[Giải đáp] Người bị tiểu đường ăn chuối được không?

Với hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, chuối trở thành loại trái cây được khuyên dùng trong chế độ ăn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất. Nhưng liệu người bị tiểu đường ăn chuối được không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Việc tìm hiểu về những thực phẩm phù hợp có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với những người đang đối mặt với căn bệnh tiểu đường. Hãy cùng GLUZABET tìm hiểu về loại trái cây này, thật sự chúng có phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Hàm lượng thành phần dinh dưỡng có trong chuối

Trước khi giải đáp câu hỏi tiểu đường có ăn được chuối không, hãy cùng sơ lược qua những thành phần có trong chuối để hiểu rõ hơn. Chuối là một loại trái cây quen thuộc được nhiều người ưa chuộng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng nhiều ở một số quốc gia có khí hậu ấm áp. 

Trong chuối có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy không phải là nguồn cung cấp vitamin A hoặc sắt đáng kể nhưng chúng chứa ít calo, natri và cholesterol an toàn khi ăn. Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng của một quả chuối trung bình. 

BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG MỘT QUẢ CHUỐI TRUNG BÌNH 118G

(Theo USDA)

Thành phần  Hàm lượng
Calo  105
Chất béo  0,4g
Natri 1,2 mg
Carbohydrate  27g
Chất xơ 3,1g
Chất đạm  1,3g
Đường  14,4g
Kali  422mg
Vitamin C  10,3mg
Magiê  31,9 mg

Trung bình một quả chuối (tương đương 118g) sẽ chứa khoảng 422mg kali, đây không chỉ là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để duy trì cân bằng chất lỏng, sự co cơ và dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, thành phần này còn góp phần ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, bệnh thận, loãng xương và đột quỵ. 

Những tác dụng của chuối đối với người bệnh tiểu đường

Với những thành phần dinh dưỡng của chuối được nêu trên, vậy bệnh tiểu đường có ăn chuối được không? Chuối tuy mang lại nhiều lợi ích cho cả người bệnh tiểu đường nhưng cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể phù hợp. Hãy cùng điểm qua những tác động dễ thấy nhất.

Chuối chín chứa nhiều carbs góp phần làm tăng đường trong máu

Đối với những người bệnh tiểu đường việc nắm rõ loại carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Bởi carbohydrate có khả năng làm tăng lượng đường trong máu cao hơn so với các chất dinh dưỡng khác. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?

Khi nồng độ đường trong máu tăng cao ở những người bình thường, cơ thể sẽ tự động sản xuất hormone insulin sẽ giúp di chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào, nơi mà đường được sử dụng hoặc lưu trữ. Quá trình này đảm bảo rằng cơ thể duy trì mức đường huyết trong khoảng giới hạn bình thường. 

Tuy nhiên, cơ chế này không hoạt động hiệu quả đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Cơ thể của họ không đủ khả năng sản xuất insulin đầy đủ hoặc các tế bào trong cơ thể bị đề kháng với insulin có sẵn. Do đó, đường không thể được dẫn vào các tế bào để sử dụng dẫn đến việc tăng đột ngột nồng độ đường trong máu.

Hầu hết khoảng 93% lượng calo trong chuối đến từ carbohydrate và được tồn tại ở dạng đường và tinh bột. Một quả chuối trung bình sẽ chiếm khoảng 14g đường và 6g tinh bột. Thế nên, chuối chứa nhiều carbohydrate hơn so với các loại trái cây khác dễ làm đường tăng đột ngột. Do đó, bạn chỉ nên ăn vừa đủ và kiểm soát lượng đường trong cơ thể để đảm bảo sức khỏe của mình. 

Chuối chín chứa nhiều carbs sẽ làm tăng đường trong máu
Chuối chín chứa nhiều carbs sẽ làm tăng đường trong máu

Chuối chứa chất xơ giúp làm giảm lượng đường trong máu

Ngoài cung cấp và tinh bột cho người ăn, chuối còn cung cấp chất xơ nhất định trung bình mỗi quả sẽ chứa 3g chất xơ. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, chất xơ cực kỳ quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường vì nó có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate. Nhờ vào đặc tính này, người bệnh có thể duy trì sự ổn định hơn trong việc kiểm soát nồng độ đường trong máu sau khi ăn tránh tình trạng tăng đột ngột khó kiểm soát.

Chuối xanh chứa tinh bột kháng kiểm soát đường huyết

Tinh bột kháng được hiểu là chuỗi glucose dài có khả năng kháng tiêu hóa. Trong chuối xanh hoặc chuối chưa chín, tinh bột kháng xuất hiện nhiều hơn chuối chín và lượng carbohydrate thấp hơn. Khi tinh bột kháng thức vào cơ thể, nó hoạt động tương tự chất xơ giúp duy trì độ ổn định của đường huyết. 

Có người thắc mắc rằng tiểu đường có ăn được chuối luộc không thì câu trả lời là được. Bạn nên ăn chuối xanh luộc vì tinh bột kháng có trong chuối còn còn kích thích vi khuẩn tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

Chuối xanh có nhiều tinh bột kháng tốt cho tim mạch và ổn định đường huyết
Chuối xanh có nhiều tinh bột kháng tốt cho tim mạch và ổn định đường huyết

Chuối chứa nhiều kali có lợi cho sức khỏe

Một quả chuối có chứa đến 422mg kali, một khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Các nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng, những người tiêu thụ ít thực phẩm giàu kali có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người duy trì mức kali bình thường. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn giàu kali giúp làm giảm huyết áp ở những người có nguy cơ cao về huyết áp, bảo vệ tim mạch.

Chuối chứa các chất chống oxy hóa ngăn chặn bệnh tiểu đường

Chuối chứa hai chất chống oxy hóa đặc biệt chính là dopamine và catechin, những chất này có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành gốc tự do. Nhờ vậy, chúng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Từ những phân tích trên, người tiểu đường ăn chuối được không thì người bệnh tiểu đường không cần kiêng ăn chuối. Thay vào đó, bạn cần sử dụng theo liều lượng hợp lý để tận dụng tốt những lợi ích mà chuối mang lại.

Chuối có chứa các chất chống oxy hóa ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2
Chuối có chứa các chất chống oxy hóa ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2

Giải đáp “Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?”

Với những thành phần dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời mà chuối mang lại ở trên, vậy bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Những người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bao gồm cả việc nạp các loại trái cây vào cơ thể. Bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư,…cao hơn. Vì vậy việc bổ sung đủ trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống là rất quan trọng.

Khác với các loại kẹo và bánh, carbohydrate tự nhiên trong trái cây như chuối thường có thêm chất xơ, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Cụ thể hơn, chuối chứa chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa cùng với các hợp chất thực vật có lợi.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Việc ăn chuối là lựa chọn tốt tuy nhiên bạn nên chú ý đến mức độ chín và kích thước của quả chuối để hạn chế ảnh hưởng đối với mức đường huyết của bạn. Mỗi lần chỉ nên ăn một quả nhỏ hoặc một nửa quả chuối lớn, không nên ăn quá nhiều cùng một thời điểm. 

Giải đáp người mắc tiểu đường ăn chuối được không - câu trả lời là được
Giải đáp người mắc tiểu đường ăn chuối được không – câu trả lời là được

Hướng dẫn cách ăn chuối đúng cách cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc tìm hiểu tiểu đường có nên ăn chuối không, bạn cũng cần biết cách ăn chuối đúng cách để giảm thiểu tối đa tác động của chuối với lượng đường trong máu.

  • Ăn lượng vừa đủ trong mỗi lần ăn: Tốt nhất nên tập trung vào việc tiêu thụ một quả chuối nhỏ hoặc nửa quả chuối lớn trong mỗi bữa, nhằm hạn chế lượng đường cung cấp cho cơ thể trong một lần ăn.
  • Ăn những quả chuối gần chín: Bạn nên chọn những quả chuối có độ chín vừa phải nhằm giảm thiểu hàm lượng đường tự nhiên có trong quả. Đây là điều bạn cần lưu ý khi tìm hiểu “bệnh tiểu đường ăn chuối được không”.
  • Chia đều lượng trái cây ăn trong ngày: Bạn cần phân chia đều lượng trái cây trong suốt thời gian ngày nhằm giúp kiểm soát mức đường huyết và duy trì ổn định của nồng độ đường trong máu.
  • Kết hợp ăn với các loại thực phẩm khác: Cách ăn chuối tốt nhất cho những người thắc mắc tiểu đường ăn chuối được không là nên kết hợp việc ăn chuối với các loại hạt hoặc sữa chua. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường trong cơ thể.
Có thể ăn kết hợp chuối với các loại hạt hoặc sữa chua
Có thể ăn kết hợp chuối với các loại hạt hoặc sữa chua

Ngoài ra, nếu bạn quá khó để lựa chọn chuối cũng như vẫn còn thắc mắc tiểu đường ăn chuối được không thì bạn có thể tham khảo các dòng sữa cho người tiểu đường của GLUZABET. Với thành phần sữa được làm từ nhiều loại hạt rất tốt cho sức khỏe giúp ổn định đường huyết cũng như cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Cách lựa chọn chuối cho người bệnh tiểu đường

Sau khi đã hiểu rõ người bệnh tiểu đường ăn chuối được không thì việc lựa chọn chuối sao cho an toàn với người tiểu đường cũng là vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người tiểu đường. 

Lựa chọn theo độ chín

Chuối gần chín sẽ thường sẽ có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn đáng kể so với chuối chín. Cụ thể là chỉ số GI của chuối gần chín chỉ có 40 trong khi chuối chín khoảng 60. Như đã nói ở trên, chuối xanh sẽ chứa nhiều tinh bột kháng có lợi cho cơ thể hơn so với chuối chín giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và làm đường huyết tăng chậm hơn cũng như dễ dàng kiểm soát.

Lựa chọn chuối theo kích thước

Kích thước của chuối cũng có ảnh hưởng nhiều đến lượng carbs trong chuối, những quả có kích thước nhỏ sẽ có lượng carbs càng nhỏ và ngược lại. Thường thì một quả chuối dài 10cm có khoảng 18,5g carbohydrate, quả dài 15cm sẽ có lượng carbohydrate thường là khoảng 27g, còn với quả dài 20cm sẽ chứa khoảng 35g carbohydrate. Thế nên, người bệnh tiểu đường nên chọn những quả có kích thước nhỏ và chia thành nhiều bữa nhỏ khi ăn. 

Giải đáp thắc mắc

1. Tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không

Với câu hỏi này, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn được chuối vì trong chuối có nhiều tinh bột kháng làm tăng sự nhạy của cơ thể với insulin. Ngoài ra, chuối còn chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C hỗ trợ cường độ hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi, vitamin B6 giúp cải thiện tâm trạng thoải mái cho người mang thai, kali giúp hạn chế chuột rút và giảm phù nề,…

Tuy có nhiều lợi ích với những mẹ bầu nhưng cần lưu ý chỉ nên ăn một quả chuối và chia thành hai bữa ăn để tránh lượng đường huyết tăng đột ngột. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên ăn chuối chín vừa do loại này sẽ có hàm lượng đường thấp hơn. Đặc biệt, các mẹ bầu chỉ nên ăn tươi và không nên chế biến thành nhiều món ăn khác như bánh, sinh tố,….

Tiểu đường thai kỳ vẫn ăn được chuối với lượng vừa đủ
Tiểu đường thai kỳ vẫn ăn được chuối với lượng vừa đủ

2. Những người đang bệnh tiểu đường nào không nên ăn chuối?

Tiểu đường ăn chuối được không và những ai không nên ăn? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi bệnh tiểu đường. Không phải ai bệnh tiểu đường ăn được chuối, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường có biến chứng ở thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali thì không nên ăn chuối.Bởi trong chuối chứa nhiều natri và kali, khi được hấp thu vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ của những chất này trong máu, có thể làm tăng tình trạng bệnh lý lên mức nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, những người có vấn đề về hệ tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy). Trong chuối chứa chất oligosaccharide hỗ trợ quá trình tiêu hóa nên nếu bạn đang trải qua tình trạng tiêu chảy, việc ăn chuối sẽ làm gia tăng tình trạng này. Ngoài ra, người bị táo bón cần lưu ý rằng pectin có trong chuối xanh có khả năng hút nước trong ruột làm trầm trọng tình trạng táo bón.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về thắc mắc tiểu đường ăn chuối được không. Hy vọng qua những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng tuyệt vời của chuối đối với người bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường hoặc sữa Gluzabet hãy liên hệ ngay với GLUZABET để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Bệnh tiểu đường – Đái tháo đường type 1
Tìm hiểu về đái tháo đường – tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Đường trong cơm là đường gì? Tiểu đường có nên ăn cơm
Chế độ ăn cho người tiểu đường an toàn và hiệu quả
Chỉ số huyết áp trung bình của từng độ tuổi
Cách hạ đường huyết tại nhà không dùng thuốc
Cách kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường type 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi