Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà chính xác, chi tiết

Biết cách đo đường huyết tại nhà giúp bạn dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết trong máu và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường. Để nhận kết quả chính xác, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng đo đường huyết đúng cách. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy xem ngay hướng dẫn cách đo đường huyết và các lời khuyên hữu ích thông qua bài viết sau đây của Gluzabet nhé!

Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà
Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà

Những ai cần đo đường huyết tại nhà?

Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích đo đường huyết tại nhà để kiểm tra và quản lý nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, việc này không chỉ dành riêng cho những bệnh nhân tiểu đường.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điển hình như có người thân mắc bệnh tiểu đường, bị béo phì, ít vận động, có ceton do lượng đường trong máu cao, trên 45 tuổi hay phụ nữ mang thai cũng cần đo đường huyết để phát hiện và theo dõi bệnh sớm.

Thêm vào đó, những người bị các bệnh lý như hội chứng tăng đường huyết do stress, bệnh động mạch và bệnh gan cũng cần nắm được cách đo đường huyết để quản lý bệnh tốt hơn.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (American Diabetes Association), khi sức khỏe bình thường, chỉ số đường huyết khi đói sẽ thấp hơn 140 mg/dL và ở thời điểm bất kỳ là dưới 180 mg/dL. Nếu kết quả đo trên 250 mg/dL thì được xem là chỉ số đường huyết cao, thấp hơn 70 mg/dL là chỉ số đường huyết thấp.

Bệnh nhân tiểu đường, tiền tiểu đường hay có khả năng mắc bệnh nên thực hiện đo đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường, tiền tiểu đường hay có khả năng mắc bệnh nên thực hiện đo đường huyết

Tại sao cần thử tiểu đường tại nhà thường xuyên?

Thử tiểu đường tại nhà thường xuyên là phương pháp giám sát đường huyết đơn giản nhưng cũng rất quan trọng. Việc này giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể, khi biết được cách đo đường huyết tại nhà đúng và thực hiện thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Kiểm tra được hiệu quả điều trị: Thử tiểu đường tại nhà giúp bạn biết được mức độ kiểm soát đường huyết và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Đồng thời giúp bác sĩ điều chỉnh liều thuốc và liệu trình điều trị phù hợp hơn, đẩy lùi bệnh tật.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Thông qua kết quả đo được hằng ngày, bạn sẽ biết được cách ăn uống của mình ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết. Điều này giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Phát hiện sớm biến chứng: Thử tiểu đường tại nhà giúp bạn phát hiện sớm các biến chứng như đường huyết thấp/cao, dấu hiệu tiền đái tháo đường. Từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị hợp lý.
  • Điều chỉnh hoạt động thể chất: Những tác động của hoạt động thể chất đến đường huyết cũng có thể kiểm tra được thông qua kết quả đo. Qua đó giúp bạn điều chỉnh chế độ tập luyện một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Nên đo đường huyết thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
Nên đo đường huyết thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học

Tham khảo thêm:

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Tập luyện cho người tiểu đường

Trị mất ngủ cho người bị tiểu đường

Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà

Đo đường huyết tại nhà là một việc làm quan trọng đối với những người bị tiểu đường để theo dõi sự thay đổi của mức đường huyết trong cơ thể. Dưới đây là các bước hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị đo đường huyết

  • Máy đo đường huyết.
  • Que thử đường huyết và bộ kim tiêm, bút lấy máu.
  • Dung dịch sát khuẩn, bông gạc để làm sạch khu vực cần lấy mẫu máu.
  • Đồng hồ bấm giờ hoặc đồng hồ đếm giây để đo thời gian đong huyết.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu máu

  • Rửa tay với xà phòng và nước, sau đó lau khô để đảm bảo kết quả đo được chính xác.
  • Sát khuẩn khu vực lấy mẫu máu bằng dung dịch sát khuẩn..

Bước 3: Lấy mẫu máu

  • Thực hiện lắp kim lấy máu vào bút và đâm vào ngón tay để máu chảy vào, lưu ý không đâm quá sâu.
  • Nếu máu không chảy, có thể bóp nhẹ quanh ngón tay hoặc lắc nhẹ tay để kích thích lưu thông máu.

Bước 4: Đo đường huyết

  • Sau khi lấy đủ mẫu máu thì nhỏ một giọt lên que thử và đặt vào máy đo để kiểm tra đường huyết. Đồng thời dùng khăn sạch hoặc bông gạc để cầm máu cho ngón tay.
  • Chờ đợi kết quả hiển thị trên màn hình của máy đo đường huyết.
  • Lưu kết quả và ghi chú lại thời gian, số liệu.
  • Dựa vào kết quả đo để căn chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị cho phù hợp.
Cơ hội nhận máy đo đường huyết miễn phí khi đăng ký dùng thử liệu trình Gluzabet
Cơ hội nhận máy đo đường huyết miễn phí khi đăng ký dùng thử liệu trình Gluzabet

Sữa gluzabet là dòng sữa hạt chuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, những người được chẩn đoán là tiền tiểu đường hay đang ăn kiêng cũng có thể sử dụng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng cường sức đề kháng, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, tốt cho tiêu hóa,…

Đặc biệt, khi đăng ký dùng thử liệu trình Gluzabet, bạn sẽ có cơ hội nhận ngay máy đo đường huyết trị giá 1.200.000đ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 1900 3421 nhé!

Tham khảo thêm:

Top các loại sữa hạt cho người tiểu đường

Top các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường

Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh

Chỉ số đường huyết mao mạch được sử dụng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trong thời gian dài của bệnh nhân tiểu đường.

Ở người khỏe mạnh

  • Chỉ số đường huyết mao mạch trước khi ăn: 4,4 – 7.2 mmol/l.
  • Chỉ số đo được sau khi ăn 2 giờ: < 10 mmol/l.

Ở phụ nữ có thai

  • Kết quả đo trước khi ăn: < 5,3 mmol/l.
  • Kết quả đo sau khi ăn 1 giờ: ≤ 7,8 mmol/l.
  • 2 giờ sau ăn: ≤ 6,7 mmol/l.

Ở người bệnh tiểu đường

  • Chỉ số đường huyết mao mạch sau khi nhịn ăn 8 giờ: > 7 mmol/l. Trong các lần đo tiếp theo, nếu kết quả dưới 6,1 mmol/l thì bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý ngay.
  • Chỉ số đường huyết mao mạch sau khi ăn 2 giờ: < 10 mmol/l.
  • Chỉ số đo lúc đói: 6,1 – 7 mmol/l.
Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường
Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường

Tùy vào loại tiểu đường, mức độ kiểm soát đường huyết và tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ được bác sĩ đề xuất nên thực hiện cách đo đường huyết tại nhà với tần suất và thời gian phù hợp.

  • Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1: Nên đo đường huyết tối thiểu 3 lần/ngày.
  • Nếu bị tiểu đường tuýp 2: Bạn cần kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng, trưa chiều và sau khi ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ, khi có nghi ngờ bị hạ đường huyết hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang dùng insulin trên 1 lần/ngày hoặc tiêm insulin: Kiểm tra tối thiểu 3 lần/ngày.
  • Bạn cũng cần đo đường huyết nếu được chẩn đoán tiền tiểu đường hoặc có dấu hiệu bị bệnh.

Lưu ý quan trọng trong cách đo đường huyết tại nhà

Đo đường huyết tại nhà là một hoạt động quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường tự theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết của mình và điều chỉnh liệu pháp điều trị nếu cần.

Thực hiện cách đo đường huyết chuẩn giúp đảm bảo kết quả đo chính xác
Thực hiện cách đo đường huyết chuẩn giúp đảm bảo kết quả đo chính xác

Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo, bệnh nhân cần lưu ý các điểm sau:

  • Vệ sinh đầu ngón tay trước khi thực hiện lấy mẫu máu bằng bông gạc ướt hoặc rửa tay với xà phòng và nước sạch để loại bỏ bụi bẩn hoặc bất kỳ chất lỏng nào trên da. Điều này đảm bảo cho kết quả đo đường huyết được chính xác.
  • Sử dụng thiết bị đo và máy đo đường huyết mới, còn hoạt động tốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả.
  • Hạn chế lấy máu từ các ngón tay đã bị thương hoặc đâm quá mạnh khiến bạn bị đau.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng, kết quả đo đường huyết tại nhà có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vệ sinh tay, thiết bị đo, thời điểm đo, tình trạng sức khỏe và ăn uống. Do đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị để đảm bảo kết quả đo chính xác.
  • Nên lấy mẫu đúng thời điểm được khuyến nghị (trước bữa ăn, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ) và lấy đủ lượng máu cần thiết.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào khi đo đường huyết tại nhà, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.

Đo đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Đo đường huyết tại nhà có thể giúp bạn tự theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, điều trị nếu cần. Tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện.

Đo đường huyết tại nhà không thể thay thế hoàn toàn việc xét nghiệm tại bệnh viện
Đo đường huyết tại nhà không thể thay thế hoàn toàn việc xét nghiệm tại bệnh viện

Xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện có thể đo lường chính xác hơn, cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ kiểm soát đường huyết hơn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ lịch khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và kịp thời phát hiện dấu hiệu biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay:

  • Thường xuyên cảm thấy rất khát nước, cơ thể mệt mỏi.
  • Luôn cảm thấy đói ngay cả khi vừa mới ăn xong.
  • Thị lực bị giảm sút.
  • Thường xuyên buồn đi vệ sinh.
  • Các vết thương rất khó lành, mất nhiều thời gian để hồi phục.

Một số mẹo khi đo đường huyết tại nhà

Thực hiện cách đo đường huyết tại nhà đúng chuẩn giúp bạn đo đường huyết hiệu quả và chính xác. Dưới đây là một số mẹo sử dụng máy đo đường huyết tại nhà:

Mẹo sử dụng máy đo đường huyết hiệu quả

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy đo đường huyết để đảm bảo đo đường huyết đúng cách bởi mỗi loại máy sẽ có cách sử dụng khác nhau.
  • Sử dụng kim lấy mẫu mới cho mỗi lần đo đường huyết. Sử dụng kim lấy mẫu cũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm độ chính xác của kết quả đo.
  • Lưu trữ kết quả đo để theo dõi sự thay đổi của chỉ số đường huyết.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết trước khi thực hiện
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết trước khi thực hiện

Cách giảm bớt đau khi lấy máu ở đầu ngón tay

  • Không sử dụng các ngón tay đã được dùng để lấy mẫu máu nhiều lần vì sẽ làm da tay bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chọn kích cỡ bút lấy mẫu vừa vặn với kích thước ngón tay, nếu quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ làm cho việc lấy mẫu máu gặp khó khăn.
  • Làm ấm tay trước khi lấy mẫu máu sẽ giúp việc lấy mẫu trở nên dễ dàng hơn.
  • Không đâm quá sâu khi lấy mẫu máu vì sẽ làm cho ngón tay bị đau và nhiễm trùng.
  • Massage vùng lấy mẫu sau khi lấy mẫu máu để giảm đau và làm cải thiện khả năng lưu thông máu.

Hy vọng với những chia sẻ về cách đo đường huyết tại nhà trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về việc kiểm tra đường huyết, cũng như cách thực hiện đúng chuẩn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan với kết quả đo đường huyết tại nhà. Hãy tuân thủ lịch khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ! Ngoài ra, nếu cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập vào website https://gluzabet.com.vn và theo dõi các bài viết nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi