Bị tiểu đường có thai được không?

Phụ nữ “bị tiểu đường có thai được không?”, trước các biến chứng bệnh tiểu đường, nhiều cặp vợ chồng vẫn đang thắc mắc và tự hỏi vấn đề gây nhiều tranh cãi này!  Thực tế, mong muốn con cái là không xa vời nếu bạn biết cách chăm sóc sức khỏe.

Đái tháo đường tuy không lây nhiễm nhưng lại có nguy cơ di truyền cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của cả nam và nữ. Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có sinh con được không, bạn nên chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân để kiểm soát tốt các biến chứng nguy hiểm.

Phụ nữ bị tiểu đường có thai được không?

Khi mắc bệnh đái tháo đường, nhiều phụ nữ rất lo lắng về những biến chứng của bệnh cũng như vấn đề mang thai khi đang mắc bệnh có gây hại gì đến sức khỏe của trẻ hay không?

bị tiểu đường có thai được không
“Bị tiểu đường có thai được không?” – Cùng giải đáp thắc mắc tại đây nhé!

Tất cả phụ nữ mắc tiểu đường dù tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết trước và trong khi mang thai, mẹ thậm chí còn có thể sinh thường như các người mẹ khác.

Tuy nhiên, khi mang thai bản thân họ và thai nhi cũng sẽ có thể gặp phải một số rủi ro nhất định nếu không được kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

Cụ thể, đối với những trường hợp mang thai khi bị tiểu đường, thai nhi có thể gặp phải những ảnh hưởng như sau:

Nguy cơ rủi ro tới thai nhi

  • Tăng nguy cơ thai lưu.
  • Thai nhi có trọng lượng quá lớn vì khi mang thai em bé nhận được nhiều glucose từ cơ thể mẹ, đồng thời tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Em bé khi chào đời cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, bị vàng da,… và cần sự chăm sóc đặc biệt, có thể bị tiểu đường sau sinh.
  • Tăng các biến chứng khi mang thai như: tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật.
  • Tăng huyết áp.
  • Đa ối và làm tăng nguy cơ sinh non, mẹ bị tiểu đường sau sinh.
bị tiểu đường có thai được không
Thai lưu
bị tiểu đường có thai được không
Đa ối
bị tiểu đường có thai được không
Tiền sản giật

Biến chứng bệnh tiểu đường lên thai kỳ

Cùng chủ đề trên, rất nhiều phụ nữ lo ngại bị bệnh tiểu đường có thai được không vì biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi:

Nguy cơ rủi ro

  • Biến chứng với mẹ: Đường huyết cao trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai cũng sẽ dễ bị đa ối, thai to phải mổ lấy thai, có vấn đề về mắt, thận, xuất hiện hoặc bị tiểu đường tuýp 2 sau sinh.

 

  • Biến chứng với thai nhi: Thai nhi có mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ sẽ có nhiều rủi ro hơn bình thường. Nếu mẹ không giữ được đường huyết ổn định, con sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết và có trọng lượng lớn. Sau sinh, hệ miễn dịch của bé cũng yếu hơn nên dễ mắc các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, những rủi ro như dị tật, thai chết lưu… rất hiếm xảy ra.

 

Chồng mắc bệnh tiểu đường thì vợ có thai được không?

Cũng gióng như nữ giới, nam giới bị tiểu đường vẫn có thể có con. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý chăm sóc sức khỏe vì bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sinh lý và có nguy cơ di truyền.

Ảnh hưởng bệnh tiểu đường đến sinh lý

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sinh lý nam giới theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như giảm hormone sinh dục gây giảm ham muốn, khó xuất tinh… Thế nhưng phổ biến nhất phải nói đến biến chứng rối loạn cương dương.

Theo thống kê, cứ 10 nam giới mắc bệnh tiểu đường trên 3 năm thì có 5 người có vấn đề về khả năng cương cứng. Nguyên nhân là do đường huyết cao tạo ra nhiều chất oxy hóa. Những chất này làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu cương từ não bộ đến dương vật. Đồng thời chúng cũng khiến các mạch máu tại đây bị hẹp. Máu khó về thể hang sẽ khiến dương vật khó cương cứng.

bị tiểu đường có thai được không
Hình ảnh minh hoạ: Rối loạn cương dương gây rạn nứt tình cảm giữa vợ và chồng

Rối loạn cương không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đe dọa hạnh phúc gia đình của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách, về lâu dài, biến chứng này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của người bệnh.

Nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường sang con

Ngoài lo lắng về sức khỏe của con trong thai kỳ, khả năng di truyền bệnh cho con cũng là một vấn đề băn khoăn của nhiều bà mẹ. Nghiên cứu cho thấy:

  • Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 1: Sẽ có khoảng 4% con bị di truyền bệnh.
  • Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ: Tỷ lệ di truyền bệnh cho con rơi vào khoảng 14%, tương đương như nam giới mắc bệnh.

Tỷ lệ con mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn nếu cả bố và mẹ bị tiểu đường. Do đó, các cặp vợ chồng này cần đặc biệt chú ý trong việc tạo ra một môi trường sống và lối sống lành mạnh cho con. Điều này sẽ giúp con hạn chế có nguy cơ bị tiểu đường hơn.

Để người mẹ mắc tiểu đường sinh con khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:

Kiểm soát bệnh tiểu đường ở nam giới

Điều quan trọng nhất với nam giới mắc tiểu đường là cần hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng sinh lý, cụ thể hơn là rối loạn cương dương. Để làm được điều này, bạn cần:

  • Ổn định tốt đường huyết bằng chế độ ăn khoa học, tập luyện dùng thuốc đúng chỉ định.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia vì những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.
bị tiểu đường có thai được không
Thể dục thể thao – Nâng cao sức khoẻ

Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm cường dương vì những sản phẩm này không xử lý tận gốc nguyên nhân biến chứng. Ngược lại, thuốc có thể khiến bạn bỏ qua “thời điểm vàng” trong điều trị và làm việc kiểm soát biến chứng trở nên khó khăn hơn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường ở nữ giới

Khi bắt đầu có kế hoạch mang thai, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần giảm đường huyết về giới hạn cho phép. Tốt nhất là nên giảm HbA1c xuống dưới 6,5% bằng cách dùng thuốc, ăn uống và tập luyện khoa học.

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch. Nếu chưa bị tiểu đường hay tiền tiểu đường trước khi mang thai, bạn vẫn nên kiểm tra đường huyết vào tuần thứ 24 – 28. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần sớm áp dụng các cách bảo vệ sức khỏe sau:

  • Ăn uống đúng cách: Bạn hãy chia tổng lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ và không ăn quá nhiều vào bữa chính. Nếu đường huyết cao, bạn có thể chọn các loại ngũ cốc giàu chất xơ hơn như gạo lứt, yến mạch thay cho cơm trắng. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh để tăng chất xơ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Bài tập phù hợp nhất với phụ nữ mang thai là đi bộ và yoga.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải đáp cho bạn băn khoăn về việc “‘bị tiểu đường có thai được không?” và thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường. Chúng tôi tin rằng những thông tin vừa rồi sẽ đáp ứng đủ lượng thông tin bạn tìm kiếm, hãy theo dõi Gluzabet để có thể nhận thêm nhiều thông tin bổ ích, cũng chữ các chương trình ưu đãi dành tặng cho các bệnh nhân tiểu đường nhé!

>>Tiểu đường thai kỳ có hết không? Bao lâu sau sinh thì hết?

>>Tiểu đường thai kỳ ăn trứng vịt lộn được không?

>>TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi