Sữa chua là món ăn ngon miệng bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng. Vậy liệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không? Hãy cùng Gluzabet tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mục lục
Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không ?
Khi bị tiểu đường thai kỳ, các mẹ thường được khuyên không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Vì vậy, nếu muốn ăn sữa chua để tiêu hóa tốt hơn, thai phụ nên sử dụng sữa ít đường / không đường và tách béo. Vì vậy, người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn sữa chua nhưng nên loại phù hợp.
Tất cả các loại sữa chua đều có chỉ số đường huyết (GI) khá thấp là 14, do đó không gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, các mẹ nên biết thành phần dinh dưỡng của sữa chua để chọn sản phẩm chứa ít đường hơn 10g sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Đồng thời, một phân tích tổng hợp (trong số 13 nghiên cứu) được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition đã kết luận rằng “tiêu thụ sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn tuổi khỏe mạnh.”
Lợi ích của sữa chua với tiểu đường thai kỳ
Sau khi tìm ra đáp án cho câu hỏi Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?, các mẹ hãy cùng xem qua một vài lưu ý khi ăn sữa chua nhé! Đối với người bị tiểu đường thai kỳ, sữa chua mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Cụ thể như sau:
Kiểm soát lượng đường trong máu
Theo các nhà nghiên cứu Anh, những người ăn sữa chua thường xuyên sẽ giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không ăn sữa chua thường xuyên. Bởi sữa chưa có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và có tác dụng chống viêm ,giảm mức độ kháng kháng insulin.
Hạn chế béo phì
Sữa chua chứa hàm lượng canxi cao. Một cốc sữa chua (245g) cung cấp cho cơ thể 23% nhu cầu canxi hàng ngày. Hàm lượng canxi cao giúp xương chắc khỏe và có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào mỡ. Đồng thời, sữa chua cũng cung cấp một lượng protein khá cao, giúp hạ thấp mức độ của một số hormone kích thích sự thèm ăn.
Ngoài ra sữa chua còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe khác như:
Cải thiện tiêu hóa
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua cớ thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và cải thiện đường ruột.
Hạ huyết áp tâm thu
Ăn sữa chua có thể giúp duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu, do đó giúp giảm huyết áp lên động mạch khi tim đang co bóp. Do đó, nó làm giảm huyết áp tâm thu xuống – chỉ số huyết áp tối đa.
Cung cấp khoáng chất canxi và kali
Sữa chua chứa nhiều canxi và một số khoáng chất như kali, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bị tiểu đường thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
Cung cấp vitamin D
Lượng vitamin D trong sữa chua giúp cơ thể hấp thụ canxi để mẹ bầu ngăn ngừa béo phì và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt
Cung cấp protein
1 cốc sữa chua 245 g chứa 8-22 g protein (tùy theo loại sữa chua ) giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên người bị tiểu đường thai kỳ có sức khỏe tốt, hạn chế tăng cân.
Như vậy đến lúc này các mẹ đã có câu trả lời của riêng mình về thắc mắc ”tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?”, đối với Gluzabet, câu trời lời là có.
Một số lưu ý khi ăn sữa chua cho người bị tiểu đường thai kỳ
Chắc hẳn các mẹ cũng biết sữa chua rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên với các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không ?” thì việc cần thiết tiếp theo của các mẹ là tìm hiểu những lưu ý khi ăn sữa chua.
Dưới đây là một số lưu ý chính thì ăn sữa chua để giúp người bị tiểu đường thai kỳ nhận được lượng chất dinh dưỡng tối đa:
Lượng sử dụng phù hợp
Đối với người bị tiểu đường thai kỳ, lượng tiêu thụ phù hợp mỗi ngày là 1 đến 2 cốc sữa chua, tương đương 250g đến 500 g.
Không kết hợp tùy tiện
Kết hợp sữa chua với đồ ngọt hoặc hoa quả ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm nặng hơn bệnh tiểu đường thai kỳ, rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Khi kết hợp với trái cây, bạn nên ăn sữa chua có thành phần chỉ số đường huyết (GI) thấp. Cụ thể:
-
Các loại trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi …
-
Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất …
-
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, đậu lăng ..
Không ăn lúc đói
Vì khi đói, nồng độ axit HCL trong dạ dày cao (pH = 2), axit trong dạ dày sẽ phá hủy axit lactic có trong sữa chua nên nếu bạn ăn sữa chua vào lúc này, sữa chua sẽ bị mất đi tác dụng của nó. Vì vậy, thời điểm lý tưởng để ăn sữa chua là sau khi ăn từ 1 đến 2 tiếng.
Không dùng chung sữa chua với thuốc
Các loại thuốc kháng sinh như chloramphenicol, sulfonamides hoặc nhóm erythromycin có thể tiêu diệt axit lactic có trong sữa chua từ đó sẽ làm giảm hiệu quả khi sử dụng. Do đó, không được dùng sữa chua chung với các loại thuốc trên.
Không đun sữa chua
Đun sôi hoặc hâm nóng sữa chua làm giảm giá trị dinh dưỡng và giết chết axit lactic có trong sữa chua.Nhưng đun nóng (cho sữa chua vào bát nước ấm khoảng 45 độ C) có tác dụng làm ấm cơ thể và tăng hoạt tính của axit lactic rất có lợi cho sức khỏe.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu phần nào giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không. Sử dụng đúng loại sữa chua mang lại nhiều lợi ích, giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể và hạn chế béo phì. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết bổ ích khác của Gluzabet nhé!