Người bệnh tiểu đường ăn quả bơ được không?

Để hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh thì chế độ ăn là điều cần được quan tâm. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn quả bơ được không? ăn bơ có lợi ích gì và ăn làm sao cho đúng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn bơ được không!

1. Người bệnh tiểu đường ăn quả bơ được không?

Quả bơ là một loại trái cây thuộc cận nhiệt đới, với màu xanh hoặc tím đen. Quả có hình dáng như một cái bầu nước với lớp vỏ mỏng, hơi cứng. Khi quả chín, thịt bên trong sẽ mềm, màu xanh hoặc vàng nhạt, giống như chất bơ và có vị ngọt nhạt pha chút béo ngậy.

Quả bơ thường được làm nguyên liệu cho các món sinh tố giải khát, làm salad, sushi hoặc các món ăn bổ dưỡng khác. Do có vị béo nên rất nhiều người nghĩ rằng trong quả bơ sẽ có nhiều thành phần chất béo, không tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, đó là một nhận định sai lầm bởi chất béo trong quả bơ chính là những chất béo lành mạnh, hoàn toàn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Vậy, người bệnh tiểu đường có nên ăn quả bơ?

Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường ăn quả bơ được không?” chính là . Quả bơ không chỉ là thực phẩm an toàn cho tình trạng bệnh của người tiểu đường mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên.

Tiểu đường ăn bơ được không
Tiểu đường ăn bơ được không? – Quả bơ là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường

Tham khảo thêm:

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì

Tiểu đường ăn chuối được không 

Tiểu đường ăn nho được không

Tiểu đường ăn táo được không

2. Thành phần dinh dưỡng có trong quả bơ

Khi đã hiểu rõ tiểu đường ăn bơ được không, bạn cũng nên biết tại sao quả bơ lại được đánh giá là một thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường? Không chỉ là một thức ăn ngon miệng, quả bơ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các thành phần dinh dưỡng như:

  • Vitamin K
  • Folate
  • Vitamin C
  • Kali
  • Vitamin B5
  • Vitamin B6
  • Vitamin E
  • Chất xơ
  • Các chất chống oxy hóa

Ngoài cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể, quả bơ còn làm tăng giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thực vật mà bạn ăn hằng ngày.

Giá trị dinh dưỡng có trong một quả bơ - Giải đáp bị tiểu đường có ăn được bơ không?
Giá trị dinh dưỡng có trong một quả bơ – Giải đáp bị tiểu đường có ăn được bơ không?

3. Lợi ích của quả bơ đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2

Bơ là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, chẳng hạn như giảm cân, bảo vệ mắt, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị chứng viêm khớp,… Hơn thế nữa, quả bơ còn mang lại nhiều tác dụng tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Do đó, những ai muốn biết tiểu đường ăn quả bơ được không thì cần tham khảo thêm một số lợi ích của quả bơ như sau.

3.1 Bơ không làm tăng đột biến mức đường huyết

Khác với một số loại trái cây nhiệt đới khác, trong quả bơ có hàm lượng carbohydrate (tinh bột và đường) tương đối thấp. Do đó, khi ăn bơ thì người bị tiểu đường sẽ không gặp phải trường hợp đường huyết bị tăng đột ngột gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, quả bơ có chứa chất béo lành mạnh và lượng chất xơ cao. Đây là những chất dinh dưỡng giúp tăng độ no, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm sự hấp thu lượng đường vào trong máu. Thành phần chất béo lành mạnh có trong quả bơ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, giúp giảm nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Trong quả bơ không có chứa nhiều carbohydrate nên rất tốt cho người tiểu đường
Trong quả bơ không có chứa nhiều carbohydrate nên rất tốt cho người tiểu đường

3.2 Nguồn cung cấp chất xơ tốt

Trong quả bơ có chứa chất xơ tan và chất xơ không tan trong nước. Chất xơ tan trong nước bao gồm các polysaccharide như pektin, cellulose và hemicellulose có trong thịt quả. Còn chất xơ không tan thì có trong vỏ quả bơ, bao gồm lignin và cellulose. Những chất này có khả năng hấp thụ nước và tạo thành lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa, hỗ trợ sự di chuyển của chất thải giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Việc tiêu thụ chất xơ trong quả bơ mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe đường ruột, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư thực tràng và còn giúp người bệnh giảm cân một cách lành mạnh.

Quả bơ cung cấp chất xơ giúp duy trì sức khỏe đường ruột cho người bị tiểu đường
Quả bơ cung cấp chất xơ giúp duy trì sức khỏe đường ruột cho người bị tiểu đường

3.3 Giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin

Ngoài những lợi ích nêu trên, quả bơ cũng cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Những chất này mang lại công dụng như:

  • Giảm cân: Hàm lượng chất béo có trong quả bơ là chất béo không bão hòa. Do đó, khi ăn bơ thì người bệnh sẽ cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn, giúp bạn ăn ít hơn và kiểm soát được cân nặng.
  • Cải thiện độ nhạy insulin: Độ nhạy insulin trong cơ thể càng cao thì cơ thể càng có khả năng xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Hàm lượng chất béo không bão hòa trong quả bơ sẽ giúp tăng độ nhạy insulin giúp giảm các nguy cơ bị tiểu đường và béo phì.
Quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa giúp giảm cân hiệu quả
Quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa giúp giảm cân hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng bơ để điều trị bệnh tiểu đường thì người bệnh có thể sử dụng sữa dành cho người tiểu đường. Dòng sữa này có giá cả phải chăng nên được rất người tin dùng.

4. Cách người tiểu đường ăn trái bơ tốt cho sức khỏe

Bơ là một loại quả ngon, giàu chất dinh dưỡng và cũng dễ chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Sau đây, GLUZABET sẽ gợi ý một số cách chế biến quả bơ thành các bữa ăn dinh dưỡng trong ngày.

4.1 Cách ăn bơ trong bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường

  • Salad bơ trộn với rau xanh: Đây là một món ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hóa cho bữa sáng của người bị tiểu đường. Để làm món ăn này, bạn có thể cắt nhỏ bơ và trộn với các loại rau xanh như rau cải, xà lách, rau mùi, cà chua, dưa leo hoặc nghiền mịn bơ để làm sốt trộn.
  • Trái cây trộn: Nếu bạn muốn có một bữa sáng tươi mát cho một ngày hè thì bơ trộn các loại trái cây chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn cần cắt bơ thành hạt lựu, sau đó kết hợp với nho, chuối hoặc dâu tây cắt nhỏ để tạo nên một món tráng miệng ngon lành và giàu vitamin, chất xơ.
  • Ngũ cốc trộn bơ: Thay vì ăn các loại ngũ cốc (hạnh nhân, hạt dẻ,…) với sữa tươi hoặc sữa chua thì người bệnh tiểu đường có thể ăn với bơ nghiền mịn. Đây chính là một món ăn vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp người bệnh tiểu đường giảm cân một cách lành mạnh.
  • Bánh mì lúa mạch kẹp bơ: Bánh mì lúa mạch có chỉ số đường và tinh bột thấp hơn so với bánh mì trắng. Hơn thế nữa, khi kết hợp với bơ, đây sẽ là món ăn hấp dẫn, no bụng và giàu chất xơ cho người bệnh tiểu đường.
Bánh mì lúa mạch ăn cùng với bơ
Bánh mì lúa mạch ăn cùng với bơ

4.2 Sử dụng quả bơ trong bữa trưa của người mắc tiểu đường

Để có một bữa ăn trưa ngon miệng với quả bơ mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo một số thực đơn sau:

  • Bánh sandwich bơ: Đây là món ăn tương đối dễ chế biến dành cho người bị tiểu đường. Nguyên liệu chính của món ăn là thịt lát, trứng, rau xanh, sốt, vài lát bơ và 2 miếng sandwich nướng (nên chọn sandwich làm từ lúa mạch để giảm lượng carbohydrate tiêu thụ).
  • Mỳ Ý sốt bơ: Món mỳ Ý này được chế biến cùng với sốt bơ nghiền, nêm nếm thêm gia vị, tỏi, hương thảo để thêm phần dậy mùi. Với món ăn hấp dẫn này, bạn có thể kết hợp với thịt gà viên, tôm hoặc xúc xích.
  • Bánh mì cuộn (wrap) bơ: Đây là món bánh mì ăn cùng với bơ nhưng được sáng tạo với hình thức khác. Thay vì sử dụng lát sandwich để kẹp, bánh wrap bơ được làm bằng loại bánh mì cuộn, kết hợp cùng bơ, thịt, rau xanh và sốt.
  • Cơm trộn bơ: Có thể đây là một món ăn khá lạ lẫm với một số người, tuy nhiên, nếu đã ăn quen thì cơm trộn với bơ là một món cực kỳ ngon. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên sử dụng gạo lứt để đạt được hiệu quả sức khỏe tốt hơn.
Mì Ý sốt bơ là một món ăn cho người tiểu đường giàu giá trị dinh dưỡng
Mì Ý sốt bơ là một món ăn cho người tiểu đường giàu giá trị dinh dưỡng

4.3 Sử dụng quả bơ trong bữa tối của người bị tiểu đường

Bơ là một trong những loại thực phẩm có thể được dùng cho bữa tối để tránh tăng đường huyết. Nếu bạn là một người đang giảm cân thì salad bơ hoặc ngũ cốc trộn bơ là thực đơn hợp lý cho bữa tối. Còn nếu bạn sợ tăng đường huyết nhưng vẫn muốn có một bữa tối ngon lành và no nê thì có thể tham khảo một số món ăn được chế biến với bơ như sau:

  • Tôm nướng sốt bơ ăn kèm với bánh mì lúa mạch hoặc bánh tacos.
  • Thịt nướng nhồi bơ
  • Cơm gạo lứt ăn với bơ và cá hồi
  • Gà nướng bơ
  • Trứng ốp la nướng bơ
Món ăn tối hấp dẫn với quả bơ - Trứng nướng bơ
Món ăn tối hấp dẫn với quả bơ – Trứng nướng bơ

Sau bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm một ly sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường để có được lượng dinh dưỡng tốt nhất trong ngày.

5. Những lưu ý quan trọng khi ăn bơ

Để quả bơ trở thành một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp cho người tiểu đường thì khi ăn bơ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không chế biến bơ với các nguyên liệu như đường, sữa đặc, kem, bột mì,… bởi những món ăn này có thể làm tăng lượng carbohydrate và đường trong máu, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Nên ăn bơ trực tiếp hoặc kết hợp với thực phẩm là rau xanh, thịt ức gà hoặc cá để giảm thiểu lượng chất béo no có trong bữa ăn.
  • Bạn chỉ nên ăn nửa quả bơ trong mỗi bữa ăn, tương đương với 1 – 2 quả trong 1 ngày.

Tóm lại, quả bơ là một thực phẩm vô cùng có lợi cho người bị tiểu đường. Nếu vẫn còn thắc mắc “tiểu đường ăn bơ được không?” thì mong rằng bài viết này đã cho bạn câu trả lời thích hợp. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng sữa gluzabet chính hãng thì đừng ngần ngại liên hệ với Gluzabetđể được tư vấn sớm nhất!

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi