Cách cầm máu cho người tiểu đường

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường là một việc cần phải biết khi bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có người quen mắc tiểu đường. Như chúng ta đã biết người tiểu đường khi có vết thương thường dễ nhiễm trùng, thời gian lành lại lâu, thậm chí dẫn tới hoại tử và phải cắt cụt chi. Do đó, chúng ta cần phải trang bị kiến thức chăm sóc vết thương cho người tiểu đường để không xảy ra biến chứng đáng tiếc.

Tại sao phải cần biết cách cầm máu cho người tiểu đường

cách cầm máu cho người bị tiểu đường
Tại sao phải biết cách cầm máu cho người bị tiểu đường?

WHO đã thống kê rằng, trung bình cứ 3 phút trôi qua thì lại có 2 bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi do biến chứng loét bàn chân. Điều đáng lưu ý là phần lớn trong số này là do không biết chăm sóc vết thương đúng cách.

Chuyên gia Nội tiết nêu rằng, nếu kịp thời xử lý vết thương cho người tiểu đường, tránh tình trạng vết loét lan rộng thì sẽ giúp người bị đái tháo đường hạn chế được rủi ro phải cắt đoạn chi.

cách cầm máu cho người bị tiểu đường
Nếu để tình trạng vết loét lan rộng như này chắc chắn sẽ tới hướng giải quyết tệ nhất là đoạn chi

3 nguyên nhân cần hết sức chú ý tới để vết thương được chăm sóc đúng cách

  • Vết thương dễ gặp nhiễm trùng, viêm loét: khi đường huyết cao thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nếu người bệnh bị thương, vi khuẩn từ ngoài môi trường xâmx nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh thường có sức đề kháng kém nên cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương;

  • Một khi đã bị loét thì vết thương rất khó điều trị: nhiều bệnh viện tuyến trung ương đều phải có khoa riêng được thành lập với mục đích chăm sóc bàn chân tiểu đường. Bởi vì việc điều trị, chăm sóc vết thương cho người tiểu đường thường tốn rất nhiều công sức. Phát hiện càng muộn thì cơ hội bảo tồn chi sẽ càng thấp;

  • Vết thương thường được phát hiện khi đã muộn: hệ thần kinh sẽ bị lượng đường huyết cao làm tổn thương, vì vậy mà đa phần người bệnh sẽ bị giảm, thậm chí là mất khả năng cảm giác đau, nóng và lạnh. Kết quả là nhiều người khi đã phát hiện ra chân mình bị thương thì đã muộn, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng và loét nặng. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần phải thường xuyên kiểm tra xem bàn chân mình có bị thương hay không, ngay cả những vết nhỏ hay các nốt chai để biết cách xử lý sớm.

4 cấp độ của những vết thương ở người tiểu đường

  • Độ 0: vết thương nông, chưa ăn sâu gây loét;

  • Độ 1: vết thương loét nông, chưa lan vào tổ chức dây chằng và xương;

  • Độ 2: vết loét đã ăn vào dây chằng và bao khớp;

  • Độ 3: vết loét lan vào xương khớp.

4 giai đoạn phát triển của vết thương tương ứng với mỗi cấp độ

  • Giai đoạn A: vết thương sạch;

  • Giai đoạn B: nhiễm trùng vết thương;

  • Giai đoạn C: vết thương bị thiếu máu;

  • Giai đoạn D: vết thương vừa thiếu máu vừa nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng

Để nhận biết được vết thương đã bị nhiễm trùng hay chưa, bạn có thể dựa trên những dấu hiệu sau. Nếu bị ⅖ triệu chứng thì có nghĩa rằng vết thương đã bị nhiễm trùng:

  • Đau;

  • Sưng;

  • Nóng;

  • Vòng đỏ > 0,5 cm bao quanh vết loét;

  • Chảy mủ (mủ đục, trắng có khi lẫn máu).

Cũng có trường hợp vết thương bị hoại tử khô, không bị sưng đỏ, đau, nóng hoặc chảy mủ mà sẽ thâm đen và teo dần lại. Đây cũng là những vết thương nặng và cần nhập viện ngay để điều trị.

3 cách cầm máu cho người tiểu đường

Đối với các vết thương chưa bị nhiễm trùng

Với những vết thương nông như trên (tầm độ 0, độ 1), nếu chưa có dấu hiệu nhiễm trùng thì người bệnh có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Rửa xong cần thấm khô vết thương bằng bông gạc sạch. Chú ý:

– Nếu vết thương có dị vật cần loại bỏ bằng nhíp đã được khử trùng bằng cồn y tế;

 – Nếu vết thương chảy máu, hãy cầm máu bằng cách ép mảnh vải hoặc gạc sạch lên vết thương;

 – Không nên dùng oxy già để rửa vết thương vì đây là chất có tính sát khuẩn rất mạnh, có thể khiến các tế bào lành xung quanh bị tổn thương;

 – Sau khi đã rửa vết thương bằng nước muối sinh lý thì có thể dùng povidon iod để sát khuẩn nhưng phải pha loãng ra theo tỷ lệ 1/10.

cách cầm máu cho người bị tiểu đường
Hình ảnh minh hoạ: Rửa vết thương với muối sinh lý
  • Bước 2: sát trùng bằng thuốc mỡ (ví dụ Neosporin). Chỉ cần thoa một lớp mỏng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì

Cách cầm máu cho người tiểu đường
Sử dụng thuốc mỡ
  • Bước 3: băng vết thương:

 – Sử dụng băng cá nhân và không cần dùng thêm thuốc mỡ sát trùng với vết thương nhỏ;

 – Vết thương lớn hơn thì phải dùng băng gạc mỡ hoặc băng hydrocolloid. Điều này sẽ giúp vết thương chóng lành, tránh biến chứng bàn chân;

 – Có thể thay thế băng gạc thông thường bằng dung dịch xịt ngăn ngừa các vết loét như Urgo Sanyrene.

  • Bước 4: vệ sinh và theo dõi vết thương:

 – Cần thay băng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối hay thay khi thấy vết thương bị bẩn hoặc ướt. Mỗi lần thay băng mới hãy lặp lại 3 bước trên;

 – Trong trường hợp vết thương có biểu hiện nhiễm trùng thì cần tới viện để điều trị ngay;

 – Đối với các vết bỏng sẽ xuất hiện những nốt phồng rộp. Khi đó bạn không nên chọc vỡ chúng vì đây là cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. Nếu chúng bị vỡ ra, bạn hãy xử lý như các bước trên.

Đối với vết thương sâu đã bị nhiễm trùng

Nếu bệnh nhân gặp các vết thương nặng từ 2 độ trở lên thì cần có sự can thiệp từ bác sĩ. Vết thương có thể được xử lý bằng cách loại bỏ những vùng bị hoại tử, người bệnh cần uống thêm các thuốc kháng viêm, kháng sinh và bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng.

Những người có vết thương nặng cần ở lại viện để điều trị và theo dõi. Còn trường hợp nhẹ hơn thì có thể chăm sóc tại nhà và thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Tuân thủ các lưu ý mà bác sĩ đã dặn dò. Nếu xuất hiện biến chứng nặng hơn, cần lập tức tới viện ngay;

  • Không tì đè vào vết thương, kê cao chân. Nếu vết thương là ở vùng mông, lưng, xương cụt thì bệnh nhân cần phải được xoay trở người thường xuyên;

  • Không tự ý đắp bất kỳ loại lá nào hoặc rắc kháng sinh lên chỗ vết thương vì có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn;

  • Để giảm áp lực cho vết thương, người bệnh có thể bơm nước vào găng tay y tế sau đó buộc chặt lại và đặt dưới các vùng bị đau.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường bị thương

Nhiễm trùng sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát được lượng đường trong máu, do đó lại càng cản trở việc làm lành vết thương của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn. Thêm vào đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các thuốc uống cần dùng.

Có những người khi vết thương bị loét sẽ trở nên chán ăn, phải thay thế bằng thức ăn lỏng. Khi đó, bệnh nhân có thể chọn cháo gạo lứt, cháo yến mạch, rau xanh để đảm bảo đủ dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết.

Cháo yến mạch nấu cùng bí đỏ cho người tiểu đường
Cháo yến mạch nấu cùng bí đỏ, đầy dinh dưỡng và cực kỳ dễ ăn

Ngoài ra, bệnh nhân hãy ưu tiên nguồn cung cấp protein tốt từ cá, đậu,… vitamin và chất xơ từ trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch và giúp vết thương mau lành.

Biết cách cầm máu cho người bị tiểu đường là điều cần thiết, bởi vậy bài viết này thực sự hữu dụng tới bạn.

Mọi thông tin xin liên hệ tại website chính hãng http://gluzabet.com.vn

>>Cẩm nang chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

>>Vì sao nên khám bàn chân đái tháo đường thường xuyên?

>>5 triệu chứng của bệnh đái tháo đường ít ai biết đến

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi