nó lên lượng đường huyết.

Sầu riêng

Sầu riêng chứa hai loại đường chính là glucose và fructose, ăn nhiều sầu riêng sẽ khiến cơ thể người bệnh tăng đường đột ngột. Nếu bạn thật sự yêu thích sầu riêng, hãy tiêu thụ một cách có chừng mực. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định thêm sầu riêng vào chế độ ăn uống của mình.

Những trái cây người tiểu đường không nên ăn
Theo nguyên tắc thông thường, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn sầu riêng, nhưng cần hạn chế lượng tiêu thụ vào cơ thể.

Nhãn

Trong nhãn có lượng đường khá cao, đặc biệt là nhãn quá chín. Để giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết, người bệnh nên ăn nhãn sau bữa ăn chính ít nhất 2 giờ. Đồng thời, cần hạn chế ăn nhãn khô hoặc nhãn đóng hộp, vì những sản phẩm này thường chứa thêm đường và hóa chất bảo quản.

Lưu ý khi ăn trái cây để không ảnh hưởng đến đường huyết

Để có thể thưởng thức trái cây một cách trọn vẹn nhất mà không phải lo đến việc đường huyết tăng đột ngột thì người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý một số điều sau

Chỉ nên ăn trái cây tươi, trái cây theo mùa

Tránh ăn trái cây khô và trái cây đóng hộp, vì chúng thường chứa lượng đường lớn hơn, thậm chí gấp 3 lần so với trái cây tươi. Người tiểu đường cần kiểm tra kỹ thành phần chứa đường trên bao bì nếu cần sử dụng các sản phẩm này.

Hạn chế sử dụng trái cây dưới dạng nước ép, sinh tố

Khi trái cây được chế biến thành nước ép, sinh tố sẽ làm giảm lượng chất xơ và tăng hàm lượng đường, đặc biệt khi sản phẩm được chế biến có khả năng hấp thụ nhanh hơn. Nếu muốn sử dụng, người tiểu đường nên giữ lượng trái cây theo khuyến cáo và thường xuyên pha loãng với nước lọc.

Chia nhỏ lượng trái cây vào các bữa ăn phụ trong ngày

Phân chia lượng trái cây thành nhiều bữa trong ngày giúp giảm lượng đường tự nhiên từ hoa quả được hấp thụ cùng lúc, ngăn chặn tăng đường huyết đột ngột.

Kết hợp trái cây với các thực phẩm khác

Ăn trái cây kèm theo các thực phẩm như sữa chua, hạt giúp chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm lượng đường được hấp thụ vào cơ thể.

Những trái cây người tiểu đường không nên ăn
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép, sinh tố trái cây

Hy vọng với những lưu ý trên cùng với thông tin về những trái cây người tiểu đường không nên ăn có thể giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc kiểm soát đường huyết và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với bản thân. Nếu gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.

>>Top những trái cây tốt cho người bị tiểu đường được các bác sĩ khuyến khích nên ăn

>>Tiểu đường có ăn được na không? – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

>>Người tiểu đường có ăn được dâu tây không

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi