Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và tốn rất nhiều tiền, thời gian, gây hao mòn sức khỏe ở người mắc bệnh. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, tỷ lệ dính căn bệnh này cao hơn so với những người khác. Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ là chìa khoá để kiểm soát được các biến chứng của căn bệnh gây ra. Vậy có nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà hay không? Tự xét nghiệm có an toàn ? Cùng Sữa Gluzabet tham khảo bài viết này nhé.
Mục lục
Đối tượng nào sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng ở một vài trường hợp, khả năng sẽ cao hơn so với những đối tượng
- Người thừa cân, béo phì, chỉ số BMI trên 30
- Người thân trong gia đình từng mắc căn bệnh này
- Mẹ bầu có bệnh tim, huyết áp từ trước
- Người có kết quả xét nghiệm máu có tỷ lệ chất béo trung tính cao
- Người trầm cảm, căng thẳng, rối loạn trong thời gian mang thai
- Tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai bé đầu
- Khi sinh bé đầu, em bé nặng 4.5kg trở lên
- Phụ nữ dính căn bệnh hội chứng buồng trứng đa nang
- Mẹ mang thai khi tuổi đã trên 40 tuổi
Nếu có một trong những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên tìm hiểu cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà hay đến bệnh viện để kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào nửa sau của thời gian mang thai, tuy nhiên, trong lần khám thai đầu tiên, sản phụ sẽ được bác sĩ cảnh báo về nguy cơ này. Vì thế, nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà hoặc ở bệnh viện khoảng từ 24-28 tuần hoặc sớm hơn để đảm bảo sức khỏe.
Riêng về phụ nữ đã có tiền sử về bệnh tiểu đường thai kỳ, nên thực hiện xét nghiệm đều đặn và kiểm tra độ phát triển của bệnh tối thiểu 3 năm/ lần.
Hai phương pháp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà
Có 2 cách có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà mà mẹ bầu và gia đình có thể áp dụng. Tuy nhiên, để chính xác và có sự tư vấn từ bác sĩ, mẹ bầu nên đến bệnh viện để xét nghiệm dung nạp glucose đều đặn để có sự điều trị hợp lý hơn.
- Sử dụng máy đo đường huyết cá nhân
- Để dùng thiết bị này, các mẹ cần tuân thủ theo quy trình sau:
- Rửa tay sạch với xà phòng và lau khô, hoặc dùng bông gòn tẩm cồn để làm sạch ngón tay cần xét nghiệm, lưu ý cần để khô ngón tay để tránh bị nhiễm trùng.
- Lắp kim lấy máu và que thử vào đúng vị trí
- Dùng kim lấy máu vào ống bút, sau đó đặt que thử vào máu
- Kim lấy máu sẽ ấn vào đầu ngón tay, bóp nhẹ để đẩy lượng máu ra. Chỉ lấy vừa đủ, không nên quá ít hay quá nhiều
- Cầm máu ở đầu ngón tay, sau đó chờ 15-20s rồi ghi chép lại kết quả. Cất kỹ dụng cụ ở nơi thông thoáng.
Để kết quả chuẩn xác hơn, bạn nên nhỏ máu vào đầu que thử. Sử dụng máy đo phù hợp đo ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, tuy nhiên quá trình này cần được thực hiện đều đặn để so sánh các kết quả với nhau để có kết luận chính xác tình trạng bệnh.
- Nếu kết quả liên tục chỉ ra 200mg/dL chỉ số đường huyết thì có nguy cơ cao đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Sử dụng xét nghiệm HbA1C kiểm tra tại nhà
Việc sử dụng máy xét nghiệm HbA1C cũng giống các bước khi sử dụng máy đo tiểu đường tại nhà. Tuy nhiên, thay vì dùng máu nguyên chất để ra kết quả thì sử dụng HbA1C cần trộn thêm các dung dịch đệm.
Để dùng được dung dịch đệm chính xác khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà, cần đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện theo. Nồng độ khi đo sẽ có sai số theo phương pháp đo và thay đổi tuỳ vào thời điểm trong ngày.
Nếu kết quả đo hiển thị trên 6.5% thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh HbA1C, thấp hơn 5.7% thì đang nằm trong vùng tiền tiểu đường.
Theo như Hiệp hội bệnh tiểu đường ở Mỹ, có 4 thời điểm để theo dõi đường huyết là:
- Trước khi ngủ: trạng thái bình thường sẽ từ 6-8mmol/l
- Sau ăn từ 1-2 giờ: Khoảng 10mmol/l
- Trước khi ăn: Khoảng 4-7mmol/l
- Buổi sáng: Khoảng 5-7mmol/l
Một lưu ý nhỏ là không nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ quá nhiều lần trong ngày mà nên chọn một thời điểm phù hợp định kỳ trong ngày sẽ có được kết quả chính xác và khách quan hơn.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
- Sau khi đã xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà, nếu mắc bệnh này, mẹ bầu cần điều trị nhanh chóng để giữ sức khỏe cho bản thân và em bé trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
- Các mẹ bầu có thể thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế tinh bột, đồ ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, món ngọt có chứa lượng đường cao. Thay thế bằng tinh bột chuyển hóa chậm, phương thức chế biến sang luộc, hấp, sử dụng đường từ tự nhiên.
- Cạnh đó, việc tập thể dục để nâng cao sức khoẻ góp một phần vô cùng quan trọng. Cần giữ tinh thần được thoải mái, tránh xa những công việc khiến bản thân căng thẳng sẽ giúp hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
- Ngoài ra, mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình để tránh các nguy hiểm tiềm ẩn. Đến các trung tâm y tế hay bệnh viện để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp và các phương pháp điều trị hợp lý.
- Sử dụng các sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường như sữa hạt Gluzabet, giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ổn định lượng đường trong máu và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ bầu và mọi người cách xét nghiệm thai kỳ tại nhà đúng cách dành cho phụ nữ mang thai có nghi ngờ bệnh tiểu đường. Hy vọng mọi người sẽ có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này và có phát hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu mẹ bầu đang quan tâm các dòng sữa hạt dinh dưỡng tốt nhất bảo vệ sức khoẻ bệnh tiểu đường có thể truy cập vào trang chủ Sữa Gluzabet để được tư vấn nhanh nhất nhé.
>>9 Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà mang lại hiệu quả cao
>>[Giải đáp] – Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?