Điểm danh 15 bệnh về da do biến chứng tiểu đường gây ra

Biến chứng về da do tiểu đường thường rất phổ biến. Dưới đây là 15 biến chứng thường gặp và cách phòng ngừa chúng.

3 nguyên nhân chính gây biến chứng trên da ở người tiểu đường

Biến chứng trên da do tiểu đường thường xuất hiện ở cẳng chân với các mảng hoặc đốm tăng sắc tố da. Ban đầu, các mảng da thường bị bong tróc sau đó phẳng rồi lõm nhẹ. Mảng có thể là hình tròn hoặc bầu dục, màu từ hồng đến đỏ hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm.

Biến chứng này thường do 3 nguyên nhân chính sau gây ra:

  • Tuần hoàn máu kém: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm giảm lưu lượng máu cần thiết cho các bộ phận trong cơ thể. Dần dần, không những khả năng chữa lành vết thương giảm mà còn xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Tổn thương thần kinh và mạch máu: Đường huyết tăng làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Từ đó, gây ra các bệnh trên da do tiểu đường.

Suy yếu các tế bào bạch cầu: Bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm khả năng bảo vệ của bạch cầu. Do đó, gây ra các biến chứng trên da.

15 bệnh về da phổ biến do biến chứng tiểu đường 

Có nhiều biến chứng về da do bệnh tiểu đường, dưới đây là 15 bệnh về da thường gặp:

Bàn chân đái tháo đường

Biến chứng về da do tiểu đường trên bàn chân xảy ra do tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại biên. Hơn nữa, bàn chân là nơi chịu sức ép lớn nên dễ bị viêm loét. Thậm chí, còn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử và có nguy cơ phải cắt cụt chi.

Bóng nước do đái tháo đường

Bóng nước do tiểu đường là các vết phồng rộp thường xuất hiện ở tay và chân, không gây đau, không ngứa. Tình trạng này hiếm gặp, thường thấy ở người đã bị tiểu đường lâu năm có mắc nhiều biến chứng. 

Bóng nước do đái tháo đường gồm 2 loại là bóng nước trong thượng bì và dưới thượng bì. Trong đó, bóng nước trong thượng bì thường chứa dịch trong, tự lành sau 2 – 5 tuần và không để lại sẹo. Còn bóng nước dưới thượng bì hiếm gặp hơn, có thể gây xuất huyết, teo da và để lại sẹo sau khi lành.

Nếu gặp phải biến chứng này, người bệnh cần lưu ý không được cọ xát, cào gãi vì có thể gây nhiễm trùng.

Xơ cứng da do đái tháo đường

Biến chứng xơ cứng da thường xảy ra ở người bệnh mắc đái tháo đường typ 1 lâu năm. Nguyên nhân là do sự gia tăng glycosylation khiến collagen đặc quánh dẫn đến căng cứng da và các ngón tay khó cử động. Tình trạng này có thể lan rộng đến vùng cẳng tay và cánh tay, đối xứng 2 bên nhưng không đau. Xơ cứng da còn có thể gặp ở một số vị trí khác như vai, cổ, vùng lưng trên, ngực, thậm chí là mặt.

Bệnh gai đen

Bệnh gai đen do đái tháo đường thường gặp ở những người đã đề kháng với insulin. Khi insulin trong máu tăng, thụ thể IGF-1 trên các tế bào sừng được hoạt hóa làm cho lớp thượng bì phát triển. Từ đó, gây ra chứng gai đen với các biểu hiện: Da dày, sẫm màu, mịn và sắc tố da tăng, thường ở nơi có nếp gấp như cổ, nách, bẹn,…

Ngứa da

Ngứa da do tiểu đường là bệnh phổ biến, thường gặp ở một vị trí khu trú nhất định như tay, chân. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Da khô, nhiễm nấm, tuần hoàn máu kém.

Hậu quả và những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Hoại tử mỡ

Bệnh hiếm gặp ở người tiểu đường, nếu có thì nữ chiếm 70% và người phụ thuộc insulin gặp sớm hơn người không phụ thuộc. Biến chứng tiểu đường gây hoại tử mỡ có thể là do tổn thương các mạch máu. Bệnh thường thấy ở hai cẳng chân với các mảng da sưng tấy, cứng và sáng bóng. Xung quanh mảng da màu đỏ nâu, ở giữa màu vàng. Có thể ngứa, đau và có các vết thương hở.

Phù bì cứng

Phù bì cứng là bệnh ngoài da không phổ biến ở người tiểu đường. Đa số sẽ xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mắc đái tháo đường typ 2. Người bệnh thường gặp phải tình trạng này khi bắt đầu bị lệ thuộc vào insulin. Vùng da phù cứng có các biểu hiện như: Không véo da lên được, giảm cảm giác khi chạm vào, có thể có hồng ban,… Bệnh thường gặp ở cổ, vai, lưng và có thể lan lên mặt.

U lồi có cuống trên da

Đây là những u lồi hồng hoặc nâu, có cuống, không nguy hiểm và thường thấy ở vùng nếp gấp như mí mắt, cổ,… Có thể mắc cùng với bệnh gai đen. Bệnh thường gặp ở người già và biểu hiện của bệnh cũng cho biết tình trạng insulin trong máu ngày càng tăng.

U hạt vàng phát ban

U hạt vàng phát ban là tình trạng nổi nhiều nốt mụn khoảng bằng hạt đậu, có màu vàng hồng, mềm và ngứa. Đa số bệnh gặp ở người không kiểm soát tốt đường huyết, cholesterol cao hoặc ở nam giới mắc đái tháo đường typ 1. Bệnh thường xuất hiện theo đợt và thường thấy ở các vị trí như mông, đùi, cánh tay,…

Bệnh đỏ da

Nguyên nhân gây ra bệnh đỏ da ở người tiểu đường có thể do sự giãn mạch. Vùng da đỏ thường xuất hiện ở mặt, cổ và các đầu chi. 

Tổn thương da vàng cam

Người tiểu đường sẽ xuất hiện những mảng da vàng cam. Vị trí có thể là ở mí mắt, vùng mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, móng tay, móng chân. 

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là bệnh lành tính, thường xuất hiện sớm trong diễn tiến của người bệnh tiểu đường. Dấu hiệu của bệnh đặc trưng bởi những sẩn dày sừng quanh các nang lông.

Phát ban dạng u vàng (Eruptive Xanthomas)

Phát ban dạng u vàng (Xanthomas) thường gặp ở nam giới còn trẻ mắc tiểu đường typ 1. Nguyên nhân gây bệnh là do nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao. Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều sẩn mềm, ngứa, có màu vàng hoặc nâu đỏ. Vị trí phát ban có thể ở khắp cơ thể và bệnh có thể hết khi tiểu đường được kiểm soát. 

Bệnh Kyrle

Bệnh Kyrle có liên quan đến bệnh tiểu đường và suy thận mạn với tỉ lệ khoảng 5 – 10%. Người bệnh xuất hiện những u hạt viêm mạn tính quanh nang lông, giống vỏ hàu, dày sừng lõm ở giữa. Các nốt sẩn có màu đỏ hoặc hồng, tăng sắc tố da ở người da đen, rất ngứa và tập hợp thành các vệt dài. Bệnh xuất hiện muộn, thường sau khi được chẩn đoán tiểu đường khoảng 10 – 30 năm hoặc sau lọc thận nhiều tháng.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da đa số xảy ra ở người mắc tiểu đường typ 2 kiểm soát bệnh kém với tỉ lệ 20 – 50%. Nguyên nhân gây nhiễm trùng da có thể do vi khuẩn hoặc nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans.

  • Nhiễm trùng da do nhiễm nấm: Nhiễm nấm ngoài da do tiểu đường có thể bao gồm: Nấm kẽ ngón chân, viêm miệng, viêm móng, viêm âm hộ – âm đạo, viêm da quy đầu,… và nặng nhất là nhiễm trùng huyết. Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng nhiễm toan ceton có nguy cơ cao nhiễm nấm nhóm Phycomycetes. Tình trạng này có thể gây viêm não và dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh thường là các vi khuẩn gram âm như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Ngoài ra, một số trường hợp vẫn có thể nhiễm các vi khuẩn gram dương như: Viêm quầng, viêm da mủ,… Trường hợp vết loét nhiễm trùng ở bàn chân không được xem nhẹ vì có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi.

Điều trị biến chứng về da như thế nào?

Bệnh da do tiểu đường đa số là các tổn thương lành tính, thường không cần điều trị. Bệnh có thể tự lành sau một thời gian khi tiểu đường được kiểm soát tốt. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn phải dùng thêm kháng sinh còn do vi nấm thì dùng kháng nấm. Quan trọng nhất, người tiểu đường cần chăm sóc vết thương để tránh nhiễm trùng và kiểm soát bệnh tốt.

5 nguyên tắc vàng để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở da

Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở da, người bệnh nên ghi nhớ 5 nguyên tắc sau:

Chế độ ăn

Một chế độ ăn hợp lý giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh nên ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm, dầu thực vật,… Hạn chế đồ ngọt, chất đường bột, mỡ động vật,…

Chế độ tập luyện

Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách để có cân nặng hợp lý. Đồng thời, giúp giảm tình trạng kháng insulin.

Theo dõi đường huyết

Người bệnh nên theo dõi đường huyết hàng ngày vào các thời điểm trước và sau các bữa ăn chính, trước khi ngủ,… Điều này hỗ trợ rất nhiều trong đánh giá hiệu quả thuốc điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Quản lý bệnh mắc kèm

Người tiểu đường thường mắc kèm thêm một số bệnh khác như: Tăng huyết áp, mỡ máu,… Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.

Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ ngay cả khi đường huyết ổn định để các chuyên gia y tế đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó, có những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể về các thuốc sử dụng trong từng giai đoạn phù hợp với từng người.

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Vượt qua hơn 1000 đề cử, Gluzabet Vinh Dự Đạt Danh Hiệu “Thương Hiệu Số 1 Việt Nam 2024”
Hành Trình 5 Năm Gluzabet: Tự Hào Vươn Tầm & Ra Mắt Glucanxi Thành Công
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi