5 lời khuyên về lối sống để tránh biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá các chất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và điện giải do thiếu Insulin tuyến tụy. Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hoặc suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngủ đủ giấc

Một số vấn đề về giấc ngủ hường gặp ở người bệnh tiểu đường như ngủ li bì, khó vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, …Việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các loại thức ăn giàu tinh bột. Điều đó có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường như tim mạch, bàn chân, …. Vì vậy, hãy ngủ đủ bảy hoặc tám giờ mỗi đêm. Hãy thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để có một giấc ngủ ngon:

  • Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn và giảm lượng đường trong máu.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia, ..) và chất kích thích (cafein, …) trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ (điện thoại, máy tính, tivi, …)
  • Thư giãn để có tâm trạng thoải mái, loại bỏ những căng thẳng trong ngày.
Người tiểu đường nên ngủ đủ giấc - 8 tiếng/ngày
                                                Người tiểu đường nên ngủ đủ giấc – 8 tiếng/ngày

Vận động hợp lý

Chọn bất cứ thứ gì đó bạn thích – đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc chỉ dậm chân tại chỗ trong khi bạn đang nghe điện thoại – thực hiện 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch, mức cholesterol và huyết áp, giảm cân, giảm căng thẳng và giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở chân

Kiểm soát đường huyết hằng ngày

Kiểm tra đường huyết hằng ngày giúp bạn chống biến chứng tiểu đường (đau dây thần kinh, …) cũng như giúp bạn biết thực phẩm và hoạt động ảnh hưởng đến bạn như thế nào và kế hoạch điều trị của bạn có hiệu quả hay không. Các thời điểm bệnh nhân nên đo kiểm tra đường huyết mao mạch thường là trước bữa ăn, đặc biệt trước bữa ăn sáng, hoặc sau bữa ăn một hoặc hai giờ.

Các bài tập nhẹ rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Các bài tập nhẹ rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường và nguy cơ tim mạch

Bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong. Luôn chú ý đến nguy cơ tim mạch của bạn bằng cách kiểm tra theo các bước ABC như sau:

  • A1C: mức A1C là thước đo kiểm soát lượng đường trung bình trong máu trong vòng 2 – 3 tháng gần đây, cần kiểm tra đều đặn ít nhất 2 lần mỗi năm. Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra mục tiêu HBA1c mà bạn cần đạt được.
  • Blood pressure (huyết áp): mục tiêu là dưới 140/80 mm Hg.
  • Cholesterol: Mục tiêu: LDL dưới 100 mg/dl; HDL trên 40 mg/dl ở nam và trên 50 mg/dl ở nữ; và triglycerides dưới 150 mg / dl.

Chọn thực phẩm tốt, đừng chọn thực phẩm kích thước lớn

Chế độ ăn là vấn đề cơ bản trong điều trị tiểu đường với mục tiêu cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng để có thể đạt và duy trì mục tiêu cân nặng, đạt các mục tiêu về đường huyết, huyết áp và mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Những điều cơ bản bạn cần ghi nhớ để có chế độ ăn hợp lý:

  • Sử dụng các loại rau quả như khoai lang, các loại rau lá xanh đậm
  • Xem nhãn thực phẩm để tránh các loại chất béo bão hòa, chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia,…
5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi