Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Ăn như thế nào cho tốt?

Củ đậu là một loại thực phẩm thanh mát, chứa nhiều chất xơ, các vitamin nhóm B, C và nhiều khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì củ đậu có vị ngọt nhẹ nên nhiều người thường không biết bệnh tiểu đường có ăn được củ đậu không? Củ đậu có nhiều đường không? Chỉ số đường huyết của củ đậu là bao nhiêu? Hãy cùng với Gluzabet giải đáp những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Người tiểu đường có ăn được củ đậu không? Tiểu đường có được ăn củ đậu không? Câu trả lời là người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể lựa chọn củ đậu cho khẩu phần ăn của mình. Tuy có vị ngọt thanh, nhưng chỉ số đường huyết của củ đậu khá thấp, chỉ khoảng 17. Điều đó có nghĩa rằng khi ăn củ đậu sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Theo một nghiên cứu đã được thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường, củ đậu có thể ức chế enzym α-glucosidase, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Kết quả thử nghiệm cho thấy nhóm chuột được ăn chiết xuất từ củ đậu có nồng độ đường huyết giảm đáng kể so với nhóm không ăn. 

Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?
Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Tham khảo thêm:

Tiểu đường ăn dưa hấu được không

Tiểu đường ăn bắp được không

Tiểu đường ăn bí đỏ được không

Những lợi ích của củ đậu đối với người bệnh tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong củ đậu có chứa một hàm lượng nhỏ Carbohydrate, giúp hạn chế lượng đường dung nạp vào trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có chứa nhiều chất xơ, có vai trò làm chậm quá trình hấp thụ Carbohydrate, giúp ổn định lượng đường huyết cho người ăn.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn củ đậu còn có thể làm tăng độ nhạy của Insulin. Khi đó nó sẽ giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình vận chuyển Insulin từ máu vào trong tế bào, góp phần làm giảm lượng đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường.

Bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong củ đậu có chứa một lượng lớn kali. Đây là một trong những chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp bằng cách làm giảm áp lực lên thành mạch máu. Nhờ đó giúp bảo vệ người bệnh khỏi những biến chứng về tim mạch và đột quỵ.

Trong 100g củ đậu có chứa khoảng 0.6mg sắt và 0.048mg đồng. Những vi lượng này góp phần vào quá trình sản sinh hồng cầu, giúp tăng cường vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Điều này giúp ổn định tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch.

Ngoài ra, củ đậu còn là một nguồn cung cấp Nitrat tự nhiên. Việc bổ sung Nitrat giúp tăng cường lưu thông máu cũng như gia tăng hiệu quả của các bài tập thể chất, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Củ đậu giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch
Củ đậu giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng

Hàm lượng calo trong củ đậu nhìn chung tương đối thấp. Bởi thành phần chủ yếu của loại thực phẩm này là nước và chất xơ. Ngoài ra còn có các vitamin B, C, Photpho, Kali Canxi,… giúp tạo cảm giác no lâu mà vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất thiết yếu. Điều này giúp người bệnh giảm được cảm giác thèm ăn, tránh tạo nhiều năng lượng dư thừa và giúp ích hiệu quả cho việc giảm cân.

Góp phần thúc đẩy hệ tiêu hóa

Inulin là một loại chất xơ prebiotic, có nhiều trong củ đậu. Đây là một trong những “thức ăn” của các vi khuẩn đường ruột. Việc bổ sung Inulin giúp các lợi khuẩn phát triển lớn mạnh hơn, giảm lượng hại khuẩn và góp phần tăng cường sức khỏe đường ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển. Đối với người bệnh tiểu đường, việc bổ sung những thực phẩm giàu prebiotic như củ đậu sẽ còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì hoặc bệnh thận.

Inulin trong củ đậu giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Inulin trong củ đậu giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong củ đậu có chứa nhiều vitamin C. Đây là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các tế bào bạch cầu sản sinh và phát triển. Nhờ đó mà nó giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Ngoài ra, chất xơ từ củ đậu còn tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất IgA và IgG. Đây là những kháng thể giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn củ đậu?

Với những thông tin trên, tin rằng bạn đã có thể giải đáp được rằng “Tiểu đường có ăn được củ đậu không?” rồi đúng không nào. Tuy nhiên, bất kì một thực phẩm nào, dù là tốt cho sức khỏe cũng cần phải được bổ sung một lượng vừa đủ và ăn đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý khi ăn của đậu dành cho người tiểu đường cần lưu ý như:

  • Người bệnh chỉ nên ăn củ đậu với liều lượng từ 1 – 2 củ nhỏ/ngày, không ăn liên tục quá 4 ngày. Bởi nếu ăn quá nhiều, lượng chất xơ trong củ đậu sẽ làm cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể, dễ gây ra tình trạng đầy hơi, táo bón.
  • Khi ăn củ đậu chỉ nên ăn phần củ, bỏ sạch phần vỏ, lá, hoa và hạt. Bởi trong các thành phần đó có chứa một hàm lượng lớn các chất độc, có thể gây ngộ độc và tử vong. 
Ăn củ đậu với liều lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe
Ăn củ đậu với liều lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe

Trên đây là tổng hợp những thông tin mà Gluzabet cung cấp để giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tiểu đường có ăn được củ đậu không”. Có thể thấy, củ đậu là một thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ bổ ích dành cho bạn. 

Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm để có chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo một số biện pháp khác để có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết. Sữa non tiểu đường Gluzabet sẽ là một sự lựa chọn phù hợp mà bạn có thể lựa chọn.

Sữa hạt dinh dưỡng ổn định đường huyết Gluzabet
Sữa hạt dinh dưỡng ổn định đường huyết Gluzabet

Là một thương hiệu sữa dành cho người tiểu đường, với chế độ dinh dưỡng cân bằng, thơm ngon, dễ uống, sữa hạt dinh dưỡng Gluzabet chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tiểu đường và dòng sản phẩm này, hãy liên hệ ngay với Gluzabet bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi