Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp như khát nước, tiểu đêm, thèm ăn và thay đổi cân nặng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thường tinh vi hơn và bạn có thể dễ dàng bỏ qua chúng.
Để chủ động trong việc phát hiện triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường thì chúng ta nên để ý tới những thay đổi về cơ thể như triệu chứng của bệnh đái tháo đường đang xảy ra và đi khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra những triệu chứng bệnh sau đây.
Mục lục
Dấu hiệu sớm của triệu chứng đái tháo đường
Các triệu chứng đái tháo đường ở giai đoạn đầu có thể không xuất hiện hoặc chỉ có một vài triệu chứng không rõ ràng. Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện dần theo thời gian.
Thường ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ với biểu hiện sút cân nhanh chóng, tiểu nhiều, uống nhiều. Trong khi các triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn biến âm ỉ, ít triệu chứng, thường người bệnh phải đi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì một lý do khác mới biết bản thân đã mắc tiểu đường type 2.
Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
- Tiểu nhiều, nhiều nhất là về đêm
- Cân nặng thất thường
- Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều
- Vấn đề về da ( Da yếu, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành )
- Giảm thị lực, nhìn mờ
- Tê bì tay chân
Ngoài ra còn có: Buồn nôn và nôn, trường hợp hiếm hơn là ngưng thở khi ngủ, nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương
Uống nước liên tục (khát nhiều)
Khát nước khi bị tiểu đường là một triệu chứng phổ biến nhất (gần như 95% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều trong tình trạng này), xuất hiện sớm và kèm theo đó là dấu hiệu khô miệng. Người mắc bệnh thường xuyên khát nước, mặc dù bên đã bổ sung nhiều nước trong thời gian ngắn trước đó. Đấy là một dấu hiệu lạ, bạn đang cảm thấy mình trong trường hợp như vậy thì hãy theo dõi trong 2 tuần, nếu tình trạng vẫn diễn biến như vậy thì hãy đặt lịch để thăm khám của các bác sĩ nhé!
Tiểu nhiều, nhiều nhất là về đêm
Theo các chuyên gia, thận đóng vai trò như hệ thống lọc tự động của cơ thể. Mỗi ngày có khoảng 180 lít huyết tương đi qua cầu thận thể lọc những chất độc hại có kích thước rất nhỏ như urê, acid uric,… đi ra ngoài theo đường nước tiểu. Đồng thời giữ lại những chất hữu ích như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn…
Do đó, các cầu thận tái hấp thu lại khoảng 99% lượng huyết tương đi qua nên chỉ có khoảng 1,5 lít đến 2 lít dịch lọc được thải ra ngoài thành nước tiểu hàng ngày. Ở người bình thường, một ngày trung bình sẽ đi tiểu khoảng 4-8 lần và đi nhiều nhất 1 lần về đêm, thời gian đi tiểu gần về sáng.
Tuy nhiên, khi đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu tăng khiến thận phải làm việc quá tải, các mao mạch ở thận sẽ bị tổn thương, dày lên, làm cản trở khả năng lọc máu và kéo theo rối loạn tái hấp thu nước ở ống thận. Đường huyết tăng làm thận phải kéo nước từ cơ thể để pha loãng nước tiểu, làm cho khối lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn, dẫn đến tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.
Do đó, tiểu đêm từ 2 lần trở lên cảnh báo nguy cơ chức năng thận của người tiểu đường bị suy giảm.
Cân nặng thất thường (Giảm cân đột ngột)
Khi bạn bị sút cân không có chủ đích thay vì cảm thấy vui mừng thì bạn nên thận trọng hơn. Thực tế tình trạng bạn bị giảm cân ngoài ý muốn là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề cần phải gặp bác sỹ khám và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, insulin không đủ sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Do đó khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể. Giảm cân đột ngột thường được thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 hơn type 2.
Trong thực tế cân nặng của bạn được xác định bởi một số yếu tố bao gồm tuổi tác lượng calo của bạn và sức khỏe tổng thể. Khi bạn đến tuổi trung niên, cân nặng của bạn sẽ duy trì tương đối ổn định từ năm này sang năm khác. Giảm hoặc tăng một vài cân có thể là hiện tượng bình thường và rất dễ nhận biết nếu bạn không có ý định chủ động giảm cân. Nhưng giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân thì rất có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều
Khi thức ăn đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose. Sau đó, nhờ vào một lượng insulin cần thiết, các tế bào sẽ hấp thụ glucose lấy năng lượng. Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường, cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết, hoặc xảy ra tình trạng kháng insulin.
Do đó, người bệnh sẽ không thể hấp thụ glucose, không có đủ năng lượng cần thiết và luôn cảm thấy đói cồn cào và mệt mỏihơn bình thường. Những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường tuýp 1 có thể ăn rất nhiều mà vẫn xảy ra tình trạng giảm cân.
Ngoài triệu chứng đói nhanh hơn bình thường và cảm giác mệt mỏi, người bệnh tiểu đường còn có thể mắc kèm theo một số triệu chứng khác như đi tiểu nhiều hơn, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, tình trạng mệt mỏi, vết thương lâu lành, nhìn mờ hơn, giảm cân không rõ lý do,…
Da yếu, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành
Khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành. Ngoài ra còn một nguyên nhân làm cho vết thương lâu lành là do người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể.
Giảm thị lực, nhìn mờ
Lượng đường trong máu cao làm sưng thủy tinh thể và thay đổi khả năng nhìn. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài thậm chí nó có thể khiến cho các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt bị hỏng, chất lỏng bị rò rỉ gây sưng tấy ở mắt và tăng sinh mạch máu mới.
Biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường có 3 loại tổn thương chính là: bệnh võng mạc do đái tháo đường, đục thủy tinh thể do đái tháo đường và các tổn thương khác…
Tê bì tay chân
Chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.
Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức.
Sữa Gluzabet cung cấp dinh dưỡng, giảm biến chứng tiểu đường
Sau khi làm rõ được câu hỏi “Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp” bệnh nhân và người nhà có thể cân nhắc bổ sung thêm sữa Gluzabet.
Sữa tiểu đường Gluzabet với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Gluzabet là sản phẩm kết hợp sự nghiên cứu giữa chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ về ứng dụng công nghệ Enzyme hoạt hóa. Sản phẩm sữa được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Mỹ. Trên thực tế, nếu ai không mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn sử dụng sữa Gluzabet thì có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế tối đa tình trạng giảm đường huyết một cách hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ngày càng khó đoán vì có nhiều dấu hiệu rất dễ lầm tưởng sang một số bệnh thông thường, do đó Gluzabet tin rằng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích một phần trong quá trình tìm hiểu cũng như bảo vệ sức khoẻ của bạn đọc! Gluzabet xin chân thành cảm ơn!
Mọi thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường và sữa Gluzabet được đăng tải lên website: https://gluzabet.com.vn
>>Cách thử bệnh tiểu đường tại nhà