NHẬN BIẾT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN ĐẦU

Nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu để có biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp bệnh nhân có một cuộc sống dễ chịu hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để biết cơ thể đang bị tiểu đường ở giai đoạn đầu?

Bệnh tiểu đường được chia thành những loại nào?

Hiện nay, dựa vào đặc điểm và tính chất tiểu đường có 2 thể bệnh chính là:

  • Sự bất thường của tế bào β khiến cho tuyến tụy không sản xuất hoặc tạo ra không đủ hormon Insulin đáp ứng nhu cầu cơ thể dẫn gây ra tiểu đường type 1.
  • Tình trạng tuyến tụy vẫn đảm bảo chức năng tạo ra insulin một cách bình thường nhưng do lý do nào đó mà các tế bào trong cơ thể không sử dụng Insulin (kháng Insulin) làm suy giảm chức năng chuyển hóa đường và dẫn đến dư thừa gây ra tiểu đường type 2.

Cần gặp bác sĩ nếu bản thân có dấu hiệu tăng đường huyết

Ngoài 2 thể bệnh chính trên thì còn một dạng tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai (gọi là tiểu đường thai kỳ). Mặc dù hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ đều khỏi sau khi mẹ sinh em bé nhưng cần phải theo dõi và kiểm soát bệnh để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu

Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường có ý nghĩa đối với việc điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng Glucose trong máu mà bạn cần lưu ý là:

  • Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường hay rối loạn dung nạp Glucose trong quá trình mang thai hoặc bị thừa cân.
  • Chế độ dinh dưỡng không có sự cân bằng, thiếu chất.
  • Người càng ít vận động thì nguy cơ bị rối loạn Glucose trong máu càng cao.
  • Người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao.
  • Gia đình có người thân đã từng hoặc đang bị tiểu đường.
  • Phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng với các biểu hiện thường gặp như tăng cân quá mức, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Người bị rối loạn giấc ngủ do thói quen hoặc tính chất công việc thường xuyên làm ca đêm.
  • Người bị stress, áp lực liên tục trong thời gian dài.

2. Cách nhận biết bệnh tiểu đường

Hầu hết các trường hợp, tiểu đường ở giai đoạn đầu có thể không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc biểu hiện mờ nhạt, mơ hồ, không rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Sau đây là những cách giúp nhận biết sớm bệnh tiểu đường:

Khát nước nhiều và uống nước nhiều

Đây là dấu hiệu mà những bệnh nhân tiểu đường nào cũng nhận thấy sớm nhất. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng cần phân biệt với tình trạng khát nước, uống nhiều nước do mất nước, do hoạt động nhiều, do thời tiết nắng nóng,…

Tiểu nhiều lần

Nếu thấy tần suất đi tiểu nhiều lần, tiểu không buốt, không rắt, nước tiểu bình thường,… thì bạn cũng nên nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường.

Mệt mỏi, cơ thể dễ bị suy nhược

Khi bị tiểu đường, do thiếu Insulin nên đường không được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu, từ đó dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, dấu hiệu này dễ bị bỏ qua do nghĩ đến những bệnh lý khác. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu như: mệt mỏi, tiểu nhiều lần, khát nước nhiều, cần phải nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường.

Ngoài các dấu hiệu thường gặp trên, khi bị tiểu đường còn gặp các dấu hiệu khác như:

  • Thị lực giảm sút.
  • Ngứa da.
  • Vết loét hoặc vết thương lâu lành.
  • Tê bì, mất cảm giác ở chân.

Trên đây là cách nhận biết bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Nếu thấy cơ thể xuất hiện một trong các biểu hiện kể trên thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra đường huyết nhằm phát hiện bệnh sớm.

Việc điều trị tiểu đường ở giai đoạn nặng thường sẽ rất phức tạp, kéo dài và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Do vậy mà phát hiện tiểu đường sớm và can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ cho hiệu quả tích cực, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi