Với những người mắc căn bệnh tiểu đường, việc kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng bệnh và có phương hướng sinh hoạt lành mạnh hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để tự đo lượng đường trong máu ngay tại nhà, nên lựa máy đo tiểu đường thế nào để phù hợp, cách sử dụng máy đo tiểu đường đúng cách? Hãy Sữa Gluzabet tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về các chỉ số đường huyết của cơ thể
Có thể hiểu, lượng đường đang tồn tại trong máu ở dạng Glucose được xem là đường huyết. Mức đường huyết rất dễ thay đổi và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như các sinh hoạt thường nhật, các bữa ăn, giấc ngủ, thuốc, thậm chí là cả tinh thần…
Khi lượng đường trong máu ổn định, nguy cơ tiểu đường sẽ giảm thiểu đi, cùng với đó là ngăn ngừa các chứng bệnh nguy hiểm khác như: rối loạn thần kinh, tổn thương võng mạc, bệnh thận, tim mạch hay là đột quỵ. Vì thế, việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên và tìm hiểu cách sử dụng máy đo tiểu đường đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát được nhiều vấn đề sức khoẻ hơn.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường ở Hoa Kỳ – ADA, bảng chỉ số đường huyết sẽ phân định rõ như sau:
- Chỉ số ở người trưởng thành
Lúc bình thường | Dưới 11,1 mmol/l ( dưới 200 mg/dl) |
Sau khi ăn 1-2 tiếng | Dưới 7.8 mmol/ L (hoặc dưới 140mg/ dL) |
Trước khi ăn (lúc đói) | 4.4 – 5.5 mmol/L ( Dưới 100mg/ dL) |
- Chỉ số ở phụ nữ có thai
Trước khi ăn | ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng (hoặc ≤ 95mg/dL) |
Sau khi ăn | 1 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤7.8 mmol/L( hoặc ≤ 140mg/dL) 2 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120mg/dL) |
- Chỉ số an toàn ở người mắc bệnh tiểu đường
Trước khi ăn | 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l) |
Sau khi ăn | < 180 mg/dl (10.0 mmol/l)) |
Những cách lựa chọn máy đo tiểu đường phù hợp
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng máy đo tiểu đường, bạn cần lưu ý những điều sau khi lựa chọn máy đo đường huyết cho mình
- Nơi xuất xứ: Nên tìm hiểu kỹ thương hiệu và nguồn gốc để tránh mua phải những loại máy không có kết quả chính xác
- Que thử: Có 2 loại máy đo tiểu đường là có mã và không có mã. Để thuận tiện hơn, bạn nên mua loại không có mã để dễ dàng thay que thử hơn
- Đo được nhiều vị trí trên người: Ngoài đầu ngón tay, bạn nên chọn loại máy có thể sử dụng cả cánh tay, cẳng tay, bắp chân, đùi, thịt bàn tay… Tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Bộ nhớ máy: Hãy chọn những chiếc máy đo có thể lưu được hơn 500 kết quả, nhỏ và dễ mang theo.
- Dễ dùng: So với người trẻ, nếu bạn đang quan tâm máy đo dành cho ông bà, cha mẹ lớn tuổi, hãy lựa chọn màn hình to và dễ đọc, thiết kế tiện lợi và thao tác dễ dàng
Cách sử dụng máy đo tiểu đường
Để có thể kiểm tra lượng glucose trong máu hiệu quả mà không cần đến bệnh viện, bạn phải biết cách sử dụng máy đo tiểu đường đúng chuẩn trong hướng dẫn, điều này không những sẽ cho kết quả chính xác hơn mà còn giúp ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn từ môi trường.
Để thực hiện các bước đo đường huyết, bạn cần làm theo trình tự sau:
- Lựa chọn ngón tay để lấy máu, rửa thật sạch bằng xà phòng rồi lau khô bằng khăn sạch. Trường hợp bạn sử dụng tăm bông có cồn để khử trùng, cần để ngón tay khô hoàn toàn rồi mới tiến hành bước tiếp theo
- Lấy kim gắn vào đầu lò xo của thiết bị, điều chỉnh mức chích phù hợp tại thân máy để bấm đo
- Dùng bông gòn sạch để lấy que thử, khi gắn vào máy sẽ có 2 đầu lưỡi, 1 đưa vào máy, 1 tiếp xúc với ngón tay. Vì thế, quá trình này cần đảm bảo lọ đựng luôn phải sạch sẽ
- Bấm máu tại đầu ngón tay đã chọn bằng cây kim bấm đo
- Đưa máy đo lại gần ngón tay có máu, chạm máu trên đầu que thử, đảm bảo lượng máu đủ để máy đọc, thường là 1,5 microlit
- Hãy cẩn thận và kỹ càng các bước, không để ngón tay vừa đo tiếp xúc với bất cứ thứ gì, lấy bông gòn sạch hoặc bông gòn tẩm cồn chườm đến khi máu ngừng chảy
- Đọc kết quả đường huyết sau 10-20 giây
- Trước khi cất kim và lưỡi đo, cần được bao bọc và tiệt trùng trước khi cất
Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy đo đường huyết
Sau khi đã hiểu rõ cách sử dụng máy đo tiểu đường đúng quy chuẩn, có một vài lưu ý bạn cần nhớ như sau:
- Luôn mang máy đo và các vật dụng cần thiết bên người: lưỡi đo, gạc cồn, bông gòn, kim, que bấm, máy đo… đặc biệt người bệnh tiểu đường
- Đảm bảo các dụng cụ luôn được bảo quản tốt và sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm ướt
- Tập thói quen đo đường huyết đều đặn và đúng giờ, tuỳ theo thói quen sinh hoạt có thể sắp xếp lại sao cho thuận tiện nhất
- Để ý và thực hiện đúng quy trình các bước khi đo để tránh nhiễm trùng hay kết quả sai lệch. Không dùng chung thiết bị đo với nhau để tránh lây lan các bệnh ngoài ý muốn.
- Vứt bỏ kim và lưỡi sau mỗi lần sử dụng
- Ghi chép các kết quả đều đặn mỗi ngày
Ngoài việc sử dụng máy đo tiểu đường để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong mỗi bữa ăn và chỉ số đường huyết trong cơ thể, bạn cần luyện tập một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ mình hơn. Trong trường hợp bạn đã mắc căn bệnh này, cần khắt khe hơn trong cuộc sống bản thân để tránh các biến chứng nặng nề. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sữa hạt Gluzabet dành cho người tiểu đường để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong sinh hoạt thường ngày và tăng cường đề kháng trong người.
>>Đánh giá kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?