Người bị tiểu đường ăn nho được không? Những lưu ý khi ăn

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh tiểu đường thắc mắc và quan tâm. Nho là một loại trái cây có vị ngọt thanh, bổ dưỡng và giàu vitamin. Liệu người bị tiểu đường có thể thưởng thức hương vị ngọt ngào của những trái nho mọng nước hoặc nho khô hay không. Trong bài viết này, Gluzabet sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại trái cây này và những lưu ý quan trọng khi ăn nho để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Người tiểu đường ăn nho được không?
Người tiểu đường ăn nho được không?

Thành phần dinh dưỡng có trong quả nho 

Nho là loại trái cây có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như resveratrol, quercetin, acid ellagic, lutein,… Những hợp chất này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nho cũng góp phần làm bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất cho cơ thể như vitamin C, K, B6, kali, đồng và mangan.

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g nho

Thành phần Năng lượng
Carbohydrates 18.1 g
Đường 15.48 g
Chất xơ 0.9 g
Chất béo 0.16 g
Protein 0.72 g
Vitamin C 3.2mg
Vitamin E 0.19mg
Magie 7mg
Kali  191mg
Kẽm  0.07mg

Qua bảng trên có thể thấy đường trong 100g nho chiếm đến 15.48g, vậy đường trong quả nho là đường gì? Thành phần đường chính có trong nho chủ yếu là đường saccharose, glucose và fructose. Đây chính là nguyên nhân tạo nên hương vị ngọt tự nhiên đặc trưng của nho được nhiều người yêu thích.

Đồng thời, hàm lượng vitamin C trong nho rất cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy sức khỏe làn da. Đặc biệt, phốt pho trong nho kết hợp với vitamin D còn hỗ trợ giúp xương chắc khỏe.

Những lợi ích tuyệt vời mà nho mang lại khi ăn

Có thể thấy những thành phần dinh dưỡng có trong nho mà làm nhiều người thắc mắc người bị tiểu đường có ăn nho được không. Với hàm lượng chất xơ cao có trong nho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Resveratrol trong nho có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) tăng cholesterol tốt (HDL) và làm giảm nguy cơ mắc các  bệnh về tim mạch cũng như bảo vệ tế bào không bị hủy hoại.

Bên cạnh đó, chất xơ có trong nho giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Đồng thời, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa còn giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

Nho giúp bảo vệ da khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nho giúp bảo vệ da khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Giải đáp “Người bị tiểu đường ăn nho được không?”

Tiểu đường là một căn bệnh liên quan đến tình trạng cơ thể bị rối loạn đường huyết (đường glucose) dẫn đến mức đường huyết trong cơ thể cao. Việc quản lý chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường bảo vệ sức khỏe. Vậy bệnh tiểu đường ăn nho được không khi nho là loại trái cây có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vậy.

Câu trả lời cho thắc mắc này là CÓ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc năm 2013 đã chỉ ra rằng tiêu thụ nho có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Lý do chính là nho có chứa resveratrol một hợp chất có khả năng tăng cường độ nhạy cảm với insulin trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose nhanh chóng và làm giảm nồng độ đường trong máu.

Ngoài ra, nho cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết quốc tế cũng chỉ ra rằng chỉ số đường huyết của nho dao động từ 43 (đối với nho Mỹ), 49 (đối với nho Ý) và tới 59 (đối với nho đen Úc). Tóm lại, tiểu đường ăn nho được không? Nho thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55) và người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng cần ăn theo khẩu phần xác định. 

Người tiểu đường ăn nho được không? Câu trả lời là được và ăn với lượng phù hợp
Người tiểu đường ăn nho được không? Câu trả lời là được và ăn với lượng phù hợp

Liệu người tiểu đường có thể ăn nho khô được không?

Tuy nho mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn còn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn mà bạn nên xem xét. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát cẩn thận chế độ ăn uống để có thể duy trì mức đường huyết ổn định. Khác với nho tươi, nho khô chứa đường và carbohydrate được cô đặc. Đồng thời, chỉ số đường huyết (GI) của nho khô lại cao hơn nhiều so với nho tươi từ 53 – 75.  

Vậy tiểu đường ăn nho được không, đặc biệt là nho khô? Bạn vẫn có thể ăn nho khô nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ và không quá thường xuyên. Đồng thời, những người mắc tiểu đường cần kiểm tra cẩn thận lượng carbohydrate và quản lý việc ăn nho khô để tránh đường huyết tăng đột ngột.

Hàm lượng đường trong nho khô rất cao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn
Hàm lượng đường trong nho khô rất cao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có ăn nho được không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp khi người phụ nữ mắc phải bệnh tiểu đường khi mang thai. Điều này xảy ra khi cơ thể của người phụ nữ không thể sản xuất đủ insulin (hormone quản lý đường huyết) để duy trì mức đường huyết bình thường trong thai kỳ. Bệnh này thường phát hiện trong quá trình khám thai định kỳ trong khoảng từ tuần thai 24 – 28 mà trước đó mẹ bầu chưa từng mắc phải bệnh này. 

Vậy nếu đang mang thai mắc bệnh tiểu đường có ăn được nho không? Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con thì người mẹ nên hạn chế ăn nho và các thực phẩm có hàm lượng cao. Tuy nhiên, nếu muốn ăn nho thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ, cụ thể là dưới 10 trái và không quá 2 lần/tuần để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định. 

Chỉ nên ăn một lượng nhỏ dưới 10 trái để thai nhi phát triển bình thường
Chỉ nên ăn một lượng nhỏ dưới 10 trái để thai nhi phát triển bình thường

Những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên kiêng

Bên cạnh việc lựa chọn, xem xét tiểu đường ăn nho được không thì việc quan tâm đến các loại thực phẩm khác cũng rất quan trọng. Người bị tiểu đường cần hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm có khả năng tăng đường huyết nhanh chóng như:

Gạo trắng 

Đây là một trong những loại có hàm lượng tinh bột rất cao, không được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người bệnh tiểu đường. Thay vào đó, người bị tiểu đường nên ưu tiên sử dụng gạo lứt để thay gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt không chỉ có hàm lượng đường và calo thấp mà còn chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe.

Các loại trái cây sấy, phơi khô

Lượng đường trong các loại trái cây sấy và phơi khô được cô đặc lại nên sẽ cao hơn so với khi chúng còn tươi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế việc tiêu thụ các loại thực phẩm này để tránh nguy cơ tăng đường huyết. Dựa vào đây cũng giải đáp được một phần tiểu đường ăn nho được không. 

Các loại bánh ngọt, nước có gas

Đây là các loại thực phẩm có hàm lượng đường rất cao, cũng như chất phụ gia, màu sắc,….không tốt làm tăng nhanh lượng đường trong máu lên nhiều lần. Vậy nên, hãy hạn chế tối đa nhất có thể bạn nhé. 

Các loại thực phẩm giàu Cholesterol và chất béo

Một số loại thực phẩm điển hình như nội tạng động vật, bơ, pho mai, thịt mỡ, lòng đỏ trứng,… cần phải cân nhắc trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu và tim mạch. Ngoài câu hỏi tiểu đường ăn nho được không thì bạn cũng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm này. 

Những lưu ý khi ăn nho đã qua chế biến

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các sản phẩm được chế biến từ nho. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát việc ăn chúng để đảm bảo sức khỏe của mình. 

  • Hạn chế ăn nho khô: Không chỉ đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường hạn chế ăn nho khô mà người bệnh tiểu đường thông thường cũng nên hạn chế ăn loại này. Vì nho khô có hàm lượng đường và chỉ số đường huyết (GI) cao hơn (GI = 53 – 75). Nếu bạn muốn thưởng thức nho khô nên ăn một lượng nhỏ tầm 2 muỗng cà phê và ăn tối đa 1 – 2 lần mỗi tuần.
  • Hạn chế uống nước ép nho: Nước ép nho thường có lượng chất xơ giảm đi đồng thời việc lượng đường trong nước ép tăng lên, dẫn đến tăng hấp thu đường nhanh và nồng độ đường huyết.
Hạn chế uống nước ép nho vì sẽ làm tăng đường đột ngột
Hạn chế uống nước ép nho vì sẽ làm tăng đường đột ngột

Cách ăn nho đúng cách cho người mắc bệnh tiểu đường

Nhiều người thường thắc mắc ăn nho nhiều có tốt không và nên ăn như thế nào để tốt nhất. Nho tuy là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy hoặc một số triệu chứng khác. Dưới đây là cách ăn nho đúng cách mà bạn có thể tham khảo.

Liều lượng và thời điểm nên ăn nho

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn không quá 100 – 150g nho mỗi ngày. Khi tiêu thụ 10 trái nho, lượng carbohydrate tương đương sẽ là 8.8g dựa vào đây bạn có thể điều chỉnh lượng carbohydrate trong các bữa ăn khác trong ngày cho hợp lý. 

Thời điểm thích hợp nhất để ăn nho chính là sáng sớm, khi cơ thể còn đang đói. Đây được coi là thời điểm tốt để thưởng thức nho vì các hoạt chất có thể hấp thụ tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn nho trong các bữa ăn nhẹ, khoảng 1 – 2 tiếng sau bữa chính.

Lựa chọn loại nho phù hợp

Hầu hết loại nho đều cung cấp một lượng dưỡng chất tương tự nhau bao gồm vitamin, chất xơ và khoáng chất. Vậy tiểu đường ăn nho được không, loại nào là thích hợp nhất. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào chỉ số đường huyết và hàm lượng carbohydrate để lựa chọn thích hợp. 

  • Nho đỏ: Chỉ số đường huyết (GI) = 45, hàm lượng carbohydrate = 18.0g
  • Nho đen: Chỉ số đường huyết (GI) = 59, hàm lượng carbohydrate = 18.7g
  • Nho xanh: Chỉ số đường huyết (GI) = 45, hàm lượng carbohydrate = 12.0g

Qua đây, chúng ta có thể thấy các chỉ số không có quá nhiều sự khác biệt nhưng người mắc tiểu đường nên lựa chọn nho xanh vì có chỉ số đường huyết và hàm lượng carbohydrate thấp nhất, đây là sự lựa chọn tốt nhất. 

Sữa Gluzabet – sữa hỗ trợ người bệnh tiểu đường được ưa chuộng nhất

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với việc phải tính toán các hàm lượng trong từng loại trái cây để bổ sung chất cho người bệnh tiểu đường thì sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn khỏi đau đầu về những vấn đề này. Sữa cung cấp hơn 32 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện hệ miễn dịch, và giảm bớt cảm giác mệt mỏi cho những người bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, sản phẩm còn có sự bổ sung thành phần sữa non có kháng thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kiềm chế sự phát triển của bệnh tiểu đường. Sữa tiểu đường Gluzabet được chiết xuất hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên như táo đỏ, óc chó, đậu nành, đậu xanh, bí đỏ,…. mang lại hương vị thơm ngon và dễ uống. Bên cạnh đó, sữa Gluzabet còn có nhiều hương vị cho khách hàng lựa chọn phù hợp với sở thích của mình như vani, cacao, táo. 

Sữa Gluzabet tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Sữa Gluzabet tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Trên đây là toàn bộ thông tin về giải đáp thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn nho được không và cần lưu ý những gì. Hy vọng qua bài biết sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại trái cây này và có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu mua sữa bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường thì hãy liên hệ với Gluzabet ngay để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi